23 thg 12, 2014

Về thăm xứ Đoài miền cổ

'Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng. Khói chiều mênh mông, sông đã buông nắng... Nhớ thương làng quê, lũy tre, bờ đê. Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên...', những câu hát tha thiết của Trần Tiến cứ văng vẳng trong suốt chuyến về Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), một chuyến đi về thăm xứ Đoài miền cổ. 

Ai bước chân vào làng cổ Đường Lâm cũng chắc hẳn dậy lên cảm xúc khó tả về một làng quê truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ 

Ghé thăm Phú Quốc, 1 trong 10 điểm đến mùa đông tuyệt nhất thế giới

Cuối năm 2014, Phú Quốc được trang web du lịch uy tín National Geographic bình chọn vào danh sách 10 điểm đến mùa đông tuyệt nhất. Điều gì đã làm nên một Phú Quốc đầy lôi cuốn và được yêu thích đến vậy?

Vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình, ấm áp đã đưa Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến lý tưởng tại châu Á cho những du khách muốn lánh xa cái lạnh mùa đông. Dưới đây là 10 điểm không thể bỏ qua nếu bạn muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của Phú Quốc.

1. Bãi Sao 


Làng xưa trong phố

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10km, làng cổ Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ngôi làng cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và không gian văn hóa lâu đời của các làng ven đô trước xu hướng đô thị hóa hiện nay.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm làng cổ Đông Ngạc là đình làng. Theo cụ Phan Trác Thuật (92 tuổi) cho biết đình làng được xây dựng năm 1653 ở phía Bắc với kiến trúc 7 gian 2 dĩ, thờ 3 vị tiền hiền: Thiên – Nhân - Địa (tương đương Thiên là Thần Độc Cước; Nhân thần là một vị tướng được phong là Đô Đốc Đồng Xuyên Hầu; Địa thần là Bản thổ Thành Hoàng). Hàng năm, cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) người dân lại tổ chức lễ hội rước các vị Thần thờ tại đình.

Đình làng cũng là nơi lưu giữ dấu tích về truyền thống hiếu học của dân làng cổ Đông Ngạc. Đến nay, đình làng vẫn còn văn bia 20 vị tiến sĩ là con dân trong làng từ thời thời Lê – Nguyễn ở khu văn chỉ.

Với sự hướng dẫn của ông Lê Văn Đôn, Trưởng tiểu ban Quản lý di tích tổ dân phố Đông Ngạc, chúng tôi đi sâu vào trong làng khám phá ngõ nhỏ mà xưa vẫn được dân làng gọi theo những tên “ngõ Đông”, “ngõ Ngạc”, “ngõ Kẻ”, “ngõ Vẽ”... Nằm trong những con ngõ nhỏ là không gian cuộc sống sinh hoạt yên bình của người dân trong những nếp nhà cổ với những mái ngói lớp đã nhuốm màu thời gian.

Làng Đông Ngạc (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hiện là ngôi làng cổ còn lưu giữ được những nét kiến trúc, văn hóa của làng ven đô trước xu hướng đô thị hóa.

22 thg 12, 2014

Du ngoạn hồ Tuyền Lâm ngày đông

Tháng 12, người Sài Gòn thích nhất là đổ lên Đà Lạt, ghé hồ Tuyền Lâm ngắm sương phủ lãng đãng, co ro trong cái lạnh tê tái hiếm hoi của tiết trời phương Nam luôn nóng bức.


Nằm giữa rừng thông bạt ngàn và dòng suối Tía huyền thoại, hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km theo hướng Nam. Từ trung tâm Đà Lạt, bạn chạy ngược về phía đèo Preen, cách khu du lịch Datanla khoảng 2km rẽ trái, đi theo con đường dốc quanh co là đến hồ. 

Chợ xứ Quảng giữa lòng Sài Gòn

Đến chợ bạn sẽ được thưởng thức tô mì Quảng đúng nghĩa hay ăn một cái bánh thuẩn đậm chất miền Trung.

Nằm trên đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, chợ Phường 11 bán đầy đủ đặc sản của người miền Trung, vì thế người dân thành phố thường gọi nơi đây bằng tên thân mật "chợ xứ Quảng"

Chợ Phường 11 trước đây được gọi là chợ Bà Hoa. Vào năm 1967, người phụ nữ tên Hoa đã mua mảnh đất trống ở khu vực này và lập chợ cho dân Quảng buôn bán mưu sinh. Với những người Quảng xa xứ ngôi chợ này là địa chỉ quen thuộc mỗi khi họ muốn tìm về một chút hương vị quê nhà.

Ban đầu chợ chỉ bán những vật dụng như kim, chỉ, phụ liệu may mặc. Thời gian trôi qua, nhiều người xứ Quảng đến sinh sống, lập nghiệp ở khu Bảy Hiền, quận Tân Bình. Để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nhiều hàng hóa, thực phẩm từ miền Trung được chuyển vào, dần dần ngôi chợ trở nên phổ biến các mặt hàng xứ Quảng. 

Một góc chợ Bà Hoa với những hàng bánh tráng nướng thơm phức. Ảnh: Baoquangngai 

Băng rừng, vượt suối chinh phục đỉnh Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội là một địa điểm khá quen thuộc với giới trẻ, đặc biệt với những ai đang có ý định tập dượt trước cho những chuyến leo núi dài ngày.

Nằm cách Hà Nội 40 km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nên việc di chuyển tới đây không quá khó, chỉ mất khoảng trên dưới một giờ đồng hồ. Do vậy bạn có thể chinh phục đỉnh núi này trong ngày hoặc lưu lại lâu hơn nếu muốn ngắm hoàng hôn và bình minh trên đỉnh núi. 

19 thg 12, 2014

Ký ức mắm đồng

Nghe người già nhắc lại, hồi xưa cá đồng nhiều vô số kể, sản vật thiên nhiên ban tặng muốn ăn lúc nào cũng có, lớp trẻ chúng tôi cứ tròn mắt phát ham. Chính vì lượng cá nhiều, chế biến món ăn không hết nên mọi người nghĩ ra cách muối cá làm mắm để dành ăn dần trong những lúc thắt ngặt. Mắm đồng trở thành ký ức một thời của người xưa và là món xa xỉ giữa cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi cá vẫn nhiều nhưng kiếm được cá đồng thì khó lắm.


Về cù lao ăn rắn mối

Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống với kỳ nhông nhưng mập mạp hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh. Chúng thường sống trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm vùng quê. Gọi là rắn mối vì thức ăn ưa thích của chúng là những con mối sống ở các ụ mối, trong các hốc cây mục, rỗng...

Nhiều người khi nhìn rắn mối đã thấy sợ nhưng ai đã một lần ăn thịt chúng thì đảm bảo không thể nào quên cái hương vị thơm ngọt, đậm đà.

Rắn mối đi kiếm ăn trong các hốc cây.

Người đàn ông bên đời bà Mộng Cầm: Hồ Lộng Địch - Người tài đất Phan

Xưa nay nhiều người biết đến bà Mộng Cầm cùng mối tình thời con gái với thi sĩ Hàn Mạc Tử, nhưng ít ai biết đến người chồng của bà - ông Hồ Lộng Địch, một người tài năng, trí tuệ. Ông Địch bằng tài năng và tình yêu của mình đã tạo lập một gia đình hạnh phúc , đóng góp không nhỏ cho sự hình thành và phát triển của xứ Phan.
Người con đất Quảng Trị

Hồ Lộng Địch sinh năm 1907 trong một gia đình có đông anh chị em tại ngôi làng nhỏ nằm đoạn cuối sông Thạch Hãn thuộc miền cát nóng Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha là quan huyện, lại học hành đỗ đạt cao nên từ nhỏ anh em ông Địch được cha giáo dục rất kỹ đức tính cần cù, sự hiếu học và ý chí vượt khó vươn lên. Từ lúc lên năm lên bảy, Địch đã tỏ ra là một người thông minh sáng dạ. Cậu luôn được bọn trẻ con trong làng yêu thích vì nghĩ ra nhiều trò chơi hấp dẫn. Ông giáo làng đã khuyên cha cậu nên cho cậu học hành đến nơi đến chốn để sau này giúp đời. Sau khi học xong tiểu học ở Quảng Trị, Địch thi đậu vào Trường Quốc học Huế. Học được vài năm thì cha mất. Nhà chẳng có của cải gì, mẹ thì già yếu nên anh em ông Địch đùm bọc nhau sống. Các anh của ông phải vất vả lắm mới lo cho ông yên tâm học hành những ngày ở Huế. 

Ông Hồ Lộng Địch. 

18 thg 12, 2014

Có một Tây Nguyên thu nhỏ ở Đồng Xanh

Giữa mênh mông lúa xanh của cánh đồng xã An Phú, ngoại ô Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, công viên Đồng Xanh được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây. 

Có diện tích 8ha, công viên Đồng Xanh được bao phủ bởi một màu xanh của cây cỏ, những cánh đồng và là nơi tập hợp các tư liệu văn hóa - lịch sử không chỉ của Gia Lai mà của cả Tây Nguyên hùng vĩ. Với thiết kế khá công phu, tinh tế qua những điểm nhấn, công viên Đồng Xanh còn được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây: Mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài. Qua truyền thuyết, những công trình này còn kết hợp với những hoa văn, họa tiết được tổng hợp và cách điệu trên biểu tượng Đài cảnh Tây Nguyên. Vào những dịp lễ tết, du khách còn được hòa mình vào không khí tưng bừng của các hoạt động sinh hoạt lễ hội cộng đồng của các buôn làng đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong tiếng vọng của đại ngàn: Tiếng đàn T’rưng nước, tiếng cối giã gạo, âm thanh của dàn cồng chiêng...