16 thg 3, 2018

Sống chậm ở thung lũng Mai Châu

Khám phá Mai Châu là một hành trình thu hút du khách trong và ngoài nước với nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón.

Đến miền đất Hòa Bình những ngày mùa xuân thì quả là lý tưởng. Bạn sẽ được ngắm khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa tuyệt đẹp của núi đá, hang động và cả những thung lũng bảng lảng trong mây núi. Đặc biệt, thung lũng Mai Châu, một điểm dừng chân tuyệt vời trong hành trình sẽ cho bạn cảm giác “sống chậm” ở đây.


Thung lũng Mai Châu chờn vờn trong mây núi. 

15 thg 3, 2018

Chùm ruột

Người ta kêu nó là chùm ruột, tầm ruột hoặc chùm giuộc. Riêng tui thì từ hồi nhỏ tới giờ thì quen kêu là chùm ruột, và tui cũng nghĩ là tên gọi này là phù hợp nhứt, vì trái nó đeo toòng teng trên cành thành chùm như...chùm ruột (nếu nghĩ là chùm ruột gan phèo phổi thì hơi ghê ghê, nhưng nhìn cái chùm ruột này thì chẳng những dễ thương mà còn... thèm nữa!).


Đi bộ khám phá... Đà thành

Du khách trải nghiệm tour đi bộ du lịch miễn phí vào buổi sáng "Danang Around you". Ảnh: XUÂN HẬU 

Nhắc đến Đà Nẵng người ta hay nghĩ ngay đến những bãi biển đẹp, núi Sơn Trà hoang sơ... mà để khám phá được những địa điểm đó, du khách thường chọn ô tô, xe máy. Vậy nhưng nay, những bạn trẻ của thành phố bên sông Hàn đã cho du khách trải nghiệm một điều hoàn toàn mới mẻ, đi bộ khám phá Đà thành. Đó là dự án tour du lịch đi bộ miễn phí “Danang free walking tour” do Nguyễn Minh Lợi (Hòa Vang, Đà Nẵng) và David Li (quốc tịch Canada) cùng nhau thực hiện trong thời gian qua.

Những món ăn dân tộc độc đáo của người Thái ở Sơn La

Các món ăn dân tộc người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, từ lâu đã được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến là món ẩm thực truyền thống đắc sắc, với hương vị thơm ngon của các nguyên liệu từ núi rừng.

Thường vào các ngày hội, lễ Tết, người Thái trắng Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuống lại tất bật chuẩn bị các nguyên liệu lấy từ núi rừng, sông nước về chế biến các món ăn dân tộc dân dã như: pa pỉnh tộp (cá gập nướng), măng tre, cơm lam và đun nấu rượu nếp đựng vào các ống tre được gọt đẽo bắt mắt bày trên mâm cỗ, để đón tiếp khách quý đến thăm nhà. 

Mùa hoa sưa nở trắng trời Hà Nội

Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Ngô Quyền hay Thanh Niên là những tuyến phố đang ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa sưa.

Đầu tháng 3, khi miền Bắc còn chút lạnh, và mưa xuân lất phất xen lẫn chút nắng là lúc hoa sưa bắt đầu nở trên các con đường, góc phố trung tâm thủ đô. Những ngày này, bạn chỉ cần đi dạo một vòng là có thể khám phá ra rất nhiều địa điểm hoa sưa nở trắng xóa. 

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tượng Đức Thế tôn có chiều cao 69 m, đường kính 52 m nằm ở huyện Phù Cát. 

Tháng 11/2017, Tượng Phật thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khánh thành sau gần 2 năm thi công phần vỏ khuôn tượng. Công trình khởi công từ năm 2009 theo nhiều giai đoạn. Ảnh: Lê Hồ Bắc. 

Vấn vương đu đủ trộn

Bao năm rồi ngôi nhà ba gian của gia đình tôi vẫn nằm lặng im bên mảnh vườn tán lá xanh. Tôi bám theo má, mùi bùn đất, mùi cỏ cây oải mục lẩn thẩn theo bước chân ra đến tận gốc đu đủ.

Hấp dẫn đĩa đu đủ trộn. Ảnh: Thanh Ly 

Với tay bẻ quả đu đủ lớn nhất, má nói: “Mấy trận bão vừa rồi, vườn nhà mình chỉ còn lại duy nhất cây đu đủ lùn này. May mà con về đúng lúc vừa kịp ươm vàng, trưa nay má sẽ đãi món đu đủ trộn”.

Ăn nem lụi mệ Thương, thương nhớ đất kinh đô xưa

Miền đất kinh đô xưa bên dòng Hương Giang thơ mộng không chỉ được biết đến nhiều với cung điện, đền đài, lăng tẩm, miếu mạo… cổ kính, mà còn đi vào tâm trí bao người nhờ văn hóa ẩm thực đặc trưng.

Độ ngon dở tùy vào cách chế biến và ăn thua nhau ở chén nước lèo để chấm khi nem được quấn trong chiếc bánh tráng mỏng kèm rau thơm, ngò, khế chua, trái vả (chỉ phổ biến ở Huế), ớt, tỏi... Nem lụi mệ Thương gây thương nhớ bởi chén nước lèo rất đặc biệt. Ảnh: Đình Phú 

Khắp mỗi phố phường của Huế dường như không hề thiếu món ăn ngon. Cũng như những vùng miền khác, vị ngon của món ăn Huế, tôi nghĩ cũng đậm đà chất dân dã hương vị quê nhà. Nhưng văn hóa ẩm thực Huế có một nét rất khác biệt, là có sự phân chia khá rõ giữa ẩm thực của cung đình xưa kia và ẩm thực bình dân trong mỗi làng quê thuần hậu xứ Huế. 

Tranh đỏ Kim Hoàng rộn ràng Tết sang

Mặc dù chính thức mới được khôi phục từ năm 2017, nhưng dòng tranh dân gian Kim Hoàng (làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đang dần khởi sắc, rộn ràng khi Tết sắp về.

Tranh Kim Hoàng - Hoàng kim một thời


Tranh Kim Hoàng là tên gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ VIII - XIX. Sau trận lụt lịch sử năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy chìm trong biển nước, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi, làng tranh bị thất truyền từ đó. Đến năm 1945, tranh hoàn toàn không còn được sản xuất. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Nghệ nhân trẻ làng Kim Hoàn giới thiệu tranh tại nhiều nơi. 

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống.