7 thg 3, 2017

6 món ngon nên thử khi đến Củ Chi

Là một trong những huyện ngoại thành Sài Gòn, ngoài tự hào mình là vùng đất anh hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm, Củ Chi còn là điểm du lịch và ẩm thực mang chất dân dã nhưng độc đáo.
Mít non trộn thịt 


Mít trộn ngày xưa chỉ có ở các tỉnh miền Trung nhưng hơn chục năm nay, món ăn dân dã này được biết đến nhiều hơn ở miền Nam, trong đó nhiều nhất là ở huyện Củ Chi (TP HCM) - nơi có những vườn mít cho trái quanh năm.

Gỏi cá trích Nam Ô bình dân mà sang trọng

Có dịp về làng Nam Ô (Đà Nẵng), sau khi mãn nhãn với cảnh quan thiên nhiên, du khách ưa khám phá ẩm thực không thể bỏ qua món gỏi cá trích, món ăn nức tiếng của người dân nơi đây. 

Người sành món gỏi cá trích thường chọn cả hai món gỏi ướt và khô - Ảnh: Thanh Ly 

Đĩa gỏi với màu trắng của thịt cá cùng màu xanh của rau, điểm thêm vài lát ớt chín đỏ thái mỏng trông vô cùng hấp dẫn. Chén nước chấm sẫm vàng bên cạnh đĩa gỏi như mời gọi.

Độc đáo ngày Tết Nào Pê Chầu của người Mông

Tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” của người Mông được lưu truyền qua bao đời nay góp phần tô đậm thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, đồng thời đây là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên, hy vọng vào năm tới cuộc sẽ tươi đẹp hơn.

Khi thời khắc giao mùa sắp đến, năm cũ qua đi để đón mừng sang một năm mới, không khí vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng của người Mông, các gia đình bắt đầu mổ lợn để chuẩn bị đón tiếp anh em họ hàng đến ăn mừng trong dịp Tết cổ truyền.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ giã bánh dày. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng nhân dịp Tết của người Mông. Sau khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái đầu tiên để cúng cùng với mâm cúng tất niên, sau đó nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt để mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên.
Tết Nào Pê Chầu của người Mông được diễn với nhiều nghi lễ, gồm: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka, Lễ cúng tất niên, Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm.

6 thg 3, 2017

Mùa vàng khô cá vùng biên giới Tây Nam

Cá sủ, cá trèn, cá khoai, cá chạch... được xẻ thịt ướp muối rồi bày lên những tấm vỉ tre phơi nắng.

Hằng năm, cứ từ những ngày đầu tháng 6 âm lịch kéo dài cho qua Tết năm sau, khi những con lũ kéo dòng nước đỏ ngầu đầy phù sa nuốt chửng từng thửa ruộng, cánh đồng cũng là lúc cá từng đàn từ biển hồ về xanh dòng nước. Người nông dân vùng biên giới Tây Nam khi ấy lại kéo con trâu cái cày về bên đống rơm khô ngơi nghỉ, rồi lôi chài khoác lưới lên vai để bước vào mùa thu hoạch mới. An Phú (An Giang) cũng không nằm ngoài quy luật.

Những khoảng sân vàng rực một màu khô ở vùng biên giới Tây Nam. Ảnh: Hà Quốc Anh 

Khu sinh thái Vàm Sát

Cách trung tâm TP HCM gần 40 km, khu sinh thái Vàm Sát (huyện Cần Giờ) thu hút khách bởi màu xanh của rừng đước và màu trắng của hàng triệu con cò tụ về mỗi năm.

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng một giờ đi ôtô, khu sinh thái Vàm Sát là mảng du lịch xanh gần nhất Sài Gòn. 

Ngắm hoa Tam giác mạch khoe sắc trên đỉnh đèo Pha Đin

Pha Đin càng trở nên hấp dẫn hơn khi vườn hoa tam giác mạch, cùng nhiều loại hoa khác như đào, hồng...khoe sắc rực rỡ.

Đèo Pha Đin trên trục Quốc lộ 6 từ Sơn La đi Điện Biên, có chiều dài hơn 30 km, điểm cao nhất gần 1.650 mét so với mực nước biển, là một trong "tứ đại đèo" ở vùng Tây Bắc. 

Dấu xưa Ankroët

Thác Ankroët lặng lẽ nằm sâu trong thung lũng Suối Vàng - Đà Lạt thơ mộng. Ít ai biết rằng nơi đây tồn tại một thủy điện cổ đầu tiên tại Đông Dương. 

Nhà phát điện được xây bằng đá - Ảnh: Mai Vinh

Thế hệ đầu tiên làm việc tại thủy điện Ankroët không còn nữa. Thế hệ tiếp theo cũng chỉ còn lại một vài người nhưng không còn minh mẫn. Những nhân viên đang làm việc tại Ankroët là những người thuộc thế hệ thứ ba.

5 thg 3, 2017

Hến sông Hoài ngọt lịm tháng 2

Sông Hoài (Hội An, Quảng Nam) bước vào mùa hến tháng 2, tháng 3. Du khách tận mắt chứng kiến ngư dân thu hoạch hến và được dịp thưởng thức các món ăn dân dã từ hến. 

Món hến xào chuối cây 

Tháng 2, ánh nắng thoắt ẩn, thoắt hiện trên từng ngã hẻm phố Hội An như đùa vui với khách du lịch và làm ấm dần nước sông Hoài. Đấy là thời điểm cư dân ở làng chài nằm nép mình bên sông vội vã bước vào mùa cào hến.

Gỏi cá đãi khách quý của người Thái ở Điện Biên

Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên.

Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng. 

4 thg 3, 2017

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

1. 
Hàng năm, cứ đến dịp Tết Nguyên đán là hoa mai anh đào ở Đà Lạt lại nở rộ tạo thêm nét hấp dẫn cho thành phố hoa. UBND tỉnh Lâm Đồng thấy vậy khoái lắm, nên quyết định tổ chức Lễ hội mai anh đào để hút khách du lịch tới đây ngắm hoa. Lễ hội mai anh đào đầu tiên dự kiến tổ chức vào giữa tháng 1/2017 - tức là khoảng cận Tết âm lịch, sure là hoa sẽ nở, Tết mà!

Nhưng gần Tết, những cây mai anh đào ở Đà Lạt hổng thèm có hoa, lấy gì mà nở? Hơi quê, nhưng UBND tỉnh đâu chịu thua. Bàn tay ta làm nên tất cả mà, tỉnh Lâm Đồng quyết dời lễ hội mai anh đào chậm đi một tháng, tới ngày 11/2/2017, nghĩ thầm mấy cô nàng mai anh đào này có lì lắm thì thêm gần một tháng nữa cũng phải nể mặt quan trên mà nở chứ!

Nhưng gần tới ngày 11/2, vẫn chả có tín hiệu khả quan nào hết. Hổng lẽ dời ngày nữa? Tỉnh Lâm Đồng đành tuyên bố hủy bỏ Lễ hội mai anh đào. Quê độ lắm đó, nhưng biết làm sao hơn?

Về lý do mai anh đào nở muộn và thời điểm nào hoa nở, anh Khiếu văn Chí có bài viết thú vị trên Facebook, mà tui xin phép trích đăng lại ở cuối bài viết này.