Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Nổi bật nhất tại miền Tây Nam bộ phải kể đến bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp. Loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi.
1 thg 6, 2016
Bánh xèo Cao Lãnh hấp dẫn từ khi đang chế biến
Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, đốt trên lò củi, với nhân là giá, thịt lợn và tôm.
Thiên đường dưới đáy biển ở Nhơn Hải
Biển Nhơn Hải cách TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng gần 10 km. Bạn đi qua cầu Thị Nại rồi hỏi người dân nơi đây đường xuống làng chài Nhơn Hải là sẽ dễ dàng tìm thấy. Nhắc đến lặn biển ngắm san hô chắc chắn nhiều người sẽ bình chọn cho Cù Lao Chàm hay vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa là nơi lặn biển lý tưởng nhất. Nhưng chắc chắn nếu một lần được đắm mình xuống làn nước trong vắt của biển Nhơn Hải thì chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi quan điểm.
Biển Nhơn Hải là một xóm chài nhỏ, không phải khu du lịch sầm uất.
Dọc theo con đường bê tông ven biển vào xóm chài nhỏ là cảnh sinh hoạt rất đời thường của ngư dân nơi đây, người đan lưới, người đang nhặt nhạnh đôi ba con cá cho bữa tối của gia đình, người xối nước tắm rửa cho con...
Làng nghề gốm Trường Thịnh
Là một nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay, nghề làm gốm Trường Thịnh ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) từng trải qua nhiều thăng trầm nhưng với nhiệt huyết của các nghệ nhân, làng nghề hiện vẫn được duy trì và hướng đến sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo, phục vụ người tiêu dùng.
Từ trung tâm huyện Đông Hòa về xã Hòa Vinh, dễ dàng nhận biết một làng nghề truyền thống làm gốm với những sản phẩm gốm đỏ au được phơi hai bên đường. Vào sâu trong làng, một không gian đặc trưng với mùi của đất, của gốm mới ra lò lại càng cho thấy sức sống của một làng nghề gốm truyền thống dù xã hội đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Trải qua nhiều thế hệ làm gốm, làng gốm Trường Thịnh hiện vẫn còn 34 hộ với hơn 100 lao động còn giữ nghề, nhà nào nhiều thì 5 đến 6 người, nhà ít thì 2 đến 3 người. Nguyên liệu làm gốm được người dân khai thác ngay tại địa phương, hiện đã có máy lọc để đất được nhào nhuyễn, giúp sản phẩm gốm đạt chất lượng hơn. Tuy vậy, vẫn có một người làm thêm công đoạn làm tơi đất rồi vẩy thêm nước, giúp cho nguyên liệu đất thực sự đạt yêu cầu trước khi làm gốm.
Từ trung tâm huyện Đông Hòa về xã Hòa Vinh, dễ dàng nhận biết một làng nghề truyền thống làm gốm với những sản phẩm gốm đỏ au được phơi hai bên đường. Vào sâu trong làng, một không gian đặc trưng với mùi của đất, của gốm mới ra lò lại càng cho thấy sức sống của một làng nghề gốm truyền thống dù xã hội đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Trải qua nhiều thế hệ làm gốm, làng gốm Trường Thịnh hiện vẫn còn 34 hộ với hơn 100 lao động còn giữ nghề, nhà nào nhiều thì 5 đến 6 người, nhà ít thì 2 đến 3 người. Nguyên liệu làm gốm được người dân khai thác ngay tại địa phương, hiện đã có máy lọc để đất được nhào nhuyễn, giúp sản phẩm gốm đạt chất lượng hơn. Tuy vậy, vẫn có một người làm thêm công đoạn làm tơi đất rồi vẩy thêm nước, giúp cho nguyên liệu đất thực sự đạt yêu cầu trước khi làm gốm.
Khám phá Hòn Câu, ngỡ ngàng trước “thế giới” sinh vật biển
Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài của hòn đảo xinh đẹp này là 1.5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Hòn Câu hết sức hoang sơ với nước biển xanh ngắt, được bao bọc bởi hàng vạn khối đá có màu sắc và hình thù khác nhau. Nước ngọt ngoài nguồn từ nước mưa thì chỉ có một nguồn nước ngọt duy nhất lấy từ Giếng Tiên. Vì vậy đảo chỉ thích hợp với những người yêu thiên nhiên, thích du lịch mạo hiểm và ưa khám phá.
Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương nói trại đi thành Cù Lao Cau nhưng tên chính thức vẫn là Cù Lao Câu hay Hòn Câu.
Ở đảo chia ra thành 2 mùa rõ rệt: mùa gió nam và mùa gió bấc. Vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm, biển êm sóng lặng, có nhiều tàu thuyền neo đậu tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ rất thuận tiện cho việc đi chơi ở đảo.
Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương nói trại đi thành Cù Lao Cau nhưng tên chính thức vẫn là Cù Lao Câu hay Hòn Câu.
Ở đảo chia ra thành 2 mùa rõ rệt: mùa gió nam và mùa gió bấc. Vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm, biển êm sóng lặng, có nhiều tàu thuyền neo đậu tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ rất thuận tiện cho việc đi chơi ở đảo.
Hủ tiếu, mì chay Biên Hòa
Vào tháng bảy âm lịch, mùa chay lớn nhất trong năm, ở TP. Biên Hòa bỗng xuất hiện khá nhiều quán ăn chay, đặc biệt là quán hủ tiếu, mì chay. Trước đây, vào ngày rằm, mùng một âm lịch, ở TP. Biên Hòa có vài quán cơm, hủ tiếu, mì chay ở khu hàng bông chợ Biên Hòa, chợ nhỏ ga xe lửa, xóm cây Chàm, đường rầy phường Trung Dũng, hẻm chùa Tịnh Độ... tấp nập thực khách đến dùng chay. Năm nay, trong hai ngày 14, 15 âm lịch (lễ Vu lan báo hiếu) vừa rồi, phố hủ tiếu, mì chay ở đầu đường Phan Đình Phùng càng nhộn nhịp khác thường. Nếu những năm trước ở trước cổng Sở Y tế (cũng trên đường Phan Đình Phùng) chỉ có một quán hủ tiếu, mì chay thì năm nay có hai quán cùng tạt sang góc đường mới mở. Quán nào cũng chen kín người ngồi. Còn đoạn trước cổng Sở Lao động - thương binh và xã hội những năm trước chỉ có vài ba xe, sạp bán hủ tiếu, mì chay với chừng mươi bàn ăn, thì mùa chay này có đến 6 sạp mì chay, có sạp còn bán thêm món bún riêu chay. Các sạp này kê bàn ghế nối sát bên nhau, hình thành một "chợ đồ chay" vỉa hè, nhộn nhịp. Tới rằm tháng bảy vừa rồi, trời Biên Hòa lất phất mấy trận mưa, thế nhưng khu chợ hủ tiếu, mì chay này vẫn... đỏ đèn và tấp nập người đứng, kẻ ngồi chen chúc nhau ăn.
Quán hủ tiếu, mì chay trong hẻm 14 đường Phan Đình Phùng.
Bánh ít, bánh tét cù lao Phố
Những loại bánh làm bằng nếp hoặc bột nếp này khá phổ biến ở các vùng quê miền Nam. Ở Đồng Nai nơi nào cũng có làm các loại bánh dân dã này và chợ nào cũng có bày bán. Thế nhưng dân sành điệu TP. Biên Hòa mỗi khi nhà có cúng giỗ hoặc cúng rằm, làm tiệc tất niên, ăn Tết Nguyên đán... đều đặt bánh tét của bà Hai Cứng, bánh ít của bà Tám Vắn. Và người ta quen miệng gọi là bánh ít, bánh tét cù lao Phố. Lâu ngày bánh ít, bánh tét cù lao Phố cũng thành danh. Nay thì ở ấp Nhị Hòa, nơi đặt chợ xã Hiệp Hòa, có đến hàng chục nhà làm bánh ít, bánh tét, bánh cúng, bánh cấp... bán mỗi ngày và rộ nhất là vào 4 dịp lễ lớn trong năm như: rằm tháng giêng, mùng năm tháng năm, rằm tháng bảy và sắp tới đây là rằm tháng mười. Thế nhưng địa chỉ của bà Hai Cứng ở nhà số 442 và chị Ba Tâm (Huỳnh Thị Tâm - con gái bà Tám Vắn) ở số 449/2 vẫn được nhiều người ưa chuộng. Bà Tám Vắn là một trong những người làm bánh ít, bánh tét đầu tiên ở cù lao Phố. Bánh của bà ngon đến mức, năm 1970 ông giáo Ngói - một người giàu có ở Biên Hòa đặt mua gởi sang Pháp cho các con đang du học được ăn Tết có hương vị quê hương. Sau đó, người ta còn đặt bánh tét, bánh ít của bà Tám Vắn để gởi sang Mỹ, Hong Kong ... cho thân nhân ăn Tết. Từ khi bà Tám Vắn qua đời đến nay, chị Ba Tâm không làm bánh tét nữa mà chuyển sang gói bánh ít bằng bột nếp và bột năng với các loại nhân đậu, nhân dừa và bánh xu xuê rất được nhiều người ưa chuộng.
Bà Hai Cứng
31 thg 5, 2016
Thăm xứ sở mãng cầu xiêm Tân Phú Đông
Nằm trên cù lao Lợi Quan, vùng đất Tân Phú Đông (Tiền Giang) xanh tươi trù phú với cây ngọt trái lành. Trong đó những vườn mãng cầu xiêm lúc lỉu trái gây bất ngờ cho những ai lần đầu đặt chân tới.
Trái mãng cầu trĩu nặng trên cành - Ảnh: N.T.Đăng
Cù lao Lợi Quan nằm giữa hai cửa sông Cửa Tiểu và Cửa Đại nên muốn tới Tân Phú Đông phải đi phà qua sông. Từ quốc lộ 50 có nhiều con đường đến các bến phà nằm dọc bờ nam sông Cửa Tiểu. Từ đó qua phà là đến với Tân Phú Đông.
Tháng 5 mùa mận Mộc Châu
Tới Mộc Châu những ngày này, du khách được chiêm ngưỡng những đồi mận ngút ngàn nằm dọc hai bên đường, lấp ló sau tán lá xanh là những chùm mận chín đỏ mọng sai trĩu cành.
Mận hậu tươi ngon, căng mọng, đặc sản của cao nguyên Mộc Châu - Ảnh: Huyền Trần
Từ trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ phải vào Tân Lập chừng 20km, nhộn nhịp cảnh thương lái từ khắp nơi đổ về mua và vận chuyển mận đi tiêu thụ khắp nơi.
Mộc Châu (Sơn La) được xem là vựa mận lớn nhất cả nước, mận được trồng nhiều ở khu vực thị trấn Nông trường và xã Tân Lập. Giữa tháng 5, thời điểm mận bắt đầu chín rộ cũng là lúc chủ vườn bắt đầu thu hoạch, đổ bán sỉ cho các thương lái miền xuôi.
Mộc Châu (Sơn La) được xem là vựa mận lớn nhất cả nước, mận được trồng nhiều ở khu vực thị trấn Nông trường và xã Tân Lập. Giữa tháng 5, thời điểm mận bắt đầu chín rộ cũng là lúc chủ vườn bắt đầu thu hoạch, đổ bán sỉ cho các thương lái miền xuôi.
30 thg 5, 2016
Người xây chợ Bình Tây
Dù không được xếp vào nhóm Tứ Đại Phú do sinh sau đẻ muộn nhưng tên tuổi và gia sản của Quách Đàm cũng đáng để thiên hạ nể vì. Người Việt gọi ông là Vua lúa gạo, còn người Pháp đặt cho ông biệt danh là Vua buôn bán.
Trong khuôn viên của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ở khoảng sân giữa những tòa nhà kiểu Pháp từng một thời là tư gia của chú Hỏa (Hui Bon Hoa), một trong những người giàu có nổi tiếng ở Nam kỳ xưa kia, có một pho tượng đồng cao lớn. Đó là tượng một người đàn ông lớn tuổi đầu trọc, râu cá chép, mặc áo thụng phổ biến kiểu Mãn Thanh, ngực đeo đầy huân chương, hai tay cầm những cuộn giấy. Nhân vật này chính là Quách Đàm, hay còn gọi là chú Quách, một phú hộ người Hoa cũng nổi tiếng giàu có không kém chú Hỏa. Pho tượng đã từng một thời gây tranh cãi vì người đòi trả lại chỗ cũ của nó. Vì đâu nên nỗi tượng của chú Quách lại phải phiêu bạt trú ngụ nhờ nhà cũ của chú Hỏa?
Đỗ Hữu Phương: Người thứ nhì trong tứ đại phú
Tổng đốc Phương tên thật Đỗ Hữu Phương, từng được xem là giàu có thứ hai tại Việt Nam trong tứ đại phú “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.
Ở quận 3, phía sau BV Mắt Saint Paul có một ngôi từ đường cổ hơn 100 tuổi. Người ta gọi là Đỗ Hữu Từ đường, là nơi thờ tự dòng họ Đỗ Hữu, còn gọi là đền Tổng đốc Phương nhưng người dân từ xưa quen gọi là đền Bà Lớn, vì cũng là nơi thờ người vợ của Tổng đốc Phương, do bà vốn có nhiều công đức với dân chúng quanh vùng.
Không tạo ân oán
Biết tiếng Hán và tiếng Pháp nhưng Đỗ Hữu Phương lại rất chuộng văn hóa Pháp nên tìm cách ra làm việc với Pháp. Sau khi chiếm được thành Chí Hòa năm 1861, Pháp mở cửa thương mại và mở rộng mối quan hệ với người Hoa trong vùng để phát triển buôn bán. Ông Phương nhờ người quen giới thiệu với tham biện hạt Chợ Lớn lúc này là Đại úy Francis Garnier và được Garnier tuyển dụng. Đến năm 25 tuổi được phong làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.
Ở quận 3, phía sau BV Mắt Saint Paul có một ngôi từ đường cổ hơn 100 tuổi. Người ta gọi là Đỗ Hữu Từ đường, là nơi thờ tự dòng họ Đỗ Hữu, còn gọi là đền Tổng đốc Phương nhưng người dân từ xưa quen gọi là đền Bà Lớn, vì cũng là nơi thờ người vợ của Tổng đốc Phương, do bà vốn có nhiều công đức với dân chúng quanh vùng.
Không tạo ân oán
Biết tiếng Hán và tiếng Pháp nhưng Đỗ Hữu Phương lại rất chuộng văn hóa Pháp nên tìm cách ra làm việc với Pháp. Sau khi chiếm được thành Chí Hòa năm 1861, Pháp mở cửa thương mại và mở rộng mối quan hệ với người Hoa trong vùng để phát triển buôn bán. Ông Phương nhờ người quen giới thiệu với tham biện hạt Chợ Lớn lúc này là Đại úy Francis Garnier và được Garnier tuyển dụng. Đến năm 25 tuổi được phong làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)