Cổng chùa. Ảnh: Võ văn Tường
8 thg 8, 2014
Thiền viện Viên Chiếu
Thiền viện Linh Chiếu
Thiền
viện Linh Chiếu tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai, cạnh bên thiền viện Thường Chiếu. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập vào tháng 4/1980, làm nơi tu tập của ni sư.

Tam quan thiền viện
Thiền viện Thường Chiếu
Dọc quốc lộ 51 từ ngã 3 Vũng Tàu đi Vũng Tàu có rất nhiều tự viện: thiền viện, tịnh xá, chùa, trong đó ở khu vực huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai có nhiều thiền viện (đặc biệt là trong tên gọi thiền viện đa số đều có chữ Chiếu: Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu...).
Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.
Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại. (Xem thêm Viếng Thiền viện Chân Không)
Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.
Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại. (Xem thêm Viếng Thiền viện Chân Không)
Tam quan Thiền viện Thường Chiếu. Ảnh: Võ văn Tường
7 thg 8, 2014
Chùa Long Thiền
Chùa tọa lạc ở số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1 hecta bên bờ sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đi qua cầu Hóa An rẽ trái, đi tiếp khoảng 500 met rồi lại rẽ trái về hướng sông là sẽ đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt tiền chùa quay ra sông Đồng Nai, khung cảnh rất nên thơ, hữu tình.
Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường
Đá Ba Chồng Định Quán
Cách ngã ba Dầu Giây – điểm khởi đầu của quốc lộ 20 đi Đà Lạt khoảng 50 cây số, có một quần thể đá tạo dáng đẹp đẽ, kỳ lạ ven lộ. Đó là khu danh thắng Đá Chồng. Quần thể Đá Chồng Định Quán nằm giữa khu dân cư sầm uất thuộc thị trấn Định Quán.
Nổi bật trong quần thể đá là ba cụm đá gồm hòn Ba Chồng, núi Đá Voi, hòn Dĩa. Hòn Ba Chồng là tên gọi dân gian chỉ về ba hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh, độ cao hơn 36 mét so với mặt đường, Hòn đá phía dưới cùng lớn gấp hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra phần cửa ngoài bên dưới chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu thắng cảnh.
6 thg 8, 2014
Bánh đúc Hà Nội
Có những thứ quà Việt Nam mà mình sinh ra làm người Hà Nội, thoạt đầu, không thấy thú gì cho lắm, nhưng vì có những nguyên nhân tế nhị, sau này ăn vào cũng thấy hay hay.
Cụ tôi mất đi, rồi đến bà tôi, bây giờ đến mẹ tôi vẫn cứ giữ nguyên nếp đó - có điều quấy bánh hơi thưa hơn lúc trước: không phải là một tháng một lần, mà vài tháng một bận, và bận nào cũng nhiều, vì mẹ tôi quấy như thế là để chia cho họ hàng và con cháu mỗi nhà vài đĩa.
Lúc còn nhỏ tuổi, tôi dửng dưng với bánh đúc vô cùng. Chết một nỗi nhà tôi lại là một nhà cũ kỹ, một tháng ít nhất cũng một lần quấy bánh đúc để ăn và đem biếu họ hàng, thành thử không ăn cũng không được, và có ăn như thế rồi mới biết là bánh đúc có phong vị riêng của nó.
Cụ tôi mất đi, rồi đến bà tôi, bây giờ đến mẹ tôi vẫn cứ giữ nguyên nếp đó - có điều quấy bánh hơi thưa hơn lúc trước: không phải là một tháng một lần, mà vài tháng một bận, và bận nào cũng nhiều, vì mẹ tôi quấy như thế là để chia cho họ hàng và con cháu mỗi nhà vài đĩa.
5 thg 8, 2014
Hòn Nưa, sự kỳ vĩ của tạo hóa
Hòn Nưa (Phú Yên) có những vách đá cao hàng chục met, những khe đá cắt sâu vào lòng đảo tạo thành hang động là nơi sinh sống của chim yến và dơi hết sức kỳ thú.
Biển Hòn Nưa quyến rũ sẽ khiến bạn mê mẩn như bị ru tình. Ngoài ra, nếu bạn thích leo núi thì việc thử thách với những núi đá nhỏ cũng là điều tuyệt diệu. Vượt qua bản thân sẽ là cảm giác khắc sâu trong tâm trí bạn khi đứng trên đỉnh đá cao nhất Hòn Nưa.
Kỳ thú rạm qua ba miền
Những đêm trăng đầy, đám cua ghẹ trốn biệt trong hang cựa mình lột xác, còn “nam thanh nữ tú” nhà rạm dìu dắt nhau lả lơi tình tự.
Tuy nhỏ con hơn cua đồng nhưng thịt rạm rất ngọt thơm
Ở Nam bộ, điểm hẹn lý tưởng của chúng thường là những khúc sông, rạch - nước lững lờ trôi. Dập dìu từ tháng Mười đến tháng Chạp âm lịch, khi nước rong (nước lớn cực đại) leo qua bờ đê.
Chuyện ly kỳ về ốc móng tay
Đặc sản Cần Giờ, có lẽ sau con ốc mỡ, cá dứa phải kể đến con móng tay to bằng... móng chân. Để bắt được nó, các ngư dân xã đảo Thạnh An phải trầm mình trong nước biển sâu, dò tìm từng con một. Rồi họ cố hít thở thật sâu, lặn xuống mò mẫm.
Hấp đúng cách, lưỡi ốc móng... chân giòn quên thôi - Ảnh: Tạ Tri
Gian nan là vậy, song mức giá mua vào của các nhà hàng ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM cũng khá xứng đáng: 180.000 - 200.000đồng/kg. Chỉ cần họ kiếm được 10 - 12 con đã đầy một ký.
4 thg 8, 2014
Nước mắt nàng Ly trên dòng sông Sê San
Sông Sê San cùng với sông Sê Rê Pốk là những dòng sông chảy ngược ở Việt Nam, chảy từ Đông sang Tây thay vì từ Tây sang Đông như bao nhiêu con sông khác. Trên dòng chảy cuồn cuộn của những con sông này (đổ tử vùng cao Tây nguyên rồi sang Campuchia hòa cùng sông Mêkông tại Biển Hồ Tonlé Sap) có những dòng thác hùng vĩ đẹp đến nao lòng. Như Draysap ở Đắk Nông, như Yaly ở Gia Lai...
Yaly hay Ialy là con thác lớn bậc nhất Việt Nam. Theo tiếng bản địa Ya là nước mắt, Ly là tên người con gái. Dòng thác được ví như dòng nước mắt của nàng Ly.
Ngày 24-9-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Yaly bằng quyết định số 346/CT. Ngày 4-11-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã long trọng nhấn nút nổ mìn khởi công công trình Nhà máy thủy điện Yaly.
Yaly hay Ialy là con thác lớn bậc nhất Việt Nam. Theo tiếng bản địa Ya là nước mắt, Ly là tên người con gái. Dòng thác được ví như dòng nước mắt của nàng Ly.
Ngày 24-9-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Yaly bằng quyết định số 346/CT. Ngày 4-11-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã long trọng nhấn nút nổ mìn khởi công công trình Nhà máy thủy điện Yaly.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)