21 thg 8, 2017

Rừng phi lao trăm tuổi bên bờ biển xứ Nghệ

Nằm sát bờ biển ở thôn Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) là rừng cây phi lao hơn trăm tuổi. 

Rừng phi lao (dương) nằm trên bãi biển xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Phương Linh 

Đây là điểm nhấn trong không gian của vùng quê biến. Ảnh: Phương Linh. 

20 thg 8, 2017

Tuổi thơ bạn đã từng ăn quả quao chồn?

Vị mát, đắng nhẹ, hòa với vị cay của ớt, vị bùi của lạc rang và rau thơm hòa quyện với nhau giúp cho món nộm quao chồn ngon đến khó cưỡng.

Quao là loại cây thân gỗ, cao tới 15 - 25m, tương đương quả quao dài khoảng 50 cm. Mỗi cây cho tối đa khoảng 20 quả. Ảnh: Đinh Tuân 

Vịnh Lan Hạ - Vẻ đẹp yên bình đang được khám phá

Vẻ đẹp yên bình và tách biệt của vịnh Lan Hạ tạo nên một sức hút mới lạ và thú vị đối với du khách.

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long.

Canh vả nấu giò heo

Trái vả và chân giò heo là hai thứ bổ dưỡng, kết hợp với nhau trong món canh theo cách nấu của người Huế lại càng trở nên đặc biệt và có hàm lượng dinh dưỡng cao, bồi bổ sức khỏe.

Trái vả là trái cây khá quen thuộc với người Huế để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng với hương vị đặc trưng. Trái vả khi được chế biến kết hợp cùng một số thứ khác, không chỉ thành món ăn ngon mà còn có tác dụng làm thuốc để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe. Trong đó phải kể đến món trái vả nấu canh với giò heo. 


19 thg 8, 2017

Túy Vân sơn thủy hữu tình

Túy Vân phong cảnh hữu tình, bốn mùa non xanh nước biếc, trên núi có chùa Thánh Duyên được phong vào hàng quốc tự, dưới chân núi có phá Tam Giang trời nước bao la thơ mộng, xứng đáng là một trong những thắng cảnh bậc nhất của xứ Thần Kinh.

Chúng tôi đến Huế vào những ngày hè đỏ nắng, thế nhưng dọc theo con đường Quốc lộ 49B, đoạn tiếp nối từ Quốc lộ 1A xuôi về phía cửa biển Tư Hiền, không khí vẫn mát rượi nhờ bóng mát của những hàng dương, hàng dừa, những khu vườn xanh mướt và cả những ngọn gió mang hơi ẩm thổi về từ phía phá Tam Giang.

Qua khỏi cầu Tư Hiền, theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đi thêm chừng 3 cây số nữa thì đến núi Túy Vân. Từ dưới chân núi ngước mắt nhìn lên là dãy bậc đá phủ mờ rêu xanh, phía trên cao thấp thoáng ánh vàng cổng tam quan của chùa Thánh Duyên nằm lẫn khuất trong bóng lá rừng xanh biếc.

Dạo bước lên núi tham quan chốn cửa thiền, giữa cảnh bình yên non nước, khi bên tai chỉ còn lại tiếng lá rừng xào xạc xen lẫn trong tiếng rì rầm của sóng nước và tiếng kinh cầu man mác giữa buổi trưa hè, lòng người viễn khách bỗng trở nên thư thái lạ thường và bao nhiêu muộn phiền cũng dường như tan biến hết. 

Cách giữa cổng tam quan và ngôi chánh điện là một khoảng sân nhỏ bằng gạch đỏ.

Phiên chợ đá quý

Chợ đá quý Hà Nội họp phiên vào chủ Nhật hàng tuần tại số 456 Hoàng Hoa Thám. Đây là phiên chợ độc đáo do Hội đá quý Hà Nội tổ chức nhằm giao lưu và giới thiệu sản phẩm đá quý của Việt Nam tới người tiêu dùng.

Đến với phiên chợ, khách hàng có thể lựa chọn cho mình nhiều sản phẩm đá quý của Việt Nam như Shapphire, Thạch anh, Ruby… còn thô hoặc đã qua chế tác với giá giao động từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài trăm triệu đồng. Những người bán hàng ở chợ đá quý là hội viên của Hội đá quý Việt Nam đến từ những tỉnh thành nổi tiếng về đá quý như Lục Yên (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An…

Chị Vũ Thị Nhung đến từ Lục Yên (Yên Bái) cho biết, kể từ khi chợ thành lập chị không bỏ một buổi nào. Chị bắt xe từ Tuyên Quang đến Hà Nội từ tối thứ 7 để sáng chủ Nhật kịp có mặt tại chợ. Khách đến mua hàng tại Chợ đá quý Hà Nội cũng rất đông.

Chợ đá quý trên phố Hoàng Hoa Thám được họp vào chủ nhật hàng tuần, do hội đá quý Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu sản phẩm đá quý Việt Nam đến người tiêu dùng.

Chè sen- tinh túy ẩm thực Hà Nội

Hè là mùa mang đến nhiều sắc hoa nhất cho Hà Nội. Và cùng với mùa sen nở trong nắng hè thì ẩm thực của người Hà Nội không thể thiếu món chè sen với vị thơm ngọt thanh mang đặc trưng riêng. 

Chỉ là món ăn dân dã được bán trong cửa hàng nhỏ nằm ở những ngõ hẹp của phố cổ Hà Nội, nhưng món chè sen đã gắn với kỷ niệm tuổi thơ của mỗi đứa trẻ Hà Nội. Có lẽ vì vậy mà khi ngày càng xuất hiện nhiều loại chè như chè Thái, chè khúc bạch... nhưng chè sen vẫn giữ chỗ đứng riêng với nhiều người.

Theo bà Nguyễn Thị Thơm chủ cửa hàng chè hơn 40 năm ở Quán Thánh (Hà Nội) thì nguyên liệu để làm chè sen khá đơn giản. Hạt sen khô được chọn ở những đầm sen ngon sẽ được đem ngâm cho mềm. Sau đó đãi sạch và cho lên bếp nấu đến khi nào bở và dẻo. Thế rồi dưới cách chế biến tinh tế của người nấu chè lâu năm ở Hà Nội, sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của đường với các nguyên liệu đi cùng như đậu xanh, thạch đen và trân châu hòa quyện vào vị bùi của hạt sen đã tạo nên một bát chè sen thơm ngon mê đắm lòng người.

Vào khoảng tháng 8 hàng năm, đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch đài sen.

Động Quan Âm ở Đà Nẵng - Kỳ quan tâm linh

Giữa một Đà Nẵng đang từng ngày vươn lên trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, có một khoảng không gian tĩnh lặng thiêng liêng này, để đến Đà Nẵng có những phút giây quên đi những trần ai, hòa mình vào thiên nhiên, với cửa Phật, để nội tâm quay về với những điều bình yên hướng thiện.

Dưới ngọn Kim Sơn trong quần thể Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), qua hàng triệu năm kiến tạo và dấu mình trong lòng núi một hang động đẹp. Đến năm 1956, Hòa thượng Thích Pháp Nhãn mới có cơ duyên phát hiện ra động này:

“Ngũ Hành có núi Kim Sơn 
Có chùa tĩnh lặng bên sông Cổ Cò 
Bàn tay tạo hóa điểm tô 
Quan Âm thạch động, vọng chuông kinh cầu” 

Cơ duyên đó là một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quán Âm thiên tạo, thật ứng nghiệm. 

Gỏi cá dãnh Phan Thiết

Nhà tôi ở Phan Thiết, gần cầu Dục Thanh, sát chân cầu là một dãy nhà sàn, đa số người dân sống bằng nghề biển trong đó có nhà bác Ty, vợ chồng bác có một cô con gái trạc tuổi tôi nên tôi thường sang chơi. Bác rất quý mến và tôi thường được chiêu đãi nhiều món ăn ngon, có hôm vài con ghẹ lưới, ốc vôi luộc, có khi là nồi cháo cá mú tươi, thơm ngon nhưng tôi "ghiền" nhất vẫn là món cá khô dãnh.

Cá khô dãnh. 

Hang Câu, một tuyệt phẩm trời ban

Hang Câu ở xã An Hải (Lý Sơn), nằm dưới chân núi Thới Lới, tiếp liền với chùa Hang, kéo dài về phía đông theo mé biển. Giống như chùa Hang, hang Câu hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến, cách chúng ta chừng 4.500 năm, vào Kỷ nguyên Holocene (Holocene epoch).

Trong chuyến nghiên cứu về địa mạo, địa chất Lý Sơn năm 2016, sau khi trực tiếp khám phá hang Câu và núi Thới Lới, GS.TS Ibrahim Comoo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (Global Geoparks Network) thuộc UNESCO, đã khẳng định: “Thiên nhiên quá thiên vị cho nơi này, chỉ cần đến đây là đã có thể thấy được gần như đầy đủ về từng đợt phun trào núi lửa hình thành nên trái đất chúng ta hiện nay. Trên thế giới, không mấy địa điểm đẹp, có trầm tích núi lửa như ở hang Câu”.

Tuyệt phẩm trời ban
Có người cho rằng, sở dĩ có tên hang Câu vì vùng biển ở đây có nhiều rau câu, một loài tảo biển có thể chế biến thành xu xoa (thạch), giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời là món quà mùa hè khá phổ biến và rất được ưa thích của người Quảng Ngãi. Cũng có cách giải thích khác, cho rằng tên gọi hang Câu là do dưới các rạn san hô có nhiều loài hải sản sinh sống, lại có những ghềnh đá nổi chạy từ bờ ra phía biển sâu, ngồi lên đó buông câu, vừa bắt được nhiều cá, vừa rất thích thú vì được đón gió mát và ngắm cảnh thiên nhiên chuyển động quanh mình.

Thắng cảnh Hang Câu - Lý Sơn. ảnh: TL