22 thg 2, 2015

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Những tích truyện từ ca kịch dù kê, món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua đã in sâu trong đời sống chân chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm để khẳng định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Internet

Người Khmer ở Nam bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bà con dân tộc và luôn được bảo tồn, phát huy.

21 thg 2, 2015

Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng

Khoảng đầu những năm 1960, khi thành phố Sóc Trăng còn có tên là Khánh Hưng, thuộc tỉnh Ba Xuyên, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là ông Hoàng Mạnh Thường người gốc Huế. Vì nhớ quê nên ông cho xây dựng ở đây một cái hồ theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế. Hồ này có tên là Tịnh Tâm.

Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ) 2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đào một hồ nuóc ngọt lớn phía sau hồ Tịnh Tâm. Từ đó khu vực này có tên là hồ Nước Ngọt, bao gồm hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm) và hồ lớn.

Diện tích hồ rộng 20 ha. Xung quanh hồ trồng nhiều cây xanh, chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau, phi lao, phượng vĩ để trang trí thêm. Nơi đây được coi là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng với mặt hồ rộng mênh mông và nhiều cây xanh, cây cảnh. Hầu hết các hoạt động văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.

Làng bưởi Diễn dịp giáp Tết

Bưởi Diễn là một món quà, thức quả để trưng bày hoặc biếu, tặng rất được ưa chuộng dịp lễ Tết. Giống bưởi thơm ngon này có xuất xứ từ đất Phú Diễn, Minh Khai, Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp giống bưởi ngon truyền thống đã làm nên một thương hiệu cam Canh bưởi Diễn ngày nay cho mảnh đất Phú Diễn. 

Cuối tuần đi vườn hoa Xuân Quan đón Tết sớm

Đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng muôn sắc hoa tết rực rỡ đang được người dân nơi đây chăm sóc kỹ càng trước khi xuất bán. 

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km, Xuân Quan cũng là một địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm. Bạn có thể đi xe máy theo đê Long Biên hướng Bát Tràng hoặc đi xe buýt 47 rồi bắt xe ôm là tới. Vườn hoa Xuân Quan khá gần làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. 

Xuân về trên làng hoa tết Nhật Tân

Còn chưa đến một tháng nữa là đến tết Nguyên Đán, làng hoa Nhật Tân trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những cành hoa đào hoa xuân bung nở khoe sắc thắm thu hút không chỉ người đến mua hoa mà còn cả khách du lịch đến thăm thú, chụp ảnh. 

Làng hoa Nhật Tân cách trung tâm Hà Nội 7 km về phía Tây Bắc, nằm ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề trồng đào cảnh lâu năm của Hà Nội. 

Làng hoa Tây Tựu vào vụ Tết

Cúc, violet, thược dược... vào độ đẹp nhất, bông nở to và sắc màu rực rỡ, được các chủ vườn thu hoạch chuyển vào thành phố phục vụ Tết Nguyên đán. 

Làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km. Cứ đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân xã Tây Tựu lại tất bật chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Nhiều nhất ở đây là hoa cúc. 

Dạo chơi 6 làng hoa ven Hà Nội dịp giáp Tết

Hà Nội vốn nổi tiếng với làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá... là điểm đến yêu thích của số đông người dân thủ đô. Không chỉ vậy, hiện nay, các vùng lân cận như Xuân Quan, Phụng Công (Hưng Yên) cũng trồng nhiều loại hoa rất đẹp.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, Hà Nội lại ngập tràn sắc màu rực rỡ của các loại hoa hồng, cúc, đào, đồng tiền, thược dược... Nguồn hoa dồi dào đó chính từ các làng ven đô, nhiều nơi còn chuyển đất canh tác nông nghiệp sang trồng hoa phục vụ quanh năm.

1. Làng hoa Tây Tựu

Nằm ở quận Bắc Từ Liêm, Tây Tựu là một làng nghề trồng hoa lâu đời của thủ đô Hà Nội. Khoảng đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân Tây Tựu lại bận rộn chuẩn bị vụ hoa lớn để đón Tết.

Nơi đây trồng chủ yếu là các loại hoa cúc, từ cúc đại đóa vàng, trắng, cho đến cúc chi, cúc tím, hồng. Ngoài ra, không thể thiếu violet, thược dược, đồng tiền, hoa hồng... rất được ưa chuộng để trang trí lẫn trưng bày trên bàn thờ dịp lễ. 

Thời điểm này, các loại hoa đều đã đến vụ thu hoạch ở Tây Tựu. Ảnh: Vy An. 

Đầu xuân hành hương qua 5 ngôi chùa trên 200 tuổi ở Sài Gòn

Viếng chùa ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt trong Tết cổ truyền. Cũng như các miền khác, chùa Sài Gòn ngày đầu xuân luôn đông khách đến dâng hương, nhất là tại 5 ngôi chùa cổ nổi tiếng.

Đầu xuân, nhiều ngôi chùa trong thành phố, nhất là những ngôi chùa cổ luôn tấp nập khách thập phương đến vãn cảnh chùa, khấn cầu bình an và sức khỏe cho gia đình.

Tổ đình Giác Lâm 


20 thg 2, 2015

Chùa Đất Sét, ngày trở lại

Tôi đến chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lần đầu vào năm 2001. Đây là ngôi am tự nhỏ mà tất cả các tượng Phật đều được làm bằng đất sét (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng), có đôi đèn cầy được thắp sáng liên tục suốt mấy chục năm... Toàn bộ công trình này được thực hiện bởi bàn tay của một con người trong suốt 42 năm: cư sĩ Ngô Kim Tòng, (xem bài viết Chỉ là đất sét)

Rất ấn tượng với công trình nghệ thuật - tín ngưỡng này, tôi liên tục trở lại đây nhiều lần vào các năm 2002, 2003 để giới thiệu cho những người thân quen. Hồi ấy tiếp chúng tôi là một ông cụ già, tự giới thiệu là em ruột ông Ngô Kim Tòng. Lần nào cũng vậy, ông đều kể tỉ mỉ cùng chúng tôi lai lịch của những bức tượng, cách thức người anh của mình là Ngô Kim Tòng đã tạo nên những cặp đèn cầy như thế nào. Chỉ nhỏ hơn ông Ngô Kim Tòng độ 10 tuổi, nên những kỷ niệm cùng người anh thân yêu vẫn đậm nét trong ông, ông kể lại với tấm lòng trân quý người anh của mình cùng di sản của anh ấy. Tôi nhớ, ông như muốn khóc khi chỉ những vết hằn trên bức tượng voi trắng: Khách vô đây họ hổng có ý thức. Tui nói tượng làm bằng đất sét mà họ hổng tin. Họ bấm, họ bẻ coi có phải đất sét thiệt hông. Họ làm tượng của ông anh tui bị hư hại.

Ông Ngô Kim Giảng, em ruột ông Ngô Kim Tòng, người trông coi chùa Đất Sét với nhiều tâm huyết. Ảnh chụp năm 2001.

Hai loại bánh Tết đặc trưng của người Sán Dìu

Dịp lễ tết, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện đang sinh sống ở một số nơi thuộc các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ... ở Quảng Ninh lại làm các loại bánh để cúng gia tiên, ăn tết cùng nhau.

Bánh tài lồng ệp

Nguyên liệu làm món bánh bao gồm bột gạo nếp 7 phần, bột tẻ 3 phần trộn với nước đường phên, tạo ra một loại bột dẻo màu vàng. Cái khéo của người làm bánh là sao cho nước đường phên hòa với bột đến đủ độ dẻo quánh, không khô quá mà cũng không vón cục.

Bột được đổ vào khuôn, dưới lót một lần lá chuối, rồi hấp cách thủy với nước gừng. Đến khi lấy chiếc đũa, xiên thử vào khuôn bột mà đầu đũa không bị bột dính nữa thì bánh đã chín. Thông thường, thời gian hấp bánh mất 7 - 8 giờ.

Trước khi bánh chín, người làm chuẩn bị lấy vừng và lạc đã rang chín xát vỏ rắc đều lên trên bề mặt bánh. Bánh tài lồng ệp có hình tròn mang theo tín ngưỡng thờ trời đất trong quan niệm của người Sán Dìu. 

Bánh tài lồng ệp có hình tròn, dẻo thơm, màu vàng đậm, thơm mùi gạo nếp quyện vị của lạc, vừng. Ảnh: Thúy Hằng.