24 thg 6, 2014

"Mùa khói" Mai Châu

Tháng 6, tháng 7, khi người Thái vừa thu hoạch xong vụ lúa, những đám khói bốc lên từ bản làng và mùi rơm rạ thơm lừng khiến Mai Châu (Hòa Bình) cuốn hút hơn bao giờ hết.

Kết thúc mùa gặt, khắp các bản làng đều đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng - Ảnh: Lê Hồng Thái

Cách Hà Nội khoảng 130km về phía Tây Bắc, Mai Châu (Hòa Bình) nằm yên bình giữa thung lũng cạnh quốc lộ 6. Muốn đến được thị trấn xinh đẹp này, khách phải vượt qua con đèo Thung Khe dài hàng chục km, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm.

Đến Phú Yên, tê lưỡi với lòng cá bò gù

Có dịp du lịch Phú Yên vốn nổi danh là thủ đô cá ngừ của Việt Nam, ai cũng háo hức khám phá những món ăn dân dã tuyệt ngon làm từ cá ngừ, nhất là món lòng cá.

Gỏi bao tử cá ngừ đại dương

Quả thật danh bất hư truyền, Phú Yên có cả một rừng món ăn làm từ cá ngừ, hay còn gọi là cá bò gù. Từ thịt đến nội tạng không bỏ đi món nào.

Đã nghe danh những món ngon nức tiếng làm từ cá ngừ đại dương của Phú Yên nên lần đầu nhóm chúng tôi đến xứ cá ngừ trong hè này, nhất quyết phải nếm ít nhất vài món thật độc đáo mới chịu. Chỉ đợi đêm xuống là cả nhóm kéo nhau ra phố ẩm thực bờ kè Bạch Đằng (thành phố Tuy Hòa) vừa ngắm cảnh sông Đà Rằng lấp lánh đèn đêm, vừa nhâm nhi đặc sản cá bò gù.

22 thg 6, 2014

Về Núi Thành tắm mát biển Rạng

Những ngày hè, ai cũng mong tìm một nơi mát mẻ để trú ngụ, giải tỏa bớt cái oi bức của nắng nóng. Biển Rạng (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) hoang sơ là một địa chỉ thú vị để du khách tìm về sau những ồn ào phố phường.

Thật tuyệt khi đắm mình trong làn nước mát sau trong ngày hè nóng bức - Ảnh: Hương Cát

Từ bến đò Tam Quang, ngang qua cảng Kỳ Hà, chạy xe theo cung đường dọc bờ biển, có thể ghé qua bãi biển Bà Tình - một khoảng không gian tuyệt đẹp, rồi tiếp bước về với biển Rạng trong buổi chiều tà để mà thả hồn mình trong gió biển, tắm mình dưới làn nước biển xanh mát lạnh.

Vẻ đẹp như tranh của núi rừng Bạch Mã

Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

Bạch Mã là vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 40 km. Trước khi trở thành một vườn quốc gia, Bạch Mã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động - thực vật quý hiếm. 

Đến Bến Tre thưởng thức đặc sản đuông dừa

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân Bến Tre thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa của Việt Nam, Bến Tre có những vườn dừa trải dài mênh mông, xanh ngút ngàn. Cây dừa được trồng ở khắp nơi, từ những cù lao, ven kênh, ven đường cho đến những bờ đất ven biển. 

Dừa không chỉ có mặt trong đời sống của người dân Bến Tre mà dừa còn đi vào nền văn hóa ẩm thực nơi đây với những món ăn mang hương vị dừa. Hấp dẫn nhất phải kể đến các món được chế biến từ đuông dừa. 

Những con đuông dừa béo tròn hấp dẫn trong bát nước chấm 

19 thg 6, 2014

Thăm mộ Trương Vĩnh Ký

Quyển Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời của nhà văn Hoàng Lại Giang kết thúc với hình ảnh Trương Vĩnh Ký ngồi gục chết trên bàn viết. Đầu ông gục trên quyển tự điển tiếng Pháp để mở, tay trái giữ quyển sổ "Cuốn sổ bình sanh", tay phải vẫn còn nắm cán bút... Trong "Cuốn sổ bình sanh", ông dặn dò hãy ghi trên bia mộ ông câu "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi. Đây là một câu trích ra từ Sách của Job trong Cựu ước).

Tôi tìm đến mộ Trương Vĩnh Ký vào một buổi chiều, 116 năm sau ngày ông mất (1/9/1898). Không như nhiều bài báo nói rằng mộ ông khó tìm, khu mộ này rất dễ tìm thấy vì nó nằm ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM. Cổng chính số 520 Trần Hưng Đạo, cổng phụ đường Trần Bình Trọng đã bị bít lại. Có khó tìm chăng là do ta không biết trước, vì nơi đây không hề có bảng biển gì cho biết đây là mộ của một danh nhân.

Cổng vào khu mộ Trương Vĩnh Ký, số 520 Trần Hưng Đạo

Mùa hè Nước Moọc

Mùa hè nóng bức được ngâm mình trong dòng suối trong vắt mát đến lịm người, xung quanh là rừng già xanh rì đầy tiếng chim kêu vượn hót, rồi cơm trưa với tôm cá tươi rói bắt dưới suối... 

Tắm và bơi lội thỏa thích trong dòng suối Nước Moọc - Ảnh: Lam Giang

Đó là cảm giác tuyệt vời sau một ngày ở khu du lịch sinh thái Nước Moọc, thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, nằm bên đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) trong một thung lũng rộng 30ha bốn bề núi đá vôi cao vút.

Hùng vĩ tháp bà Ponagar

Không chỉ sở hữu bờ biển dài, với những bãi cát trắng, những dải san hô lớn, Nha Trang còn lưu giữ được rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời.


Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa danh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng. 

Nghề khắc dấu Hà thành

Nghề khắc dấu gỗ tưởng chừng mai một theo thời gian nhưng nay đã mang những nét mới và trở thành món quà thủ công truyền thống. Dạo quanh một vòng phố Hàng Quạt, có thể thấy giữa nhịp sống hối hả và buôn bán tấp nập, hình ảnh những người ngồi cặm cụi chạm khắc trên thớ gỗ với những con dấu nhỏ nhiều hình thù khác nhau treo bên ngoài cửa hàng.

Trước kia dấu gỗ thường được những nhà nho học khắc dấu tên mình hoặc tên trường để đóng vào sách vở và có hình tròn hoặc hình chữ nhật, nhưng bây giờ dấu gỗ được khắc với nhiều hình thù khác nhau. Đó là dấu tên phố, dấu 12 con giáp, dấu dành cho tủ sách, chữ ký, dấu theo phong cách thư pháp rồi dấu khắc nón lá, thiếu nữ Việt Nam trong trang phục áo dài, tháp rùa, Khuê Văn Các và cả những mẫu tranh Đông Hồ nổi tiếng được thu nhỏ lại.

Chúng tôi ghé thăm cửa hàng nhỏ của anh Đinh Thiên Hùng ở 62 Hàng Quạt và được người thợ trẻ này chia sẻ: “Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chăm chú vì chỉ sơ ý một chút là dao sẽ đi lệch đường và sẽ khắc sai chữ ngay”. Nhìn anh Hùng tỉ mỉ khắc từng nét vẽ trên con dấu, đường nét uốn lượn với những hoa văn tinh tế có thể thấy sự lâu năm trong nghề của người thợ trẻ này.

Cửa hàng khắc dấu Phúc Lợi (Hàng Quạt) nơi thu hút khách nước ngoài tới khám phá nghề làm con dấu.

15 thg 6, 2014

Trăm năm làng biển Mỹ Long

Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hầu hết các làng quê ven biển Nam bộ hàng năm đều có lễ hội Nghinh Ông và ở thị trấn Mỹ Long của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có lễ "cúng biển" diễn ra từ mồng 10-12 tháng 5 âm lịch. Theo tương truyền, khoảng năm 1799, trong lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu quân Tây Sơn, tìm đường biển chạy sang Xiêm thì gặp bão lớn làm thuyền chao đảo. Trước lúc nguy nan, con cá voi (còn goi là cá Ông) đến nâng thuyền lên và đưa vào bờ biển Trà Vinh giúp Nguyễn Ánh thoát nạn.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn cá voi cứu mình, ông sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại tướng quân. 

Tưng bừng lễ hội cúng biển ở Mỹ Long ngày 9/6. Ảnh: Kỳ Duyên