6 thg 5, 2014

Buồn vương cây ngô đồng

Hồi xưa khi tui còn nhỏ, ở Long Khánh, ba tui đem cây này về nhà trồng. Ông gọi nó là cây sen Tây.


Chắc tại lá nó giống lá sen, nhưng mà không phải sen ta nên gọi là sen Tây (không phải Việt thì là... Tây)! Tên chính thức của nó là gì không biết, chỉ biết ba mình kêu nó là sen Tây thì mấy anh em cũng kêu là sen Tây.

Con hát bội

Trời mà hơi u u thì lại dễ ngồi buồn nhớ chuyện ngày xưa. Nhớ những thứ vụn vặt gì đâu á, mà bây giờ không thấy nữa.

Tỉ dụ như nhớ con hát bội trong vườn xưa. Mấy chục năm rồi đâu còn thấy con hát bội nữa. Lên Google để tìm hình và thông tin về nó mà chẳng thấy, chỉ thấy nói về (tuồng) hát bội không à! Không biết nó có còn tên gì khác không há?
.
Hình chi tiết của con hát bội như vầy:

(Ảnh của bạn Lullaby trên diễn đàn tinhte.com)

Thị trấn bình yên dưới chân đèo Cả

Dưới chân đèo Cả có một thị trấn xinh xắn dễ bị bỏ qua khi xuôi về Nha Trang, nhưng ở đó lại sở hữu nhiều điều thú vị dành cho những vị khách mê biển.

Vùng đất giáp ranh giữa hai mảnh đất Phú Yên và Khánh Hòa trải dài với gần 100 km đường biển. Tại đây có hàng chục bãi biển có tên và không tên, dài cả km hay chỉ vài trăm mét trong những hõm những khe, là điểm dừng chân lý tưởng cho bất cứ du khách nào mê tắm biển. Thị trấn Đại Lãnh nằm trên cung đường này và sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn dừng lại đây một đêm trên đường về Nha Trang. 

Qua mỗi khúc cua của đèo Cả, cảng Vũng Rô và thị trấn Đại Lãnh hiện ra tuyệt đẹp. Ảnh: Yume. 

Lăng Cô xanh dưới chân đèo Hải Vân

Trước đây, Lăng Cô thường đón khách đi ngang qua ghé vào nhưng nay vịnh biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng này đã trở thành điểm du lịch lý tưởng của Thừa Thiên Huế.

Vịnh biển Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân cách thành phố Huế khoảng 70 km và thành phố Đà Nẵng hơn 30 km. Vài năm trước, vịnh Lăng Cô chỉ là điểm ghé chân của du khách trên chặng đường Huế - Đà Nẵng do chưa có nhiều cơ sở lưu trú và các dịch vụ đi kèm. Trong ba năm trở lại, Lăng Cô được đánh giá là điểm đến cho khách yêu biển khi tới Huế. 

Không chỉ có biển, Lăng Cô còn có núi và những đầm phá tuyệt đẹp. 

Trải nghiệm thiên nhiên rừng Cúc Phương

Cách Hà Nội 120 km, vườn quốc gia nằm tiếp giáp Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa là điểm đến thân thiện với môi trường cùng nhiều hoạt động khám phá thú vị.

Rừng Cúc Phương thích hợp cho một chuyến đi dã ngoại vào 2 ngày cuối tuần, nơi bạn vừa có thể nghỉ nghơi trong không gian thoáng đãng của rừng già vừa có dịp tìm hiểu thêm về thiên nhiên xung quanh.

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích 25.000 ha và là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật phong phú, gồm rất nhiều loài cây và thú quý hiếm. Loài voọc đen mông trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của vườn quốc gia Cúc Phương. 

Muôn loài hoa cỏ nở rộ trong vườn quốc gia. 

5 thg 5, 2014

Cầu Chẹt Sậy

Dân Bến Tre không xa lạ với cầu Chẹt Sậy. Đây là chiếc cầu bê tông cốt thép bắc qua kinh Chẹt Sậy trên tỉnh lộ 885, nối TP Bến Tre với huyện Giồng Trôm. Thế nhưng dân xứ lạ tới đây (như tui chẳng hạn) thì thấy có 2 chuyện ngồ ngộ.

Thứ nhất là cái tên Chẹt Sậy (thật ra ở nước ta có nhiều địa danh ngộ lắm). Tra tìm thì được giải thích thế này: Chẹt là chỗ hẹp. Áo chẹt là áo bó sát người, quần ống chẹt là quần có ống bó sát người. Kinh Chẹt Sậy là con đường nước xuyên qua rừng sậy um tùm, bị che khuất. Còn cầu Chẹt Sậy là chiếc cầu bắc qua kinh Chẹt Sậy.


Cầu Chẹt Sậy ngày xưa

Tây nguyên mộc mạc

“Mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước” cũng là mùa đẹp nhất trong năm của Tây nguyên. Tháng 3 trời trong xanh, nắng và gió đuổi dọc các chân đồi, dọc các thung lũng và bạt vào tai người đi. 

Người đàn ông Ba Na này ở làng Kon Mãh (Chư Pảh, Gia Lai) đón khách bằng màn đánh trống đặc trưng - Ảnh: T.B.D

Thời điểm này Tây nguyên đang là cao điểm của những lễ hội, nhưng muốn tìm điều thú vị hơn chẳng còn cách nào khác ngoài việc vác balô lên, bạn sẽ tìm thấy điều bất ngờ ngay trong những ngôi nhà mộc mạc của người Tây nguyên...

Cá ngát Ngã Bảy

Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang là nơi có bảy dòng sông tụ họp và nằm cạnh quốc lộ 1A. Ngoài chợ nổi thu hút khách thập phương, nơi đây còn có giống cá ngát ngon nổi tiếng.

Cá ngát cùng họ với cá trê, cá chốt nhưng lớn hơn, màu đen và nhiều râu hơn. Cá ngát cái thường ôm bộ trứng lớn, ngon bùi ít có thứ trứng cá nào sánh kịp. Cá ngát trong hang dưới sông có kích cỡ lớn, thịt dai, ngọt và tuyệt ngon.

Người ta thường đợi những ngày con nước ròng, lội dọc mé sông, phát hiện hang cá và giăng lưới chặn bắt. Cá ngát có gai nhọn và rất độc, nếu chẳng may bị chúng đâm phải có người bị hành nóng lạnh mấy ngày chưa hết đau nhức!

Cá ngát nướng muối ớt

Hoa thông thiên hình quả chuông nho nhỏ

Hoa thông thiên là tên một bài hát do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Đào Tiến Luyện. Ca khúc này được thể hiện rất truyền cảm qua giọng ca Duy Quang.

Nội dung bài hát là câu chuyện một cuộc tình giữa chàng trai và cô gái miền quê, trong đó bóng dáng hoa thông thiên bàng bạc. Ngày chia tay chàng ra chốn thành đô, đôi lứa hẹn hò nhau bên những đóa thông thiên:

Ngày chia ly tay trong tay ủy mị,
Ngón ngọc ngà nhẹ bứt đóa thông thiên
Cài lên áo đây cánh hoa diễm lệ
Bóng hình em người em gái dịu hiền


Canh chua Nam bộ

Trong tác phẩm Văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam cho rằng canh chua cá lóc, canh chua cá tra, cá vồ, cá bông lau… là những món ăn bình dân nhưng “tập trung bao nhiêu tinh túy của sản phẩm địa phương” và là những món ăn “thành công nhứt, phổ biến nhứt” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Còn nhiều “biến tấu” của canh chua như vài món được kể trong bài này, món nào cũng ngon… hết biết.

Về Sóc Trăng đến vàm Đại Ngãi qua chuyến phà sang cù lao Dung, lữ khách nghe văng vẳng đâu đó lời ca ngọt lịm:

Nhớ canh cá ngát nấu bần
Nhớ cô em gái tảo tần sớm hôm.

Trong Việt Nam tự điển của hai tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1960), cây bần còn được gọi là thủy liễu “mọc dựa bờ nước, lá nhiều, nhành yếu, bông trắng, trái tròn dẹp, có đài dầy, nhọn ở gần cuống, ăn chua và chát”.