3 thg 12, 2013

Gà hấp lá trúc - món ngon vùng Bảy Núi

Dân miền Tây, nhất là những người sành ăn, từng ngược xuôi, cơm Tây cơm Tàu... mỗi lần về Châu Đốc hoặc vùng Bảy Núi vẫn nhớ và thèm cái hương vị của gà hấp lá trúc.

Gà hấp lá trúc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Bàn về ẩm thực Bảy Núi, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngợp về sự giàu có của các loài thảo dã, loại nào cũng hấp dẫn, cũng tạo thêm mùi nhớ, nổi tiếng nhất là bánh xèo ăn kèm với 14 loại rau rừng. Chưa hết, còn có những loại lá rừng nấu kèm thịt cá, chỉ ăn một lần thôi cũng nhớ hoài, nhớ mãi hương vị của núi rừng, chẳng hạn lá và trái trúc.

Bánh mì que Quy Nhơn

Tự hào đi nhiều, ăn nhiều, nhưng quả thật tôi phải xuýt xoa khi thưởng thức bánh mì que trên đường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, dù món này đã có từ lâu.

Ở Quy Nhơn có nhiều xe bánh mì bán bánh mì que. Tôi ghé vào một xe bán bán mì trên đường Trần Phú. Ổ bánh mì dài khoảng 30 cm, đường kính vừa tròn cái… miệng. Ba cô bé bán hàng luôn tay làm bánh mì. Vì ổ bánh nhỏ nên dùng kéo để xẻ ra là nhanh nhất. Bên trong tủ kính có 4 khay inox, đồ chua khay nhỏ, rồi đến khay lớn ngồn ngộn rau ngò, chà bông vun có ngọn và pa-tê hấp dẫn.



Heo rừng nấu mướp

Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.

Thịt heo rừng nấu mướp.

Xin yên tâm, nếu bạn là người có ý thức bảo vệ động vật hoang dã, bởi hiện nay, tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có khá nhiều trại nuôi heo rừng lấy thịt chứ không săn bắt trong rừng nên món ăn này đã trở thành phổ biến ở vùng Bảy Núi.

2 thg 12, 2013

Chùa cổ trên đất Long Tuyền

Hồ sen bán nguyệt trước sân chùa Hội Linh. 

Trong nhóm chùa cổ ở đất Long Tuyền, ngoài Nam Nhã Đường còn có Hội Linh cổ tự, xây dựng vào năm Đinh Mùi năm 1907 và Long Quang cổ tự, do thiền sư Thiện Quyền lập vào năm Minh Mạng thứ 5 tức năm Giáp Thân (1824), đến nay gần 190 năm.

Long Quang cổ tự

Chùa Long Quang nằm bên bờ sông Bình Thủy; tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Thác Dambri giữa đại ngàn xanh

Cách thành phố Bảo Lộc 18 km, dòng thác lớn của mảnh đất Tây Nguyên mang tên "Đợi chờ" ầm ào sôi sục suốt đêm ngày.

Để đến với thác Dambri, bạn phải chạy quãng đường khá dài giữa trời xanh mây trắng của đất trời Tây Nguyên. Thác Dambri nằm trong khuôn viên quần thể khu du lịch Dambri với tổng diện tích gần 1.000 ha.

Từ cổng vào đã nghe tiếng nước đổ dữ dội. Men theo những tán cây rậm rạp, bạn bắt đầu hành trình xuống chân thác. Con đường bậc thang đã phủ rêu xanh nên bạn phải cẩn thận từng bước để không bị trơn trượt. Qua một vài khúc ngoặt, đến khi cảm giác đã mỏi chân muốn nghỉ thì thác nước hiện ra sau những màn mưa bụi, cùng vạn vật cây cỏ sẫm nước. 

Khu Du lịch thác Dambri cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18 km. Bảo Lộc cách Đà Lạt khoảng 120 km và TP HCM 180 km theo quốc lộ 20. 

Nét đẹp chùa Khmer ở Cà Mau

Ngôi chùa Khmer Monivongsa Bopharam được xây dựng từ năm 1964, tọa lạc giữa trung tâm Cà Mau như một nét duyên của thành phố cực Nam chào đón du khách.

Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ. 

25 thg 11, 2013

Bánh bò thốt nốt, đặc sản Châu Đốc

Bên cạnh đặc sản mắm làm nên thương hiệu ẩm thực Châu Đốc, mảnh đất này còn nổi tiếng bởi bánh bò thốt nốt vàng ươm khiến ai ăn đều gật gù khen ngợi.

Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí. 

Trái thốt nốt được bày bán bên vệ đường. 

Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt.


Nhà thờ đá tại Nha Trang

Một trong những điểm mà bạn không nên bỏ qua khi đến Nha Trang chính là nhà thờ đá nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố.

Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh... Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngay trong thành phố. 

Nhà thờ đá nằm ngay trung tâm thành phố, dễ tìm và luôn mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Baokhanhhoa. 


Suối Mỡ, dòng thác bạc trên sườn tây Yên Tử

Không chỉ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Bắc Giang với dòng chảy bạc quanh năm róc rách, suối Mỡ còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với ba ngôi đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Có thể bạn không biết nhiều về các điểm du lịch ở Bắc Giang nhưng nếu có dịp ngang qua, đừng quên dừng chân ghé dòng suối Mỡ với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp tựa bức tranh. Đây là điểm du lịch nổi tiếng Bắc Giang, thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cách trung tâm thành phố 30 km về phía đông. 

Cồng đền Hạ nằm ngay mặt đường xe chạy. 


Một chốn thiền môn thanh khiết

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hài hòa với khung cảnh thiên nhiên mây trời non nước và một kiến trúc cổ kính làm mê lòng bao du khách.

Trúc Lâm Thiền Viện là một ngôi chùa của phái thiền Trúc Lâm nằm cách trung tâm TP Ðà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khoảng 4 km. Công trình được khởi công xây dựng năm 1993, và hoàn thành sau đó một năm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Cùng với Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) và Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. 

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. 

Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất cả nước cả về không gian lẫn quy mô. Thiền viện được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 24 hecta, gồm 22 hecta vườn chùa và 2 hecta xây dựng các công trình của hai khu nội viện và ngoại viện.