27 thg 2, 2018

Dấu xưa tháp cổ

Đầu năm 2017, tháp Chăm Núi Bút chính thức được khai quật. Kết quả mang lại thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. 

Di tích núi Bút nằm trên đỉnh núi Bút (núi Thiên Bút) có độ cao 60m so với mực nước biển, thuộc phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Bút là đỉnh núi thiêng, tượng trưng cho văn mạch vùng đất “núi Ấn- sông Trà”.

Đi tìm tháp cổ


Trong công trình đồ sộ “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ” (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L’Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh Núi Bút có gạch Chăm.

Mặt bằng nền tháp Núi Bút. Ảnh: lHK 

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Thế giới quà vặt hấp dẫn tại chợ Cồn

Đà Nẵng có nhiều chợ, chợ nào cũng có hàng ăn vặt. Tuy nhiên, không đâu sự ăn vặt lại trở nên độc đáo khi gắn liền với cái thú thưởng thức và ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng như tại chợ Cồn. 

Không hiểu cái đông đúc, nhộn nhịp của chợ là yếu tố giúp các hàng ăn vặt nơi đây luôn đắt khách, hay chính những thức quà ngon, riêng có, luôn gợi cảm giác thèm ăn khi nhớ đến đã giúp chợ Cồn được mệnh danh là “cái bụng” của thành phố, thu hút người dân đến không chỉ mua sắm mà còn để thưởng thức những món ăn ngon, đầy hấp dẫn.


Chợ Cồn tọa lạc tại số 318 Ông Ích Khiêm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm và tiếp giáp với các tuyến giao thông quan trọng. Chỉ vài chiếc ghế nhựa, vài cái mẹt nhỏ để bày biện nhưng cũng đủ để hàng ăn vặt ở chợ Cồn làm nên bức tranh ẩm thực đa màu sắc. 

“Giỏi thay người chài, mạnh thay Quốc sĩ!”

Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo cách đây 156 năm là sự kiện lịch sử quan trọng, mở đầu cho truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông ta chống lại ách thực dân xâm lược trên vùng đất mới Nam bộ. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và bao người con ưu tú của quê hương Long An, của miền Nam và cả nước.


Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm, nhưng phải đến năm 1858, khi Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam, nước ta mới thực sự đối mặt với tư bản phương Tây xâm lược. Đó là thử thách không cân sức và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc.

Tự hào truyền thống quê hương Long An

Ở vị trí sát Sài Gòn, tỉnh Tân An - Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) là một trong những địa bàn sôi động nhất trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nơi đây, nhiều địa danh trở thành di tích lịch sử - văn hóa, nhắc nhở thế hệ hôm nay không được quên khúc bi tráng đầy tinh thần quật cường của dân tộc.

Tượng đài chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa tại Khu di tích Ngã tư Đức Hòa

23 thg 2, 2018

Hoa giấy xứ Huế khoe sắc Tết

Những ngày giáp tết Mậu Tuất về làng Thanh Tiên, du khách được sống trong một không gian tràn ngập sắc màu hoa giấy truyền thống Việt.

Hoa giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên vào mùa Tết - Ảnh Văn Phúc

Làng hoa giấy Thanh Tiên nằm phía hạ lưu sông Hương, cách thành phố Huế 7km, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Làng nghề có tuổi khoảng hơn 300 năm. Khi xưa, người dân làngThanh Tiên vừa làm ruộng vừa làm hoa giấy. Khoảng đầu tháng Chạp âm lịch thì cả làng tập trung làm hoa để bán chợ Tết.

Khách Tây thấy bất ngờ vì cảnh chợ hoa trên sông giữa Sài Gòn

Chợ hoa trên bến Bình Đông thu hút đông đảo người dân và du khách đến mua sắm và tham quan vào mỗi dịp Tết. 

Đã thành thông lệ, chợ hoa trên bến Bình Đông sẽ bắt đầu họp một tuần trước đêm giao thừa. Tuy nhiên, ghe thuyền từ miền Tây đã chở hoa về tập trung từ nhiều ngày trước đó. Những năm qua, đây là địa chỉ thu hút đông đảo người dân và cả du khách nhờ cảnh sinh hoạt trên bến dưới thuyền của thương lái cùng các hoạt động mua bán sôi nổi chỉ có mỗi năm một lần. 

Không khí Tết nhộn nhịp ở chợ nổi Ngã Năm

Những ngày này nếu có dịp đến Sóc Trăng, bạn hãy nhớ ghé thăm chợ nổi Ngã Năm, để được sống lại một phiên chợ Tết xa xưa. 


Chợ nổi Ngã Năm có tên gọi này là do khu chợ nằm đúng vị trí giao điểm của 5 nhánh sông đi 5 ngả: Cà Mau, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Long Mỹ, Vĩnh Quới. Từ thành phố Sóc Trăng đi về hướng Tây 60 km là bạn sẽ đến được với khu chợ đậm đà bản sắc sông nước này.

Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà miền Tây sở hữu rất nhiều chợ nổi: Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp, Trà Ôn, Long Xuyên, Cà Mau... Qua thời gian đường sá được cải thiện, có khu chợ nổi đã không còn hoạt động, có chợ chuyển đổi thành du lịch hóa. Chỉ có Ngã Năm là còn nguyên vẹn, thuần chất và chưa chịu tác động của du lịch. 

Không khí Tết ở ngôi chợ Huế gần 120 tuổi

Người Huế bảo nhau rằng vào chợ Đông Ba sắm Tết hay chỉ dạo quanh chợ cũng đủ thấy một phần văn hoá đón Tết của con người nơi đây. 

Chợ Đông Ba - được hình thành từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái - là một trong những biểu tượng của vùng đất Cố đô, vốn quanh năm tấp nập và nhộn nhịp nay lại càng đông hơn, hối hả hơn vào những ngày giáp Tết. 

Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku

Không cần phải vượt cả nghìn cây số đến với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), mà ngay tại phố núi Pleiku (Gia Lai), mọi người vẫn có thể thưởng thức, check-in với những bông hoa tam giác mạch rực rỡ dịp xuân Mậu Tuất này.

Nằm giao nhau giữa đường Cách mạng tháng 8 và Tôn Thất Tùng (TP.Pleiku, Gia Lai) là một vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ làm mê mẩn những du khách đến tham quan. 

Vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku