13 thg 7, 2016

'Cổ mộc nhãn' của cây bàng hơn 500 tuổi ở Nghệ An

Trải qua hơn 500 năm, gốc bàng cổ thụ ở đền Vạn Lộc – thờ Đức Thái uý Phò mã Tổng đô đốc hải binh Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí) vẫn vững vàng, trở thành chứng tích quan trọng.

Cách nay hơn 500 năm, Đức Thái uý Phò mã Tổng đô đốc hải binh Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí) đã về vùng đất Vạn Lộc xưa (Nghi Tân – thị xã Cửa Lò nay) lập nên trại Cây Bàng, chiêu lính và dân nhiều nơi về khai phá, mở mang ruộng đất, phát triển kinh tế nhiều ngành nghề đã ra đời, nhất là đánh bắt hải sản. Năm 1506, Nguyễn Sư Hồi mất tại Cửa Xá, nhân dân tiếc thương ông đã xây mộ ở Lùm Cò ( sau được cất về xã Nghi Hợp, nơi vùng đất có đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí). Đền thờ Nguyễn Sư Hồi được xây năm 1508, qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, nay đền vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính. 

Ngắm rừng cao su đẹp như trời Âu ở miền Tây xứ Nghệ

Không những mang lợi ích về kinh tế, những cánh rừng cao su ở miền Tây xứ Nghệ còn ấn tượng và quyến rũ bởi không gian đẹp kỳ lạ như góc trời châu Âu trong suốt 4 mùa.

Tân Kỳ và Nghĩa Đàn là 2 địa phương có diện tích rừng cao su nhiều nhất ở xứ Nghệ. Trong ảnh là một rừng cao su ở Nghĩa Đàn. Vẻ đẹp rừng cây làm xao xuyến lòng người. 

12 thg 7, 2016

Bồng bềnh mây sớm Suối Giàng

Xã Suối Giàng có độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển, nằm cách trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 12km. Trên con đường dẫn tới nơi có loại chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng này, Suối Giàng hiện lên trong nắng sớm, mây mù đầy thơ mộng và hùng vĩ.

Những tia nắng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu trên xã Suối Giàng 

Suối Giàng nổi tiếng bởi ở đây có những cây chè (trà) cổ thụ lâu đời nhất Việt Nam, mang hương vị mà không ở đâu có. Những búp chè Shan có màu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết sau khi chế biến. Vị trà đắng dịu đến đầu tiên trong lưỡi rồi vị ngọt ngào thanh khiết dần dần lan toả nơi cuống họng. Đó là thứ hương vị mà như anh bạn người Yên Bái của tôi nói: “Anh chưa thấy có loại chè nào khác đặc biệt như vậy”. 

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Giàu nứt đố đổ vách, song ông Bảy Hiền luôn chia sẻ với người nghèo, tên tuổi ông được gắn liền với một ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay.

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...

Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình. 

Ngã 4 Bảy Hiền xưa và nay cùng góc chụp từ bệnh viện Thống Nhất (xưa là bệnh viện Vì Dân). Ảnh: S.H 

Dầu Bác sĩ Tín: Mùi bà đẻ đặc trưng

Loại dầu “bà đẻ” trị bá bệnh, dành cho từ người già đến trẻ sơ sinh, tốt khi thoa ngoài da mà uống luôn thì cũng quá hiệu nghiệm.

Là tiền thân của dầu khuynh diệp OPC “mẹ bồng con” ngày nay, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có một thời lừng lẫy suốt từ cuối thập niên 1940 đến năm 1975, không nhà nào mà không thủ sẵn vài chai.

Ông Bùi Dương Thạch, trưởng đại diện tộc họ Bùi tại phía Nam, cho biết gia đình ông vẫn còn giữ những vỏ chai dầu khuynh diệp mà xưa nhà ông quen xài. Nhiều năm nay, khi loại dầu này ngưng sản xuất thì nhà ông cũng chuyển sang dùng dầu khuynh diệp OPC như vớt vát mùi hương ký ức.

Vùng đất sản sinh hoàng hậu, đệ nhất phu nhân nổi tiếng trời Nam

Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, vợ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng... đều xuất thân từ Tiền Giang - người dân luôn tự hào vì có những người đẹp nổi tiếng.

Cách TP HCM khoảng 70 km, tỉnh Tiền Giang được sông Tiền thơ mộng (một trong 2 nhánh của sông Mekong) lượn quanh bồi đắp giúp nền kinh tế của địa phương có lịch sử lâu đời này thuộc tầm phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thêm điều tự hào nữa của người dân nơi này khi mảnh đất của họ là quê hương của những người đẹp, mà sau đó thành hoàng hậu như Nam Phương, Từ Dũ hoặc đệ nhất phu nhân như bà Đoàn Thị Giàu, Nguyễn Mai Anh. 

Tượng bà Từ Dũ ở bệnh viện Từ Dũ TP HCM. 

11 thg 7, 2016

Hấp dẫn bánh mì nướng bơ và mật ong ở Hà Nội

Nếu như Sài Gòn đang sốt với món bánh mì nướng muối ớt mới du nhập thì ở Hà Nội từ lâu đã thịnh hành một món bánh mì lạ không kém: nướng bơ và mật ong rất hút giới trẻ. 

Quán bánh mì nướng bơ và mật ong ở số nhà 137 Đặng Tiến Đông, mở từ 1997 đến nay vẫn được giới trẻ bình chọn là một trong những địa điểm bán món này ngon nhất Hà Nội 

Phở xào “thể hình” trên phố Hàng Buồm

Sợi phở xào khô ráo săn chắc, bắp bò cũng giòn và săn chắc luôn. Phở xào Hàng Buồm trên phố cổ Hà Nội vì thế được gọi đùa là phở xào “thể hình”. 

Một xuất phở xào bắp trứ danh ở Hàng Buồm 

Phở xào ở số nhà 11 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộ) chỉ mở bán khi phố đã lên đèn tầm 7h rưỡi tối và ngay lập tức đông khách. Khách quen nhiều, nên dù cho điều kiện chiếu sáng không tốt như những hàng quán khác cũng không làm sức ăn ở đây giảm sút. Và nếu muốn ăn loại phở xào săn, khô ráo, hoàn toàn không đẫm mỡ hay nước sốt, thì bạn nhất định phải đến đây. Bởi lẽ đó là cách duy nhất để được ăn loại phở xào như vậy tại Hà Nội. 

Làng Cù Lần xanh mướt mắt ở Đà Lạt

Làng Cù Lần, một địa chỉ mới nổi ở Đà Lạt có thể là điểm đến cuối tuần lý tưởng dành cho những người yêu thích và muốn hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. 

Làng Cù Lần là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Lang Biang (Đà Lạt), cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù 20 km. 

Cái tên “Cù Lần” ngộ nghĩnh xuất phát từ việc ngôi làng này có truyền thống khai thác loài cây cù lần và nuôi những con cù lần có cặp mắt to tròn dễ thương. Cù lần được biết đến là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, hiền lành, chủ yếu sống về đêm. 

Cuối tuần bỏ trốn thị thành tới ốc đảo Vạn Buồng cắm trại

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, “ốc đảo” Vạn Buồng là điểm đến lý tưởng dành cho du khách nghỉ dưỡng cuối tuần. 

Vạn Buồng nằm gần như tách biệt giữa hai huyện Duy Xuyên và Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam rất thích hợp cho lịch trình trải nghiệm cuối tuần.

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, từ ngã ba Nam Phước chạy về Mỹ Sơn 7km sẽ gặp Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (hay còn gọi là nhà thờ Núi) bạn chỉ cần rẽ phía tay trái hỏi đường đến thôn Vạn Buồng.