24 thg 4, 2018

Nghi lễ và thú chơi Xuân Cố đô xưa

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng nhiều nghi lễ, trò chơi từng bước hé lộ nhiều câu chuyện kỳ thú về đời sống chốn cấm cung nhà Nguyễn (1802 - 1945) - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam,thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá. 

Nghi lễ chốn Cố cung 


Những tưởng chuyện xưa giờ chỉ còn lưu trong sách sử, thế nhưng Tết Mậu Tuất 2018 này du khách đến thăm Đại Nội Huế đã được tận mắt chứng kiến những phong tục lạ trong đời sống hoàng cung xứ Huế thông qua hoạt động phục dựng các nghi lễ mùa xuân như Lễ thướng tiêu, Lễ đổi gác, hoạt động tuần phòng Tử Cấm Thành của đội cấm vệ quân, các nghi lễ múa hát cung đình mừng Tết vua, hoàng hậu và các phi tần nhà Nguyễn…

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời Nguyễn các hoạt động lễ tiết trước và sau Tết Nguyên đán luôn được tổ chức rất trang trọng và chu đáo, khác hẳn với nghi lễ của thường dân bên ngoài, có những nghi lễ do đích thân nhà vua đứng ra điều hành, tổ chức.

Dẫn đầu đội thướng tiêu là hai viên quan bưng ấn tín triều Nguyễn. Ảnh: Thanh Hòa

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam. 

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Cù lao Rùa (phía tay trái)

23 thg 4, 2018

Thăm Hội quán Ôn Lăng

Đã tới Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn) thì lại thêm tò mò một chút, vì người dân nhị phủ là Chương Châu và Tuyền Châu (nghe nói rằng) đã tách ra để lập nên hai hội quán cho riêng mình, là Hà Chương và Ôn Lăng. Vậy nên tui lại lò dò tới thăm hội quán Ôn Lăng.

Hội quán Ôn Lăng là hội quán do cộng đồng người Hoa sống tại phủ Tuyền Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến di cư sang Việt Nam lập nên. Hiện nay, hội quán tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5.

Về tên gọi và địa điểm của Hội quán Ôn Lăng có những điều thú vị. Nhìn vào cổng hội quán, ta thấy như sau:


Chuyện voi ở Gia Lai

Mùa khô là mùa voi động dục, chúng kéo nhau vào rừng sâu chọn những bãi cỏ rộng và khi hành sự chúng phá nát những bãi cỏ hàng chục hécta ấy. Nghe nói, ai vô tình đi rừng mà bắt gặp cảnh này là cầm chắc cái chết không toàn thây cho mình vì voi rất ghét cảnh mình đang yêu nhau mà bị... nhòm trộm.

Gọi là voi Tây Nguyên nhưng thực ra thì chỉ 3 tỉnh là Gia Lai, Đăk Nông và Đăk Lăk có voi. Voi Gia Lai thì về cơ bản đã... hết. Gia Lai có hai nơi có voi là làng voi Nhơn Hoà và bãi luyện voi cô Hầu ở An Khê.

Làng voi Nhơn Hoà tồn tại đã trăm năm, nhưng đến giờ cũng đã... hết. Đặc điểm của làng voi Nhơn Hoà là dân ở đây không biết bắt voi nhưng thuần dưỡng voi rất giỏi. Họ mua voi từ Đăk Lăk, từ Lào về thuần dưỡng, chủ yếu là để kéo gỗ và làm của cải. 

Làng voi Nhơn Hòa khi còn khởi sắc 

Ngất ngây thác Hang Dơi

Thác Hang Dơi (thị trấn Kbang) là một trong những danh thắng thiên nhiên với vẻ đẹp hiếm có của tỉnh Gia Lai.
Thác Hang Dơi gần với khu dân cư. Từ thị trấn Kbang, men theo con đường mòn về hướng Đông chưa đầy 5km là đã tới được thác Hang Dơi.

Con đường đất đỏ ngoằn nghèo uốn lượt dẫn du khách vượt qua bạt ngàn nương rẫy của người dân. Và đặc biệt, đây chính là con đường đi xuyên qua rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm ha.

Tại đây, những cánh rừng nguyên sinh vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Những thân gỗ khổng lồ năm, bảy người ôm với chi chít phong lan trên ngọn cao, những rặng dây leo đặc trưng của rừng già… chắc chắn sẽ giúp du khách ít nhiều cảm nhận được không khí của rừng nguyên sinh.

Kiêu hùng danh thắng Lam Thành

Trải dài trên địa bàn các xã Hưng Phú, Hưng Lam và Hưng Khánh (Hưng Nguyên), núi Lam Thành được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, nơi đây từng ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là một thắng cảnh của đất Nghệ. 

Từ thành phố Vinh, ngược theo tuyến đường ven sông Lam (còn gọi đường đê 42 hay đê tả Lam), qua núi Dũng Quyết, chúng tôi tìm đến núi Lam Thành để thưởng ngoạn phong cảnh. Ghé thăm Phủ Mẫu Lam Thành, nơi đây có thể ngắm cánh đồng đang xanh mượt màu lúa, bãi bờ xanh thắm ngô non, làng quê mọc lên những ngôi nhà mới khang trang.

Cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, núi Lam Thành vẫn sừng sững như một “chứng nhân” đứng đó từ bao đời, chứng kiến bao cuộc thăng trầm, dâu bể. Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, phía trước là cả một không gian rộng lớn với làng mạc trù phú, đồng bãi ngút ngàn, dòng sông Lam uốn quanh như dải lụa tung bay trước gió. Xa xa, phía bên kia là dãy Hồng Lĩnh trải dài tưởng chừng như vô tận, tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc. 

Núi Lam Thành - Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ảnh: Công Kiên 

Tháng Ba về với suối Chí

Tháng Ba, nắng trải vàng trên các sườn đồi. Dòng nước suối Chí chảy róc rách, tung bọt trắng xoá qua kẽ đá. Về đây, du khách không chỉ tận hưởng được không khí mát lành từ khu rừng nguyên sinh bao bọc suối Chí mà còn được nghe kể về Đội du kích Ba Tơ năm xưa thành lập xưởng công binh để rèn vũ khí phục vụ cách mạng.

Suối Chí thu hút nhiều khách tham quan.

Suối Chí thuộc thôn Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích hơn 1.000ha. Trải qua bao mùa mưa nắng, dòng suối vẫn chảy róc rách, hiền hòa, tạo vẻ đẹp nên thơ nơi triền suối; ở hạ lưu suối là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật và cũng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân trong vùng.

Vài nét về di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vừa được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Các điểm di tích này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động, Ba Thành và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ. 

Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử cả nước. 

Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ 

20 thg 4, 2018

Từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2

Hi hi, đặt cái tựa như vậy để câu view thôi, chớ không có gì ghê gớm đâu!

Chuyện là vầy:

Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.

Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếuThất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.

Miếu Nhị phủ