29 thg 3, 2016

'Đạo' bánh tráng Bình Định

Ẩm thực đất Võ có vô số đặc sản, nào bánh ít lá gai, nước mắm, rượu Bàu Đá cho đến chả cá Quy Nhơn, nem chua Chợ Huyện... Nhưng nói về mức độ đa dạng, phổ biến và tính lan truyền rộng rãi đồng thời đi vào lịch sử thì không có món nào qua mặt được bánh tráng.


Món "lương khô" trứ danh

Có chuyện rằng trên chuyến xe đò chở sinh viên từ miền trung vào Sài Gòn, đến bến xe Miền Đông hành khách bước xuống. Hỏi làm cách gì biết em nào Bình Định, em nào Quảng Nam hay ai đến từ Huế, Quảng Ngãi?

Đáp án: Cứ sinh viên nào xách ràng bánh tráng 1 bên, 1 bên là can nước mắm thì đích thị dân xứ Nẫu. Không khác được và y như rằng phải thế. Nếu khách nào quàng thêm xâu nem chua hay bịch chả cá nữa thì khỏi cần điều tra, cứ hỏi thẳng luôn: “Bình Định hả em?”, thì kiểu gì "đối tượng" cũng gật đầu như… bổ củi!

Phân biệt những bãi biển trùng tên dễ bị nhầm lẫn ở Việt Nam

Bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Sa Huỳnh hay biển Mỹ Khê là những bãi biển nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không để ý, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn vì tên gọi những bãi biển này xuất hiện ở khắp nơi trên bản đồ Việt Nam.

Bãi Rạng

1. Bãi Rạng Phan Thiết: hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết. Được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.

Ảnh: Dulichmuine

28 thg 3, 2016

Khung ảnh kỳ ảo của Hang Rái

Hang Rái là một địa danh không thể bỏ qua với bất cứ ai đến vùng đất nắng gió Phan Rang. Cách thành phố khoảng 20 km trên đường ra vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái luôn làm du khách phải trầm trồ vì sở hữu vẻ đẹp kỳ ảo.

Thiên nhiên đã tạo nên một Hang Rái hiếm có ở Việt Nam. Những tảng đá được nắng, gió và sóng biển tạo nên những hình thù độc đáo, sừng sững trước biển cả. 

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Dưới đây là hai món ăn làm từ nhum biển (cầu gai) mà du khách không nên bỏ qua ở Nam Du.

Nhum nướng mỡ hành

Nhum thường sinh sản vào tháng 3 - 6 âm lịch nên nếu đi vào thời điểm này, du khách có thể thưởng thức nhum đầu mùa rất thơm ngon. Tại Nam Du, những người đi biển lành nghề thường biết những hộc, gành đá mà nhum cư trú để bắt. Bắt nhum phải đúng cách, nếu không sẽ bị nguy hiểm vì gai đâm.

Người đầu bếp sẽ cắt hết gai, rửa sạch, cắt đôi nhum ra và đặt lên bếp nướng. Nhum có phần thịt màu trắng hồng nhạt, ăn bùi bùi. Tuy mỗi con nhum có kích thước khá to nhưng phần thịt lại không nhiều. 

Khi chín phần thịt nhum có màu vàng bắt mắt, đi kèm với màu xanh của hành lá và ánh lửa hồng. Ảnh: Minh Đức 

Lắc lẻo qua cầu tre Cẩm Đồng

Chùm ảnh ghi lại hình ảnh nông dân thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam qua cầu tre buổi sáng sớm vừa gần gũi vừa sinh động.

Những chiếc cầu tre để người dân thôn Cẩm Đồng qua lại thu hoạch hoa màu 

Để tiện sang sông Vĩnh Điện ra đồng trồng rau, thu hoạch hoa màu... hàng trăm hộ dân thôn Cẩm Đồng cùng nhau làm những chiếc cầu tre để qua sông. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại.

25 thg 3, 2016

Tận mắt xem công đoạn chế biến “cà phê chồn” từ chất thải của chồn

Ở Đà Lạt hiện có nhiều gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê chồn, họ cho chồn ăn trái cà phê chín, rồi lấy hạt cà phê từ phân chồn làm sạch và rang.

Tại xã Tà Nung, cách trung tâm TP. Đà Lạt chừng 20 km, có nhiều hộ gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê.

Kỳ quan thế giới bằng đất nung

Những kỳ quan thế giới bằng đất nung do những người thợ tài hoa ở làng gốm Thanh Hà chế tạo đã trở thành một địa điểm du lịch vệ tinh hấp dẫn của di sản thế giới Phố cổ Hội An (Quảng Nam). 

Về với làng gốm Thanh Hà ở Tp. Hội An du khách không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi của ngôi làng gốm cổ hơn 500 năm tuổi. Ngạc nhiên hơn khi du khách được khám phá Công viên đất nung Thanh Hà nằm trên diện tích 6000 mét vuông ở giữa làng.

Đến đây người xem được ngắm nhìn rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới đã được tái hiện lại một cách sinh động trong Công viên đất nung.

Toàn cảnh khu thế giới thu nhỏ tại Công viên đất nung.

Mùa măng sặt Tây Bắc

Người ta gọi loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc ấy bằng một cái tên giản dị - măng sặt, thứ măng chỉ có ở núi rừng này. Dân dã, nhưng một lần ăn thì nhớ mãi.

Măng Sặt là một đặc sản chỉ có ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Măng sặt mọc nhiều trên núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai... Măng mọc thành từng cụm dày, sinh sản rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm tua tủa. Ngọn măng nhọn, dong dỏng cao, lá nhỏ. 

24 thg 3, 2016

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bà Chúa Xứ Gò Tháp và Đìa Phật - Đìa Vàng

Hằng năm, lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách thập phương. 

Miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp - Ảnh: Hoàng Phương 

Mấy năm nay vào các ngày lễ hội, đường vào khu di tích Gò Tháp thường bị tắc nghẽn. Du khách cho rằng “Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc là chị, còn Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp là em” nên kéo đến miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp chiêm bái rất đông. Miếu nằm trong quần thể khu di tích khảo cổ Gò Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), xung quanh có nhiều cây cổ thụ trăm năm xòe bóng mát, cao sừng sững. 

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bí ẩn miếu Hoàng Cô

Đồng Tháp Mười là vùng đất trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Các nhà khảo cổ học khẳng định cư dân Phù Nam từng sinh sống ở đây.

Di tích Ao thần sau khi khai quật - Ảnh: Hoàng Phương 

Vùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.