14 thg 11, 2018

Sáng lửa nghề rèn xứ Phuống

Đã thời cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề rèn truyền thống ở chợ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương) vẫn luôn đỏ lửa, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất của người dân địa phương này. 

Từ bao đời nay, chợ Phuống (xã Thanh Giang) luôn là nơi thợ rèn khắp nơi tìm đến bởi vị trí địa lý thuận lợi với nhiều đồng bãi canh tác và là trung tâm mua bán của cả cụm Bích Hào của huyện Thanh Chương gồm 6 xã: Thanh Giang; Thanh Lâm; Thanh Xuân; Thanh Mai; Thanh Hà; Thanh Tùng. Ảnh: Diệp Phương 

13 thg 11, 2018

Tản mạn về mít - mít trong văn học

Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương:

Thân em như quả mít trên cây

Vỏ nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương.


Dùng dao, búa cạy hạt rừng làm món ngon ở vùng cao xứ Nghệ

Những hạt rừng nhỏ chỉ bằng chiếc đũa hay ngón tay nhưng rất cứng buộc phải dùng đến dao, búa mới cạy ra được lại trở thành món ăn ngon của người dân vùng cao xứ Nghệ. 

Những loài cây mọc tự nhiên bên các khe suối, núi rừng miền Tây như sấu, chà uốm... lâu nay với bà con vùng cao là món ăn thơm ngon trong những ngày Thu se lạnh. Ảnh: Đào Thọ 

Mùa cốm thơm ở miền Tây xứ Nghệ

Bắt đầu vào vụ gặt trên nương rẫy, người dân vùng cao xứ Nghệ lại chọn những bông lúa nếp xanh non về chế biến một món “đặc sản” là cốm - món không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới. 

Món cốm từ lâu là món ăn ưa thích đối với cộng đồng người Thái ở vùng cao Nghệ An. Muốn làm cốm, người ta phải chọn những hạt lúa nếp còn ngậm sữa hái từ nương rẫy về. Ảnh: Đào Thọ.

Thơm ngon kẹo lạc Xứ Lường

Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Đô Lương (Nghệ An), làng nghề sản xuất bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức với lịch sử gần 300 năm làm nghề sản xuất bánh kẹo, một thời được biết đến là làng giàu nhất huyện Đô Lương. 

Được công nhận làng nghề từ năm 2009, làng nghề kẹo lạc bánh đa Vĩnh Đức - Thị trấn Đô Lương chủ yếu sản xuất bánh đa và kẹo lạc, kẹo cu đơ. Ảnh: Đức Anh 

Hà Nội có một mùa hoa mang tên Dã Quỳ

Tháng 11, tới Vườn Quốc gia Ba Vì ngắm hoa dã quỳ nở rộ, như những dải lụa vàng rực rỡ uốn mình theo sườn núi.

Dã Quỳ nở hồn hậu ven đường, níu chân những ai có ý định đi qua...

Núi lửa Chư Đăng Ya - Thiên đường của Hoa dã quỳ

Ngày 10/11, Lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra tại làng Ia Gri nơi có núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.

Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ xa

Vang tiếng gà xứ Tân Lân

Về vùng đất Long An thường nghe người dân truyền miệng câu “Gà Tân Lân, rau Phước Hậu”, ngụ ý nói về nghề truyền thống nổi tiếng ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước là nuôi gà và xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc với nghề trồng rau. Đặc biệt, việc phát triển thành Hợp tác xã (HTX) nuôi gà cho trứng thương phẩm như hiện nay đang trở thành mô hình kinh tế hiệu quả nhất ở Tân Lân. 

Nếu như trước đây việc nuôi gà theo hộ gia đình cho thu nhập không cao thì trong nhiều năm trở lại đây, người chăn nuôi đã biết liên kết lại với nhau tạo thành những tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giống, kinh nghiệm và sản phẩm đầu ra.

Chúng tôi đến thăm trang trại gà của ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Ao Gòn ở xã Tân Lân đúng lúc công nhân của trang trại đang thu gom trứng gà. Trang trại gà của ông Lai có diện tích 10.000m2 với 10 khu trại nuôi khoảng 20.000 con gà đang cho trứng thương phẩm.

Vinh-vút: nhạc cụ giữ hồn tre nứa của người H’rê

Nhạc cụ truyền thống của người H’rê rất phong phú và đa dạng, có đàn brook, ống tiêu talía, đàn môi pơpel, nhị rađang, "chiêng tre", ching kala, chiêng, đàn vroat, nhưng độc đáo nhất phải kể đến ống vinh-vút, loại nhạc cụ truyền thống dành riêng cho phụ nữ H’rê.

Âm vang từ núi rừng
Là một nhạc cụ đơn giản nhưng với âm thanh trầm bổng, vinh-vút trở thành nhạc cụ đặc trưng thể hiện được tài nghệ khéo léo và tâm hồn nghệ sĩ của người phụ nữ dân tộc H’rê.

Cây đàn Vinh-vút của người H’rê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) được làm từ lồ ô. Người H’rê chọn cây lồ ô làm ống vinh-vút vì loại cây này có đốt dài và mỏng, lúc vỗ sẽ phát ra âm thanh rất to, vang. Lồ ô được chọn làm vinh-vút là những cây đã già, thẳng, dài. Cây còn tươi, người ta cắt bỏ phần mắt, chọn những ống bằng nhau để làm thành một cặp. Cây đàn vinh-vút gồm có hai ống, một ống dài khoảng 1,2 m và một ống dài khoảng 1 m. Chiều dài hay ngắn, to hay nhỏ của cây đàn tuỳ theo ống lồ ô. 

Những ống vinh-vút được làm từ lồ ô. 

Nghề làm đũa ở Tân Sơn

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 30 km, Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận từ lâu đã nổi tiếng xa gần với nghề làm đũa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ.

Đũa Tân Sơn vừa đẹp, bền, sản phẩm đa dạng được làm bằng phương pháp thủ công. Đặc biệt, đũa được sơn bằng sơn ta nên nhìn rất bóng mà không gây độc hại dù thời gian sử dụng lâu dài. Những chiếc đũa thẳng đều, hai đầu đũa bo tròn, nước sơn bóng loáng nhưng cầm rất mịn tay và thoải mái. Vì thế, đũa Tân Sơn rất được ưa chuộng và làm hài lòng những người khó tính nhất.

Công đoạn làm cắt cho đều đũa . Ảnh: Đặng Kim Phương