Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn quốc gia Ba Bể, cách thị xã Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc.
4 thg 3, 2018
Cảnh đẹp ở hồ Ba Bể trong tiết trời xuân
Không phải mùa du lịch chính, hồ Ba Bể lặng yên tựa như “thiếu nữ” vẫn mơ màng ngủ trong tiết trời xuân.
3 thg 3, 2018
Man mác đào Chuông cuối mùa trên đỉnh Bà Nà
Đào Chuông luôn tạo sức hấp dẫn riêng có mà nhiều người mong muốn thưởng hoa từ lúc còn là nụ hồng chúm chím đến khi bung nở rực rỡ.
Nhiều người ngỡ ngàng trước vẻ duyên dáng của loài hoa thuộc họ Đỗ quyên
Du xuân trên đỉnh Tây Thiên
Núi Tây Thiên (Tam Đảo- Vĩnh Phúc), một điểm đến lí tưởng cho hành trình du xuân của du khách khắp mọi miền đất nước.
Ngọn núi Tây Thiên cao sừng sững là điểm đến cho hành
trình của du khách về với huyền tích thời Hùng Vương, về nơi vốn được
coi là một trong những cái nôi của Phật giáo Việt Nam, tín ngưỡng thờ
Mẫu và chinh phục đỉnh cao non ngàn.
Thăm ngôi làng Cù Lần đẹp như cổ tích ở Đà Lạt
Làng Cù Lần nhỏ xinh dưới chân núi Lang Biang thơ mộng ở Đà Lạt, được lấy tên từ một loài cây và một loài động vật cũng mang tên cù lần.
Có một ngôi làng nằm trong thung lũng nhỏ ở Đà Lạt, còn rất hoang sơ, đủ để níu chân du khách. Đó chính là làng Cù Lần
2 thg 3, 2018
Tràng An cổ - điểm đến đang hot ở Ninh Bình
Gần đây nhiều du khách chia sẻ ảnh rầm rộ ảnh check-in ở dãy núi thuộc Tràng An cổ, đẹp tựa cảnh ở hang Múa.
Ở Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An cổ. Trong đó, Tràng An, nơi thu hút hàng nghìn lượt khách du xuân mỗi ngày, là khu mới được xây dựng bằng cách đắp đập, trữ nước, đào xuyên núi, tạo thành những dòng sông ngầm. Cách đó 2 km là Tràng An cổ, có vẻ đẹp nguyên sơ. Ảnh: Hanggriibii.
Độc đáo lễ hội tống tà ma ở miền Tây
Chiều 1.3, tại miếu Bà Xóm Chài ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, diễn ra lễ hội tống phong (tống ôn, tống gió hay tống tà ma).
Lễ hội tống phong (còn gọi là tống ôn, tống gió hay tống tà ma…) là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời ở vùng nông thôn Nam bộ
Bánh tổ đậm đà phong vị quê hương
Khi hương vị tết bắt đầu len lỏi khắp vùng xứ Quảng, nhiều gia đình quê tôi lại bắt tay vào làm bánh tổ.
Chợ quê ngày cuối năm đông vui, khác hẳn ngày thường. Bên cạnh các mặt hàng bánh kẹo, hạt dưa nhập về còn có sản vật hoa quả vườn nhà, cả những sạp bán bánh truyền thống như bánh in, bánh nổ, bánh thuẫn và đặc biệt không thể thiếu món bánh tổ.
Ở Quảng Nam, bánh tổ xuất hiện nhiều dịp giáp tết. Ảnh: Thanh Ly
Chợ quê ngày cuối năm đông vui, khác hẳn ngày thường. Bên cạnh các mặt hàng bánh kẹo, hạt dưa nhập về còn có sản vật hoa quả vườn nhà, cả những sạp bán bánh truyền thống như bánh in, bánh nổ, bánh thuẫn và đặc biệt không thể thiếu món bánh tổ.
Tết xưa có món gà rùn
Món gà rùn dân dã, đậm đà hương vị làng quê cho chén cơm dẻo thơm trong ngày tết. Gà rùn cũng là món “mồi bén” để những bậc cha chú lai rai dăm ly rượu đế, hàn huyên chuyện trò trong ngày xuân se lạnh.
Những ngày xuân xưa cũ, cuộc sống của người dân quê Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Mâm cỗ ngày tết dâng cúng tổ tiên được chế biến từ những loại lương thực, thực phẩm tự nuôi trồng trong gia đình. Trong đó, có những món ăn được chế biến từ thịt gà nuôi thả trong vườn nhà.
Đĩa gà rùn nằm cạnh các món ăn khác trong mâm cỗ ngày tết của người dân quê. Ảnh: Trang Thy
Những ngày xuân xưa cũ, cuộc sống của người dân quê Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn. Mâm cỗ ngày tết dâng cúng tổ tiên được chế biến từ những loại lương thực, thực phẩm tự nuôi trồng trong gia đình. Trong đó, có những món ăn được chế biến từ thịt gà nuôi thả trong vườn nhà.
Bánh bò Chăm thơm ngon quên cả lối về
Người Chăm xem đây là món ăn truyền thống nên đa phần phụ nữ Chăm đều biết cách làm ngay từ tấm bé.
Bánh bò Chăm vừa ra lò
Tỉnh An Giang có nhiều người dân tộc Chăm sống phân bổ tại huyện An Phú, Châu Phú và Châu Thành. Một trong những món ăn dân gian truyền thống được họ ưa chuộng và luôn có mặt trong đời sống hằng ngày lẫn các lễ hội là bánh bò Chăm.
Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê
Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.
Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí
Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.
Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...
Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí
Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.
Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...
Trẻ em người La Chí thích thú với trò chơi đu quay truyền thống (ảnh: Thanh Hà).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)