14 thg 1, 2013

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.

Nhân viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết tử của gia đình ông Mười Chức năm 1928 được tái hiện qua mô hình - Ảnh: Chí Quốc

Về Bạc Liêu nghe bài Dạ cổ hoài lang

Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.

Tham quan và nghe giới thiệu về cuộc đời của Cao Văn Lầu và quá trình sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ảnh: Mỹ An

Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.

Thăm nhà công tử Bạc Liêu

Những ai có dịp đến Bạc Liêu đều khó lòng bỏ qua một địa chỉ quen thuộc gắn liền với mảnh đất này, đó là nhà công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng ăn chơi nhất xứ Nam kỳ đầu thế kỷ 20.


Ngôi biệt thự giờ đã được chuyển sang kinh doanh khách sạn với 10 phòng ngủ. Ảnh: Tống Đức Thuận

Ngôi nhà tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, P.3, TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) với kiến trúc hiện đại vào thời đó cùng cách bài trí hài hòa, sang trọng đã nói lên được phần nào sự giàu có của gia tộc ông hội đồng Trần Trinh Trạch thời bấy giờ. Được xây dựng năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế nên căn biệt thự nhìn rất Tây. Phần lớn vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí..., đều chở từ Pháp qua. Các ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng nguồn gốc xuất xứ của nó tại thủ đô Paris hoa lệ. Ngoài tên gọi nhà công tử Bạc Liêu, căn biệt thự còn được dân địa phương quen gọi là nhà Lớn.


Phủ thờ dòng họ Cao Triều


Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ.

13 thg 1, 2013

Đi Vũng Tàu tắm... suối!

Đi Vũng Tàu là để tắm biển. Nhưng nếu sau khi tắm biển xong, trên đường về bạn ghé Suối Tiên - Suối Đá để tắm thì cũng thú vị lắm phải không?

Suối Tiên, suối Đá là tên 2 con suối ở núi Dinh, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Suối Tiên ở trên cao, suối Đá ở dưới thấp.

Nếu bạn trên đường về từ Vũng Tàu và chỉ có ít thời gian để ngoạn cảnh, tắm suối thì bạn nên ghé suối Đá. Từ hướng Vũng Tàu trở về, qua khỏi Bà Rịa khoảng 8km, nhìn bên phải thấy giáo xứ Chu Hội, có con đường nhỏ rẽ vào, bạn sẽ đến suối Đá. Đường nhỏ, nhưng xe hơi đi được. Gần đến suối có bãi gửi xe, đi bộ khoảng vài trăm met.

Cảnh quan ở đây đẹp hoang sơ. Lá cây rừng xanh mướt, nước trong veo róc rách qua khe đá. 


Suối Đá - Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên - Kiên giang

Chùa Phật Đà thường được gọi là chùa Lò Gạch, tọa lạc ở số 32, đường Mạc Cửu, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm dưới chân núi Bình San, cạnh lăng Mạc Cửu. Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước vân du hành đạo miệt Hà Tiên, Hòa thượng Thích Chí Hoà, (thế danh Nguyễn Văn Tịnh) đã dừng chân tại chỗ này và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

Về với thiên nhiên



Khu nghỉ dưỡng nằm trong rừng cây hoang sơ. Ảnh: Thùy Vy

Chúng tôi đến Phú Quốc vào một ngày đẹp trời. Nắng vàng như mật ong chảy sóng sánh trên từng lá cây ngọn cỏ của đảo ngọc. Lần này chúng tôi lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng trông hoang sơ như rừng vắng nằm sát bãi biển.

Toàn bộ diện tích khu nghỉ dưỡng (resort) khoảng 20 héc ta thì có tới hơn 15 héc ta đất trống, cây cối mọc như rừng. Cỏ dại phủ um tùm một cách có trật tự, bên trong chứa chấp cả ti tỉ con cào cào bé bằng hai ba hạt gạo, mỗi khi có động là nhảy lên xoi xói. Trên đường đi nhận phòng, tôi ngồi thụp xuống, rón rén bụm tay bắt cho bé con ba tuổi con cào cào màu xanh lá.

Di tích họ Mạc ở Hà Tiên



Tượng đài Mạc Cửu ở công viên Mũi Tàu, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Cúc Tần

Vượt qua những con dốc chạy ven biển xanh ngăn ngắt êm đềm sóng vỗ, qua những làng mạc, vườn cây ăn trái um tùm, xe đưa bạn tới công viên Mũi Tàu - nơi có bức tượng Mạc Cửu bằng đá xanh cao 7 mét sừng sững vươn lên trời cao bên dáng núi Tô Châu trầm mặc soi bóng xuống Đông Hồ.

Qua cầu Tô Châu là đến một vùng đất của những di tích liên quan đến dòng họ Mạc lừng danh gắn liền với công cuộc khai mở đất Hà Tiên từ đầu thế kỷ XVIII. Ngày nay, thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 120km và TPHCM 360km, nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, quanh năm nắng vàng, biển xanh ôm ấp vỗ về, tạo cho Hà Tiên một dáng vẻ riêng biệt.


Hà Tiên có núi Pháo Đài



Núi Pháo Đài ở Hà Tiên. Ảnh: Mai Lý

Thi sĩ Mạc Thiên Tứ có làm hai bài thơ tựa là Kim Dữ lan đào (hay Kim Dự lan đào); một bài bằng chữ Hán, trong tập Hà Tiên thập vịnh được khắc in năm 1737, bài kia bằng chữ Nôm, xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Kim Dữ, một trong mười thắng cảnh của Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Nhà giáo, thi sĩ Đông Hồ giải nghĩa: Kim Dữ là hòn đảo vàng. Lan là khép cánh cửa lại, ngăn chặn, như cánh cửa khép lại. Đào là sóng gió. Vậy, Kim Dữ lan đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió từ ngoài biển không lọt vào được bên trong; ngụ ý nói rằng, Hà Tiên có tầm quan trọng trong việc che chắn cho giang sơn của chúa Nguyễn.


Bún cá Hà Tiên



Tô bún cá Hà tiên. Ảnh: Mai Lý

Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo. Bún cá Hà Tiên là một món ngon dễ làm, nhưng có những đặc trưng khác với nhiều nơi.

Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu. Mua cá lóc còn tươi sống, chọn con nặng cỡ dưới một ký trở lại. Làm cá, chặt vây, cạo vẩy, rửa sạch, cắt làm hai khúc, đầu và đuôi. Đầu cá được cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Bộ ruột cá là phần ngon nhất nên cố tránh không để vỡ mật, dập gan thì bộ ruột mất ngon.