24 thg 3, 2016

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Sư tử huyền thoại ở chùa Tháp Linh

Gò Tháp Mười là gò lớn và cao nhất trong quần thể khu di tích Gò Tháp (tỉnh Đồng Tháp). Cách đó chừng 100 m về phía bắc là Tháp Linh cổ tự.

Chùa Tháp Linh - Ảnh: Hoàng Phương 

Mở đất, lập chùa

Người dân địa phương cho biết trước năm 1975 chùa Tháp Linh lợp lá, nền gạch đơn giản, được cất ở khu vực triền gò. Mặc dù ghi là cổ tự, song niên đại ngôi chùa còn nhiều điểm nghi vấn. 

Theo mô tả của nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong quyển Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, đó là “một ngôi chùa bằng gạch, rộng thênh thang mà đồ thờ rất ít, chỉ có vài tượng Phật bằng gỗ sơn hoặc để mộc, vài bình hương, một ngọn đèn dầu cá leo lét. Không có một bức hoành, một đôi liễn. Hỏi người giữ chùa về di tích thì người ấy đáp nền chùa này ở trong đồn Tháp hồi xưa. Mấy năm trước, dân chúng quanh đây đào được ở chân giồng những viên sắt lớn bằng đầu ngón tay, chắc là những viên đạn thời đó. Ngoài ra, còn thấy những cây cừ bằng gỗ sao chôn ở dưới đất, đen như than. Còn chùa cất từ năm nào thì không rõ”.

23 thg 3, 2016

Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy. Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.


Cầu Gành. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ốc bươu nướng tiêu dân dã ở Cần Thơ

Vị cay của hạt tiêu cùng vị béo ngọt của miếng thịt ốc đã làm nên hương vị đặc trưng của món ăn bình dị xứ miền Tây.

Đất Cần Thơ vốn nổi tiếng với nhiều món ăn bình dân nhưng luôn đậm đà hương vị khiến thực khách thử qua một lần là nhớ mãi. Trong số đó không thể không kể đến món ốc bươu nướng tiêu, một món ăn rất phổ biến của Cần Thơ.

Để làm món ăn này, người ta thường luộc sơ qua ốc rồi nướng. Ốc được nướng trên bếp than củi để giữ được độ thơm và mùi vị tự nhiên của món ăn. Sau đó người ta cho thêm nước mắm đã pha sẵn các loại gia vị vừa ăn như: tiêu, tỏi, bột ngọt... nướng cho đến khi thấy nước bên trong sôi lên, hơi cạn xuống thì cho ra đĩa là dùng được.

Khi nướng ốc, đừng quên trở ốc đều tay và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc. 

Đĩa ốc nướng tiêu hấp dẫn thực khách với màu xanh bắt mắt của rau răm và mùi thơm nức của con ốc. Ảnh: Phong Vinh 

Đảo Móng Tay ở Phú Quốc

Nằm phía nam Phú Quốc, đảo Móng Tay mang một vẻ đẹp lãng mạn với các bờ biển trong xanh như ngọc và bãi cát trắng tinh dưới những hàng dừa râm mát.

Đất nước chúng ta có những bãi biển trải dài từ Nam chí Bắc, vậy mà khi nói đến những bãi biển trong xanh “như ngọc” thì nhiều người thường chỉ nghĩ đến Bali, Maldives, hay Koh Rong Saloem.

Tuy nhiên khi tìm đến hòn đảo Móng Tay, chúng tôi đã thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hòn đảo này. Sau những năm tháng “cày nát” các con đường ven biển, những hòn đảo xinh đẹp lớn, nhỏ của Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng đảo Móng Tay không hề thua kém những thiên đường biển nổi tiếng khác. 

Đảo Móng Tay yên bình . Ảnh: Phan Lộc 

Rau rừng Tây Bắc

Tháng Ba, giá rét vẫn còn bao trùm vùng cao Tây Bắc với núi đồi chìm trong sương mờ và những thửa ruộng bậc thang chưa gieo mạ; đó là lúc du khách phương xa đến với Sa Pa có thể thưởng thức món rau mầm đá tuyệt ngon và nhiều loại rau đặc sản khác của địa phương.

Chợ rau xanh và trang phục đầy màu sắc của các phụ nữ người Dao 

Được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa nổi tiếng với nhiều loại rau “độc” và lạ. Dù mỗi loại rau vào từng mùa có hương vị khác nhau, nhưng sự tươi ngon của sản vật miền sơn cước luôn hấp dẫn du khách.

10 đặc sản độc đáo của đất đại ngàn Kon Tum

Ai từng đến với Kon Tum sẽ nhớ những món ngon không lẫn vào đâu được như cà đắng, gỏi lá, cá chua hay heo Măng Đen quay.

Heo Măng Đen quay 


Giống heo Măng Đen của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20 kg. Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.

22 thg 3, 2016

Ăn bánh ướt Diên Khánh

Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn nổi tiếng của Nha Trang, dĩ nhiên là ở Diên Khánh. Tui đọc và biết vậy nhưng hồi nào tới giờ đi Nha Trang nhiều lần mà chưa có lần nào ra Diên Khánh nên chưa có dịp thử. Lần này anh Tư Miền Biển rủ đi chơi hơi xa, trên đường đi có ngang qua Diên Khánh và anh đề nghị ăn sáng là bánh ướt Diên Khánh cho biết, anh cũng nói thêm là không phải dẫn đến chỗ ăn ngon nhất, mà là đến một quán hiếm hoi còn xài lò trấu thủ công, kẻo mà ít lâu nữa nó không còn sẽ không có dịp chụp hình làm kỷ niệm.

Đây là cửa Tây thành Diên Khánh


Qua cửa thành vài trăm mét, bên phải là quán bánh ướt.

Đi suối cá thần, mua đặc sản rừng

Đến Thanh Hóa, rất nhiều du khách thường ghé xã Cẩm Lương để ngắm suối cá thần. Dòng suối rất cạn, với độ sâu chừng nửa mét và chiều rộng chừng ba mét, nước chảy ra từ một khe đá ngầm và ở đó là cả ngàn con cá bơi lội tung tăng, có con dễ chừng nặng vài ký. Cá ở đây nhiều nhất là giống cá dốc, môi cá màu đỏ. Ngoài ra, suối cũng có các giống cá trôi, chép, chày, leo hoa… Tên gọi “suối cá thần” xuất phát từ niềm tin rất lâu của người địa phương cho rằng cá ở đây linh thiêng, và không ai dám bắt để ăn thịt.

Suối cá thần rất cạn, nước chảy ra từ khe đá, có cả ngàn con cá bơi lội tung tăng.

Suối cá thần nằm dưới chân núi Trường Sinh, thu hút nhiều du khách tới tham quan, vui chơi. Cũng vì thế nên tại đây hình thành một chợ đặc sản miền núi, mà nếu bạn không mua, quay về lại ngay cả ở Thanh Hóa cũng không thể nào tìm ra những thứ hàng độc đáo như ở ngôi chợ đặc biệt này.

Nhà chùa giúp tiền xây... nhà thờ cha Tam

Người Hoa có cộng đồng khá đông ở vùng Chợ Lớn tại Sài Gòn. Đã có những nhà thờ từng được dựng lên để phục vụ cho cộng đồng Công giáo người Hoa tại Sài Gòn mà chúng tôi muốn giới thiệu, đó là nhà thờ Cha Tam (25 Học Lạc, quận 5) và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình (26A Nguyễn Thái Bình, quận 1).

Xung quanh cuộc sống sôi động của Sài Gòn, ẩn nấp trong những con phố cổ kính là ngôi nhà thờ của cộng đồng người Hoa. Kiến trúc những ngôi nhà thờ này mang một nét riêng biệt, là sự giao thoa giữa kiến trúc Công giáo với người Hoa và Việt Nam.

Giúp cha Tam xây nhà thờ

Năm 1866, thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Đô đốc Lagrandière khi đi qua ngôi nhà thờ đầu tiên của người Hoa ở Chợ Lớn thấy quá nhỏ và cũ kỹ do cải tạo từ nhà bình thường nên đã lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng ngân quỹ Sài Gòn xây một nhà thờ mới lớn hơn gần đó ở đường Cây Mai (nay là trụ sở báo SGGP).

Trong mấy chục năm phát triển, số giáo dân Hoa và Việt ở đây luôn biến động. Thông thường khi lễ bằng tiếng Latinh xong, giáo dân người Hoa đọc kinh tiếng Hoa ở nhà thờ, giáo dân Việt đọc kinh tiếng Việt ở nhà hội, rồi đến lúc giáo dân Việt đông hơn nên vào đọc kinh trong nhà thờ, giáo dân Hoa ra đọc kinh ở nhà hội.

Đi chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng là một nét sinh hoạt thương mại – văn hoá độc đáo của Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều ở quận trung tâm Ninh Kiều chừng 45 phút  đi ghe máy dọc sông.