Ông Hai Chấn bên cây mãng cầu Xiêm.
22 thg 5, 2016
Mãng cầu xiêm trên vùng đất badan
Khoảng 3 - 4 năm nay, mãng cầu xiêm trở thành mặt hàng trái cây của Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) có chỗ đứng trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vươn xa ra cả miền Trung. Hầu hết các lò mứt kẹo ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện nay đều "ăn" mãng cầu xiêm nguyên liệu của Xuân Bảo, do trái mãng cầu xiêm trồng trên đất badan có trái lớn, múi to thuận lợi cho thao tác tách múi làm mứt. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu ở Xuân Bảo dồi dào, ổn định. Còn những sạp bán trái cây tươi thì thích mãng cầu xiêm Xuân Bảo vì trái nở nang, màu xanh tươi lại có hương vị thơm, ngọt đậm đà không pha lẫn vị chát, hôi như mãng cầu xiêm miền Tây mới ghép trên thân cây bình bát.
21 thg 5, 2016
4 món ngon níu chân du khách khi ghé Kiên Giang
Bún cá, nấm tràm, bánh thốt nốt hay cà xỉu là những món ngon lạ miệng, quen thuộc và rất phù hợp với du khách khi có dịp du hí đến miền đất Kiên Giang.
Bún cá
Bún cá có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây nhưng mỗi vùng miền lại có cách nấu món bún này khác nhau. Bún cá Kiên Giang ngon nhất phần thịt cá tươi, đó là những con cá lóc béo tròn được bắt trên các dòng sông, đồng ruộng.
Cá thường được luộc chín, cắt lát và róc hết xương. Nước dùng khá đơn giản là dùng nước luộc cá cùng với hành tỏi phi thơm và một ít gạch tôm tạo màu bắt mắt.
Bún cá
Bún cá có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây nhưng mỗi vùng miền lại có cách nấu món bún này khác nhau. Bún cá Kiên Giang ngon nhất phần thịt cá tươi, đó là những con cá lóc béo tròn được bắt trên các dòng sông, đồng ruộng.
Cá thường được luộc chín, cắt lát và róc hết xương. Nước dùng khá đơn giản là dùng nước luộc cá cùng với hành tỏi phi thơm và một ít gạch tôm tạo màu bắt mắt.
Bát bún cá có giá khoảng 20.000 đồng.
Trái ươi đặc sản rừng
Trái ươi phơi khô và ngâm nước nở ra làm thức uống giải nhiệt tốt.
Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh. Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.
Giữ rừng mùa ươi...
Hằng năm, từ giữa tháng 4 đến tháng 5, cây ươi (còn gọi là đười ươi, lười ươi) có quả già, chín và rơi rụng theo những cơn gió. Do thời tiết năm nay khắc nghiệt nên ươi đậu quả ít. Mặc dù vậy, lực lượng bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vẫn thường xuyên tuần tra, chốt trực để ngăn chặn kịp thời những đối tượng vào rừng chặt phá cây ươi.
Ươi ra quả ít
Vượt đường rừng gần 15 km qua các khu vực trảng cỏ, lồ ô… cuối cùng chúng tôi cũng đến được vùng đồi Đất Đỏ là nơi có nhiều cây ươi. Càng tiến sâu vào rừng, chúng tôi càng nhìn thấy cây ươi mọc nhiều hơn. Kiểm lâm viên Lại Văn Kiệt, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho hay, trái ươi già chín sẽ theo hướng gió bay xa với khoảng cách khoảng 10 m. Khi gặp môi trường có độ ẩm thích hợp hạt ươi sẽ nẩy mầm và lớn lên thành cây. Do vậy, cây ươi mọc rải rác khắp nơi trong rừng.
Gần khu vực Trạm kiểm lâm Đồi Đất Đỏ, có nhiều cây ươi lâu năm, thân cây to bằng hai người ôm và vươn lên cao từ 30 - 40 m, thẳng tắp. Cành, lá và quả của cây ươi đều tập trung trên ngọn cao, muốn hái được trái phải leo đến gần ngọn cây. Thế nhưng, do trái ươi bán được với giá cao nên không ít người bất chấp nguy hiểm lẻn vào rừng để trèo hái ươi. Kiểm lâm viên Đinh Sỹ Đạt chia sẻ: “Trái ươi thường thu hoạch vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Thời điểm này, hiện tượng thời tiết thường xảy ra là gió kèm theo mưa, ươi gặp nước là nở ra hư hết. Có những năm trái ươi được giá, nhiều người lại đổ xô đi hái ươi, hái cả trái xanh”.
Vượt đường rừng gần 15 km qua các khu vực trảng cỏ, lồ ô… cuối cùng chúng tôi cũng đến được vùng đồi Đất Đỏ là nơi có nhiều cây ươi. Càng tiến sâu vào rừng, chúng tôi càng nhìn thấy cây ươi mọc nhiều hơn. Kiểm lâm viên Lại Văn Kiệt, Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho hay, trái ươi già chín sẽ theo hướng gió bay xa với khoảng cách khoảng 10 m. Khi gặp môi trường có độ ẩm thích hợp hạt ươi sẽ nẩy mầm và lớn lên thành cây. Do vậy, cây ươi mọc rải rác khắp nơi trong rừng.
Gần khu vực Trạm kiểm lâm Đồi Đất Đỏ, có nhiều cây ươi lâu năm, thân cây to bằng hai người ôm và vươn lên cao từ 30 - 40 m, thẳng tắp. Cành, lá và quả của cây ươi đều tập trung trên ngọn cao, muốn hái được trái phải leo đến gần ngọn cây. Thế nhưng, do trái ươi bán được với giá cao nên không ít người bất chấp nguy hiểm lẻn vào rừng để trèo hái ươi. Kiểm lâm viên Đinh Sỹ Đạt chia sẻ: “Trái ươi thường thu hoạch vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Thời điểm này, hiện tượng thời tiết thường xảy ra là gió kèm theo mưa, ươi gặp nước là nở ra hư hết. Có những năm trái ươi được giá, nhiều người lại đổ xô đi hái ươi, hái cả trái xanh”.
Lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên đang tuần tra khu vực có nhiều cây ươi
20 thg 5, 2016
3 món cà ri nghĩ đến là thèm, là nhớ ở Cà Mau
Nói đến món cà ri ngon ở mảnh đất mũi Cà Mau, không thể không nói tới bún cà ri, bánh tầm cà ri hay cà ri ốc bươu.
Đây đều là những món khi đặt chân đến đất mũi bạn phải ghé ăn một lần mới hiểu hết được sự hấp dẫn của ẩm thực cà ri nơi đây.
Các loại thức ăn nấu từ cà ri là món ăn quen thuộc của người Cà Mau, hầu như ở khắp các con phố bạn đều dễ dàng tìm được các món cà ri nghe rất lạ tai... Người Cà Mau chuộng nước cà ri bởi nó là sự kết hợp giữa vị béo bùi thơm ngon hòa cùng các loại thịt ninh nhừ khiến cho người dùng đã ăn một lần là cứ muốn thưởng thức hoài không chán.
Bún cà ri
Đối với món bún này thì nước dùng chủ yếu là cà ri, một loại nước nấu từ bột vàng, mịn, có mùi đặc trưng. Khi nấu cà ri người ta có thể kết hợp với nhiều loại thịt như: dê, heo, gà, vịt, tôm, mực... Nhưng phổ biến nhất vẫn là cà ri gà. Lý do vì sao phổ biến cà ri gà thì có lẽ do thói quen ăn uống của người dân nơi đây, họ thích vừa húp miếng nước xì xụp kèm bún, tay cầm đùi gà, xương gà, thưởng thức bát bún, nhẩn nha cắn miếng thịt mềm, thật là thú vị vô cùng.
Đây đều là những món khi đặt chân đến đất mũi bạn phải ghé ăn một lần mới hiểu hết được sự hấp dẫn của ẩm thực cà ri nơi đây.
Các loại thức ăn nấu từ cà ri là món ăn quen thuộc của người Cà Mau, hầu như ở khắp các con phố bạn đều dễ dàng tìm được các món cà ri nghe rất lạ tai... Người Cà Mau chuộng nước cà ri bởi nó là sự kết hợp giữa vị béo bùi thơm ngon hòa cùng các loại thịt ninh nhừ khiến cho người dùng đã ăn một lần là cứ muốn thưởng thức hoài không chán.
Bún cà ri
Đối với món bún này thì nước dùng chủ yếu là cà ri, một loại nước nấu từ bột vàng, mịn, có mùi đặc trưng. Khi nấu cà ri người ta có thể kết hợp với nhiều loại thịt như: dê, heo, gà, vịt, tôm, mực... Nhưng phổ biến nhất vẫn là cà ri gà. Lý do vì sao phổ biến cà ri gà thì có lẽ do thói quen ăn uống của người dân nơi đây, họ thích vừa húp miếng nước xì xụp kèm bún, tay cầm đùi gà, xương gà, thưởng thức bát bún, nhẩn nha cắn miếng thịt mềm, thật là thú vị vô cùng.
2 món ăn dân dã ngon nức tiếng ở đất Trà Vinh
Đến với đất Trà Vinh bạn không chỉ được thưởng thức món bún nước lèo, bún suông ngon nức tiếng, những trái dừa sáp dẻo quạnh béo béo mà bạn còn dễ dàng tìm được vô số món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn tại “xứ sở dừa sáp này”.
Pọoc cà nhạy là món ngon phổ biến của người Khmer và cá rô đồng kho đọt me chua ngọt lại được người Kinh rất ưa chuộng. Đặc điểm chung của hai món ăn trên là mang hương vị rất thanh tao, dân dã và đậm bản sắc vùng đất Tây Nam Bộ mà khó tìm thấy được tại các đô thị sầm uất.
Pọoc cà nhạy
Món pọoc cà nhạy thường có nhiều ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cầu Kè nằm phía tây tỉnh Trà Vinh. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nên Cầu Kè vẫn là huyện thuần nông nhất của tỉnh. Nơi đây còn tập trung khá nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Đến Cầu Kè vào những ngày me nặng trĩu trái và gừng luôn sẵn củ non, bạn sẽ được người dân nơi đây thết đãi một món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc sắc.
Pọoc cà nhạy là món ngon phổ biến của người Khmer và cá rô đồng kho đọt me chua ngọt lại được người Kinh rất ưa chuộng. Đặc điểm chung của hai món ăn trên là mang hương vị rất thanh tao, dân dã và đậm bản sắc vùng đất Tây Nam Bộ mà khó tìm thấy được tại các đô thị sầm uất.
Pọoc cà nhạy
Món pọoc cà nhạy thường có nhiều ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cầu Kè nằm phía tây tỉnh Trà Vinh. Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nên Cầu Kè vẫn là huyện thuần nông nhất của tỉnh. Nơi đây còn tập trung khá nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Đến Cầu Kè vào những ngày me nặng trĩu trái và gừng luôn sẵn củ non, bạn sẽ được người dân nơi đây thết đãi một món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc sắc.
Đĩa poọc cà nhạy được trang trí bắt mắt kích thích vị giác người dùng.
Lao xao mùa ngâu chín
Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này. Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
Trái gì lạ quá!
Bà Nguyễn Thị Trung Hiếu, 43 tuổi, nhà ở phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa) chuyên nghề bỏ mối bánh kẹo, có chồng người xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) 4 năm nay cũng tham gia vào việc bán trái ngâu tết. Bà mua ngâu tại nhà vườn ở Tân An, dú khí đá rồi chở lên Biên Hòa bán ngay bên lề đường trước nhà mẹ ruột. Bà Trung Hiếu cho biết, ngâu năm nay chín sớm và bán rất được giá (40-45 ngàn đồng/kg, năm rồi chỉ 30-35 ngàn đồng/kg). Là người bán ngâu kém thâm niên nhất, không ít lần phải nghe những nam nữ thanh niên đi chơi ngang qua nhìn đống ngâu chất bên đường, ngừng xe lại hỏi: “Trái gì lạ quá vậy? Và ăn làm sao?”… Ấy vậy, bà Trung Hiếu cũng có khá đông khách hàng là mối quen đặt mua mỗi người 10kg để ngâm rượu, còn lại là khách đến mua ngâu chín đập vỏ ăn tại chỗ. Với số vỏ bỏ lại, bà cân bán cho người sành rượu ngâu với giá trên 200 ngàn đồng/kg, tùy theo việc thu được nhiều ít.
Trái gì lạ quá!
Bà Nguyễn Thị Trung Hiếu, 43 tuổi, nhà ở phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa) chuyên nghề bỏ mối bánh kẹo, có chồng người xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) 4 năm nay cũng tham gia vào việc bán trái ngâu tết. Bà mua ngâu tại nhà vườn ở Tân An, dú khí đá rồi chở lên Biên Hòa bán ngay bên lề đường trước nhà mẹ ruột. Bà Trung Hiếu cho biết, ngâu năm nay chín sớm và bán rất được giá (40-45 ngàn đồng/kg, năm rồi chỉ 30-35 ngàn đồng/kg). Là người bán ngâu kém thâm niên nhất, không ít lần phải nghe những nam nữ thanh niên đi chơi ngang qua nhìn đống ngâu chất bên đường, ngừng xe lại hỏi: “Trái gì lạ quá vậy? Và ăn làm sao?”… Ấy vậy, bà Trung Hiếu cũng có khá đông khách hàng là mối quen đặt mua mỗi người 10kg để ngâm rượu, còn lại là khách đến mua ngâu chín đập vỏ ăn tại chỗ. Với số vỏ bỏ lại, bà cân bán cho người sành rượu ngâu với giá trên 200 ngàn đồng/kg, tùy theo việc thu được nhiều ít.
Chùm ngâu còn xanh trái trên cành.
Trái ngâu Đại An
Trong một lần ghé Đồng Nai và được mời thưởng thức rượu ngâu, nhà báo kỳ cựu Phan Kim Thịnh (tức Lý Nhân, Phan Thứ Lang) - tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như: Sài Gòn vang bóng, Bảo Đại - vua cuối cùng triều Nguyễn, Thiệu - Kỳ một thời hãnh tiến, một thời suy vong, Trần Lệ Xuân - giấc mộng chính trường... đã hứng khởi tiết lộ:
Ông Hai Nữ với hủ rượu ngâu.
- Trái ngâu này chỉ có ở miền Đông, cụ thể là ở Bình Giã và Đại An mà thôi. Theo tôi biết được thì vào khoảng năm 1959, Ngô Đình Diệm công du Đại Hàn được ông Lý Thừa Vãn mời thưởng thức rượu ngâu và sau đó có tặng cho mấy trái đem về nước làm quà. Vốn là người công giáo có tinh thần quốc gia cực đoan, ông Diệm nghĩ ngay đến việc chế biến ra một loại rượu lễ để thay thế cho rượu lễ đưa từ Roma sang nên đưa mấy trái ngâu này cho các vị linh mục ở Bình Giã và Đại An trồng thử và nghiên cứu việc làm rượu lễ. Sau đó Diệm bị lật đổ, còn Bình Giã và Đại An đều trở thành vùng chiến sự nên ý tưởng làm rượu lễ không có cơ hội thực hiện. Nhưng loại trái cây có mùi thơm đặc biệt này được các linh mục gọi là trái trường sinh được người dân trong vùng thu hái chế biến thành rượu uống rất ngon.
19 thg 5, 2016
Hồ Bảo Lâm thơ mộng giữa miền cao nguyên
Nằm ở lưng chừng cao nguyên Di Linh, cách TP Bảo Lộc 14 km về phía tây bắc, hồ Bảo Lâm thơ mộng nằm nép mình bên thị trấn Lộc Thắng rồi quanh co tưới tắm cho những rẫy trà, cà phê xanh tươi bạt ngàn.
Cổng chùa Hoa Nghiêm nhìn ra hồ Bảo Lâm, bên kia bờ là đồi trà, cà phê xanh tươi - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Theo con đường Nguyễn Văn Cừ về huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), ra khỏi nội ô TP Bảo Lộc đã thấy mênh mang những sườn đồi uốn lượn, phủ rợp màu xanh các loài cây công nghiệp. Chạm chân tới thị trấn Lộc Thắng là thấy hồ Bảo Lâm xanh mát hiện ra trước mắt.
Lên núi Múa ngắm mùa lúa xanh
Tháng 6 chưa tới, những người ưa khám phá vẫn đang thấp thỏm tới mùa lúa chín bên dòng Ngô Đồng để đổ về đây. Nhưng lúa tháng 5 mang một vẻ đẹp riêng, màu xanh ngút ngàn hòa trong màu núi.
Bức tranh Tam Cốc nhìn từ ngọn núi Múa - Ảnh: Minh Đức
Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)