3 thg 12, 2014

4 món quà vặt lạ miệng ở thủ đô

Ở Hà Nội, ngoài những đồ ăn vặt đã trở nên phổ biến như bánh đa cua, nem chua rán, phô mai que..., nhiều món lạ khác không phải ai cũng từng nếm thử. Dưới đây là gợi ý một số quà vặt ngon, hương vị mới để bạn thưởng thức.

Nộm lim 

Nộm lim bán nhiều tại phố Phạm Hồng Thái. Giá khoảng 15.000 đồng một đĩa. 

Cũng sử dụng nguyên liệu thịt bò, rau thơm, lạc, đu đủ bào mỏng..., nộm lim lại có phần khác biệt so với các món cùng loại khác. Lý do chính là phần thịt bò không xé nhỏ mà để nguyên miếng lớn khiến thực khách ít nhiều liên tưởng đến hình ảnh mảng gỗ lim. Cái tên "nộm lim" từ đó mà ra đời.

Nếp nhà trăm tuổi xứ Thanh

Những ngôi nhà cổ với tuổi thọ hàng trăm năm, rêu phong phủ mái là hình ảnh quen thuộc và bình dị, góp phần làm nên nét thanh sơ cho không gian xung quanh khu vực di tích Thành nhà Hồ.

Thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cách không xa di tích thành nhà Hồ, là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ với niên đại trên dưới 100 năm tuổi. 

Theo chân người Tây Nguyên vào mùa thu hoạch cà phê

Du khách ghé thăm Tây Nguyên vào tháng 9, 10 Âm lịch sẽ thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập trên những nương cà phê và cả trong các khoảng sân phơi.

Hàng năm, khi tới tháng 9, 10 Âm lịch, khắp miền đất đỏ bazan lại rộn ràng mùa cà phê chín mọng sau một năm chăm sóc vất vả. Du khách tới Tây Nguyên hầu như lúc nào cũng thấy không khí rộn ràng, người người nhà nhà tấp nập từ nương rẫy cà phê tới những khoảng sân phơi. 

Mùa thu hoạch cà phê thường rơi vào khoảng tháng 9, 10 âm lịch. Ảnh: Bọ Ngựa. 

1 thg 12, 2014

Cù lao Ông Hổ

An Giang có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: núi Cấm, núi Sam, đồi Tức Dụp, rừng Tràm Trà Sư, núi Ba Thê... nhưng hầu hết đều ở xa, cách thành phố Long Xuyên từ vài chục đến hàng trăm cây số. Còn ở ngay thành phố Long Xuyên, hình như chỉ có cù lao Ông Hổ.

Chính vì vậy, những khi có dịp đến Long Xuyên, An Giang mà không có nhiều thời giờ thì tôi chỉ có đi lang thang ra cù lao Ông Hổ mà thôi. Và thú thiệt, đã ra đó không biết bao nhiêu lần!

Nét đặc sắc khiến du lịch An Giang khác hẳn các tỉnh miền Tây Nam bộ khác là ở đây có núi. Thất Sơn huyền bí luôn hấp dẫn khách phương xa. Thêm vào đó là những khu rừng tràm mênh mông mùa nước nổi. Cù lao Ông Hổ thì không có những nét đặc sắc đó, vì nó ở ngay thành phố, thế nhưng đến đây cũng... đỡ ghiền!


Món ngon khó quên trên đất Hải Dương

Dù chưa nổi tiếng về du lịch, Hải Dương vẫn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon dưới đây.

Vải thiều 

Vải thiều thường có hạt nhỏ và cùi dầy hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hà. 

Là loại quả nổi tiếng của Hải Dương, vải thiều đặc biệt gắn liền với vùng quê Thanh Hà. Từng quả có kích thước nhỏ, chỉ nặng 18-20g và không quá khó để nhận biết.

Lễ hội cầu mưa đặc sắc của người Gia Rai

Thể hiện sự tin tưởng vào trời đất và mong muốn những mùa màng ấm no, hạnh phúc, người Gia Rai (Kon Tum) thường tổ chức lễ hội cầu mưa vào tháng 4, 5 hàng năm.

Lễ hội cầu thần mưa không chỉ quan trọng với người Gia Rai (Kon Tum) mà còn cả cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Trước khi làm lễ, mọi người trong làng chuẩn bị sẵn các vật tế như heo, gà, ghè rượu... 

3 ngôi đình nổi tiếng nhất xứ Đoài

Xứ Đoài (gồm Ba Vì, Sơn Tây của Hà Nội) có những ngôi đình nổi tiếng như Mông Phụ, Tây Đằng, Chu Quyến... mà du khách có thể tham quan, khám phá chỉ trong một ngày.

Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo và có niên đại cuối thế kỷ 17. 

Vương quốc của các loài cò ở Hải Dương

Hàng vạn chú cò vạc từ khắp nơi bay về tổ đậu san sát trên các ngọn tre, nhìn từ xa giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng là cảnh tượng ngoạn mục ở Đảo Cò tỉnh Hải Dương.

Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 30 km về phía Nam, theo hướng Quốc lộ 39B. Ảnh: DLHD. 

30 thg 11, 2014

Ngõ đá trăm tuổi, riêng có nơi xứ Quảng

Những con ngõ bằng đá sâu hút mắt, được xây từ hàng trăm năm dẫn lên ngôi nhà cổ thuộc làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước, Quảng Nam) khiến những ai lần đầu đặt chân đến phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.

“Lúc tui sinh ra đã thấy cái ngõ đá này rồi. Ở miền rừng núi trước khi dựng nhà là phải mở đường xây ngõ vòng vèo, nên ngõ thường có trước cả nhà. Mỗi ngõ đá là một câu chuyện đời người với bao thăng trầm, gian khổ buồn vui của bà con tui nơi miệt rừng này” - ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân ngôi nhà cổ có ngõ đá đẹp nhất xã Tiên Cảnh, kể.

Lên thăm làng cổ Lộc Yên vào cuối đông là thời khắc mà nhiều người cho rằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kỳ ảo của những ngõ đá rêu phong, uốn lượn dưới tán cây xanh dẫn đến những ngôi nhà cổ nằm lưng chừng núi.

Hỏi chuyện người dân làng cổ về những ngõ đá có từ bao giờ, tất cả đều lắc đầu bảo khi sinh ra đã nhìn thấy chúng.

Bức tưởng rêu phong nhuốm màu thời gian

27 thg 11, 2014

Đền Ấn Độ Administ Pagode Chetty ở Sài Gòn

Giữa thế kỷ 19, người Pháp chiếm đóng Nam kỳ lục tỉnh. Đến cuối thế kỷ này họ đưa người Ấn Độ ở nhượng địa của mình đến để tham gia công việc kinh doanh. Những người Ấn này có 2 nhóm chính: một nhóm gốc người Bombay, Delhi, Benares thường kinh doanh vải sợi, người Việt thường gọi là Chà Bombay; nhóm còn lại là người Tamil ở Nam Ấn thuộc cộng đồng người Chetty thường cho vay và kinh doanh địa ốc, người Việt thường gọi là Chà Chetty.

Chính những người Chà Chetty này đã xây dựng nên những ngôi đền Ấn Độ nguy nga ở Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mình từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay ở TPHCM còn 3 ngôi đền Ấn Độ.

Ngôi đền Ấn Độ ở 66 Tôn Thất Thiệp, quận 1 có tên là Administ Pagode Chetty. Đền này thờ thần Murugan là tên của thần Subramaniam Swami lúc trẻ, ngoài ra còn thờ các vị thần khác của đạo Hindu như Shiva, Vishnu, Brahma... (Chữ ghi trên cửa đền là Sri. Thendy Yutthapani)

Chùa Ấn giáo ở 66 Tôn Thất Thiệp