17 thg 4, 2018

Hơn 100 năm tồn tại của chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân ra đời năm 1889, là nơi buôn bán sầm uất của người dân thủ đô suốt hơn 100 năm qua. 

Theo các tài liệu ghi chép, chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu tiên hoạt động, chợ họp ngoài trời, có che mái lá giống như hai chợ cũ. Ảnh: Firmin-André Salles. 

Về Krông Pa ăn... kiến

Món này ngon nhất là để chấm với nai một nắng nướng trên than hoa. 

Không phải kiến nào cũng có thể ăn được. Nó phải là loại kiến càng màu vàng chân cao đặc chủng, đít nhỏng trong các lùm lá, tiếng Jrai gọi là hdomsao, bắt về, giã dập ra với ớt hiểm, thế là thành món chấm. 

Trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, ta được chứng kiến một món ăn của người Bahnar vùng An Khê dùng để thay muối mặn, là tro cỏ tranh.

Nó là thứ được chọn để thay thế cái món phải vận chuyển từ biển lên, mà các làng Tây Nguyên xưa lại biệt lập trong rừng nên khi Pháp cấm vận thì muối quý hơn vàng. Người dân Bahnar đã có sáng kiến đốt cỏ tranh lấy tro thay muối. Nó còn mang tính biểu trưng của mối quan hệ giữa con người với rừng khi mà không thể với xuống biển.

Hẹn nhau xóm Chài mùa trăng tỏ

Hoàng hôn nơi làng chài Lộ Diêu. 

Nếu có dịp vi vu trên đất võ Bình Định, dù là kẻ đam mê xê dịch, hay một người thích đi du lịch đây đó, thì đừng quên ghé thăm làng chài Lộ Diêu yên bình bên biển. 

Nơi đây có những ghềnh đá rêu xanh rạng nắng trời, những con thuyền mộc mạc trên bãi cát, mùi biển mặn khắc khoải lòng người, và tiếng dương vun vút reo dài bên tai,… nhất định sẽ mang lại những trải nghiệm thật đẹp cho chuyến đi của bạn. 

Đà Lạt buồn mơ màng mùa hoa phượng tím

Du khách chụp hình với cây phượng tím ở Hồ Xuân Hương - Ảnh: T.A 

Những ngày tháng 3 và tháng 4, thành phố Đà Lạt vốn đã mơ mộng lại càng thêm quyến rũ, nhuốm chút mơ màng buồn bởi màu tím của hoa phượng. 

Phượng tím được xem là loài hoa đặc trưng của vùng đất lạnh Đà Lạt. Ở thành phố này, người ta đã lấy tên phượng tím để đặt cho một con đường đẹp uốn quanh hồ Tuyền Lâm. Hoa phượng tím không rực rỡ chói chang như loài hoa phượng vỹ. Phượng tím nhỏ nhắn, nhã nhặn và hài hòa bên những ngôi nhà mái ngói kiểu kiến trúc châu Âu của Đà Lạt.

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

Góc "hồn quê" trong khuôn viên gia tộc Đại Thi Hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du.
Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích, được giữ gìn, tôn tạo để các nho sỹ, văn nhân và du khách yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đến thăm. 

Ngôi chùa làng cổ xưa, tuyệt đẹp của xứ Huế

Chùa Giác Lương có lịch sử hình thành từ thế kỷ 16. Chùa mang những nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu cho một ngôi chùa làng ở xứ Huế xưa. 

Nằm tại làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Giác Lương được coi là một trong những ngôi chùa làng tiêu biểu nhất của xứ Huế

Mê mẩn trước kiến trúc tuyệt mỹ của hội quán Hà Chương

Không chỉ mang phong cách kiến trúc Phúc Kiến độc đáo, hội quán Hà Chương ở Chợ Lớn còn là nơi sở hữu những kiệt tác điêu khắc đá cổ có một không hai. 

Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa

14 thg 4, 2018

Món hủ tiếu gốc Triều Châu từng 'khó nuốt' với người Sài Gòn

Tuy vẫn giữ cách nấu theo bí quyết gia truyền, nước hủ tiếu hồ nay không còn sền sệt và lòng heo ít mùi hơn ngày trước. 

Hủ tiếu hồ là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu. Theo chị Vân, chủ quán hủ tiếu hồ gần 20 năm tại một ngã tư ở quận 6, món này có nghĩa là hủ tiếu nấu với lòng heo.

"Ngày nay, theo nhu cầu của thực khách gia đình tôi đã thay đổi công thức. Nước lèo không còn sền sệt như trước, đồ lòng làm kỹ hơn", chị Vân cho biết.

Xe hủ tiếu của chị Vân nằm ở ngã tư đường Gò Công - Gia Phú, quận 6

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Cùng với sắc trắng của những ngọn núi đá tai mèo hùng vĩ, sắc đỏ của những bộ trang phục phụ nữ Pà Thẻn (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là những sắc màu quen thuộc của núi rừng, con người cao nguyên đá. 

Với bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ miền cao, các bà, các chị dân tộc Pà Thẻn đã dệt lên những tấm áo, chiếc váy xòe cầu kỳ và độc đáo, thể hiện vẻ đẹp đặc trưng người phụ nữ Pà Thẻn như bông hoa rừng rực rỡ tô điểm trên ngút ngàn cao nguyên đá.

Thiếu nữ Pà Thẻn xinh tươi trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. 

Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu

Vũ điệu Tân tung Da dă (Vũ điệu dâng trời) được thể hiện trong lễ hội mừng mùa, mừng nhà mới, săn được thú lớn hay các lễ hội của cộng đồng. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời cầu xin và đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần linh. 

Vũ điệu đắm say

Một đặc trưng cơ bản của múa Cơ Tu là có sự kết hợp giữa múa nam (Tân tung) và múa nữ (Da dă). Sau khi giàn trống chiêng ngân lên “từng…từng”, “tư..tư”, “tiing toàng…” thì bao giờ người con gái cũng bước ra trước biểu diễn các động tác múa rồi mới đến đàn ông con trai. Đi trước là nữ, đi sau là nam, nếu múa đông người thì vòng trong là nữ, vòng ngoài là nam, thể hiện sự che chở của đàn ông với người đàn bà, con gái. Với tiết tấu âm nhạc từ nhịp chiêng theo điệu đhưng kết hợp với tiếng trống, khi thì bập bùng nhịp nhàng nẩy nhấn, khi lại linh hoạt, cuốn hút theo những bước nhảy sôi nổi. Mọi người đều múa trong một vòng tròn và bước đi ngược chiều kim đồng hồ với nhịp điệu sôi động, rộn rã của tiếng trống, chiêng, làm sống dậy núi rừng hoang vắng, bao la.

Vũ điệu Da dă trong lễ hội Cơ Tu.