9 thg 4, 2016

Lâu đời như phở Sài thành

Nhắc đến phở, bất kỳ ai cũng đều có thể tham gia vào câu chuyện. Bởi phở là món ăn quá quen thuộc với chúng ta. Chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần bước ra đầu ngõ hoặc vòng về cuối xóm là đã gặp ngay quán phở. 


Nhiều quán phở, nhiều phong cách nấu phở khác nhau và quan trọng nhất là do khẩu vị khác nhau nên thật khó để đánh giá rằng quán phở này nấu ngon hơn quán phở kia. 

Có chăng chỉ có thể phân biệt được quán phở này nấu theo phong cách này và quán phở kia giữ nguyên “hồn Bắc” dù đã trải qua hàng chục năm mà thôi. Mặc dù quán phở nhiều như nấm mọc sau mưa, nhưng có vài quán phở đã tồn tại hàng chục năm và trở thành những tên tuổi mà người mê phở nào cũng biết và đều “nuốt nước miếng” khi nghĩ đến.
Thánh đường của người mê phở hương vị Bắc 

Ghiền hệt gỏi dông

Con dông cát không biết từ bao giờ đã được xếp vào hàng đặc sản của đất Phan. Dông nướng muối ớt, dông làm chả, dông xào củ hành… món nào nhắc đến cũng nghe ưa ứa nước trên mặt lưỡi.


Nhưng để chép miệng, hít hà tiếc nuối ngay cả khi bụng đã no kềnh chống đũa, với tôi, chắc chỉ có gỏi dông.

Để làm được món gỏi ngon cũng phải lắm công phu. 

Thân thương Trà Nóc

Tôi vẫn yêu Trà Nóc nhiều lắm vì vùng đất này đã cưu mang tôi và gia đình trong những ngày đầu chập chững về miền Tây sinh sống. Vậy mà sao những ngày xưa ấy, lúc ta hòa mình cùng nó, ta không thấy, không cảm nhận gì cả…

Một góc chợ Trà Nóc 

Nhắc đến Trà Nóc, có lẽ nhiều du khách sẽ nhớ ra, miền quê này từng nổi đình đám khi nghệ nhân dân gian Mười Xiềm đem món bánh xèo qua Mỹ quảng bá ẩm thực VN. Nhờ nghệ nhân với hơn 50 năm tuổi nghề Mười Xiềm mà hình thành nên thương hiệu bánh xèo cho Cần Thơ. Từ đó, lễ hội bánh dân gian đã được xây dựng và ra đời vì khi đến thủ phủ Tây Đô, người ta không chỉ biết đến bánh xèo mà còn các món khác nổi danh như món bánh cóng nhân tôm. Riêng về bánh tét lá cẩm và bánh ú nhân mỡ thịt, xem ra, khó có địa phương nào địch nổi cho dù bánh tét Trà Cuôn của Trà Vinh cũng rất ngon. Tuy nhiên, người Trà Vinh chỉ gói bánh với màu của lá dứa xay ra chứ không tẩm ướp màu của lá cẩm. 

Về U Minh Thượng câu cá


“Câu cá” ở đây là câu cá được cho phép trong Vườn quốc gia U Minh Thượng. Vườn trồng rặt một loại tràm, rộng mênh mông với 8.053 ha.

Chức năng của nó cũng rất rộng: Bảo vệ sinh quyển - sinh thái vùng rừng trầm thủy Nam bộ, bảo vệ các loài động vật đặc hữu, chống xói lở và bão lũ, điều hòa sinh thái cho cuộc sống con người đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu ngày nay. Rừng nằm ở phía tây sông Trẹm, giáp giới ba huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang. 

7 thg 4, 2016

Về Bắc Bộ ngắm hoa trẩu nở rộ dịp tháng 4

Ở miền núi Bắc Bộ, hoa trẩu là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết và tinh khôi, thường nở rộ vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Cây trẩu còn có nhiều tên gọi khác là dầu sơn, mộc đu thụ, ngô đồng, thiên niên đồng... mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Cây trẩu mọc hoang, sinh sống và phát triển ở những vùng đất khô ráo như trong rừng thưa hoặc ven rừng rậm. Ở Việt Nam, cây trẩu được trồng ở nhiều nơi từ đồng bằng cho đến miền núi một số tỉnh như Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Tam Đảo (Vĩnh Phúc)... Hoa nở rộ vào mỗi độ tháng 4 về. 

Cây trẩu ra hoa mỗi độ cuối tháng 3 đến tháng 4, tập trung 1 số tỉnh phía Bắc. Ảnh: mytour. 

Xôi chiên trứng nửa đêm Đồng Hới

Bây giờ nhớ Đồng Hới, tôi không thèm bánh xèo, khoai dẻo, cháo canh hay lẩu cá, mà cứ mong ngóng một ngày trở lại chỉ để nhâm nhi món xôi chiên giòn rụm, thơm lừng lúc nửa đêm. 

Xôi chiên trứng Đồng Hới - Ảnh: Thủy OCG 

Chúng tôi chạy một mạch từ Hà Nội vào Quảng Bình, về đến khách sạn đã sắp nửa đêm. Bạn giục tắm giặt thay đồ ù lên, có đồng bọn người thổ địa hẹn dắt đi ăn đêm, có món xôi chiên ăn “quên sầu”.

Một ngày bình thường ở Nam Du

Một ngày thôi, với quần đảo còn nguyên nếp sống của một vạn chài với những con người chất phác hòa trộn nét hồn hậu của người dân Tây Nam bộ, để thấy Nam Du xa xôi gần gũi đến nhường nào. 

Những phên cá xương xanh trên bờ kè cảng - Ảnh: Minh Đức 

Bình minh vừa hé rạng cũng là lúc bến cảng lại rộn ràng, tấp nập với những con thuyền đầy ắp cá và hải sản. Tiếng còi tàu hú vang, những chủ nhà nghỉ, quán ăn lại chộn rộn, nhìn tới nhìn lui điện thoại chờ cuộc gọi của những vị khách phương xa. 

6 thg 4, 2016

Nhà thờ Hà Dừa

Nhà thờ Hà Dừa tọa lạc tại Diên Khánh, ngoại thành thành phố Nha Trang. Đây không phải là điểm đến quen thuộc của du khách đến thành phố biển (bằng chứng là trong sách Nha Trang điểm hẹn, của Đào thị Thanh Tuyền không nhắc đến ngôi nhà thờ này, dù quê của tác giả chính là Diên Khánh). Thế nhưng nếu bạn có đến thành cổ Diên Khánh thì chắc chắn phải chú ý đến ngôi nhà thờ này, bởi vì qua cổng Tây thành khoảng 200 met, nhìn bên tay trái bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc cổ hết sức ấn tượng.

Cổng và nhà thờ Hà Dừa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Làm bánh Nongya trên tháp Po Sha Inư

Sáng mùng 5 tết (12/2/2016), tôi lên tháp. Tháp khá đông du khách tham quan. Các đoàn khách tập trung trên tháp chính tham quan tháp và xem biểu diễn nghệ thuật múa Chăm tại sân khấu văn nghệ. Tiếng khèn saranai và tiếng trống ginăng vang lên thôi thúc nhịp múa Nhảy lửa sôi động, hay nhịp nhàng dìu dặt bước chân vũ nữ Chăm trong điệu “Cánh quạt đầu xuân”. Nhiều tràng vỗ tay vang lên khi điệu múa kết thúc.

Về Tuy Phong thưởng thức cua huỳnh đế

Vùng biển Tuy Phong không chỉ tuyệt đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn nức tiếng với các loại hải đặc sản, trong đó cua huỳnh đế từ lâu đã khẳng định đẳng cấp về chất lượng.


Đặc sản tiến vua

Khi biển trở ngọn gió nồm cũng là thời điểm được mùa cua huỳnh đế. Vào những tháng này cua huỳnh đế đực và cái đều mang những chiếc bụng căng tròn vì gạch, cua cái lại có thêm trứng nên chúng khá lười vận động. Lý giải cho cái tên “huỳnh đế” khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là “hoàng đế”, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của ngư dân, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, càng sung sức nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua “huỳnh đế” thay vì là “hoàng đế” như ban đầu.