Từ
thời nhà Trần (thế kỷ XIV), nghề gốm đã phát triển ở xã Phù Lãng, huyện
Quế Võ (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 cây số về phía đông
bắc. Nét độc đáo của các sản phẩm gốm Phù Lãng không chỉ là màu men da
lươn mộc mạc, khỏe khoắn, đậm nét điêu khắc của tạo hình đã được các
nghệ nhân gìn giữ từ bao đời mà còn là những kỹ thuật đắp nổi hiện đại,
mẫu mã đa dạng, phong phú được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá
cao. ![]()
Gốm Phù Lãng có nét riêng
biệt, đó là những sản phẩm gốm có men nâu, vàng, vàng nhạt… mà người ta
gọi chung là men da lươn; khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Bên cạnh
những sản phẩm gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn của đất, ngày nay màu sắc
hội họa trang trí và nghệ thuật điêu khắc còn được dùng tạo dáng hiện
đại cho những dòng sản phẩm mới
|
6 thg 8, 2012
Làng gốm Phù Lãng
Chùa Cổ Thạch

Đường lên chùa Cổ Thạch.
Từ TPHCM đến chùa Cổ Thạch khoảng 280 cây số. Du khách có thể theo quốc lộ 1A từ thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) vào chừng 10 cây số là đến chùa. Ngôi cổ tự này đã được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.
Ngôi nhà trăm tuổi ở Châu Đốc
Đó là phủ thờ
của dòng họ Lê Công, nằm trên đường Lê Lợi, mặt quay ra ngã ba sông về
hướng Tân Châu. Người đến Châu Đốc lần đầu, chưa rành đường sá, cứ hỏi
người dân ở đây, “Nhà lớn” ở đâu? sẽ được chỉ dẫn đến ngôi nhà trăm tuổi
(1912-2012). Giá trị của ngôi nhà cổ này không chỉ ở tuổi thọ của công
trình mà còn quý hiếm vì nội thất cổ xưa và giá trị tinh thần được tôn
vinh, bảo tồn của một dòng họ ở Châu Đốc.
Thuở xa xưa, vùng đất này toàn là rừng rậm, đầm lầy lau sậy hoang vu có
nhiều thú dữ; không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn binh trấn giữ
vùng biên, đương thời gọi là thành Châu Phú (hoặc Châu Đốc đồn), quan
binh triều đình khoảng vài trăm người trấn thủ.

Ngôi nhà thờ
họ Lê Công được khởi công từ năm 1908 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng
(1912). Trước gian thờ chính giữa có cẩn xà cừ năm khánh thành ngôi
nhà. Ảnh: Kim Dung
Cửa Tùng - nét duyên vùng biển Quảng Trị
Bờ
biển tỉnh Quảng Trị với những bãi cát phẳng lì, thoai thoải kéo dài
khoảng 75 cây số, có vẻ đẹp đủ sức hấp dẫn những người yêu thiên nhiên
và thích khám phá sự kỳ thú của vùng biển nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Thuộc xóm Cửa, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, Cửa Tùng là
bãi biển đẹp nhất ở tỉnh Quảng Trị từ hàng bao đời nay được ca ngợi là
Nữ hoàng của các bãi tắm.

Bãi biển Cửa Tùng. Ảnh: Trần Hoài
2 thg 8, 2012
Bình Định có Tháp Đôi
Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.
Từ
bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề
tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca
dao:
Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình
Bình yên chùa Long Sơn
Giữa thành phố
Nha Trang sầm uất bỗng có một khoảng không gian riêng mở ra thanh bình
dưới chân núi Trại Thủy (phường Phương Sơn), nơi có ngôi chùa Long Sơn
hơn trăm năm tuổi.
Chùa còn được gọi là chùa Phật Trắng hoặc Đăng Long tự. Đây là điểm đến hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương và là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang bởi lịch sử lâu đời với bức tượng Kim Thân Phật tổ nằm trên đỉnh núi xây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Toàn cảnh chùa Long Sơn nhìn từ bên ngoài vào
Chùa còn được gọi là chùa Phật Trắng hoặc Đăng Long tự. Đây là điểm đến hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương và là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang bởi lịch sử lâu đời với bức tượng Kim Thân Phật tổ nằm trên đỉnh núi xây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.
Độc đáo chùa Ốc
Gọi là chùa Ốc
hay chùa San Hô, nhưng tên thật của chùa là Từ Vân. Chùa tọa lạc trên
đường 3/4 (P.Cam Linh, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa). Chùa được xây dựng năm
1968, với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây
dựng.
Ấn tượng nhất với du khách khi đến thăm chùa Ốc là tòa tháp Bảo Tích, được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả.
Năm 1995, Thượng tọa Thích Thông Anh trụ trì chùa Từ Vân cùng các nhà sư của chùa tự tay thiết kế, xây dựng tháp theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm mới hoàn thành. Tháp cao 39 m, có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo” (gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định).
Ấn tượng nhất với du khách khi đến thăm chùa Ốc là tòa tháp Bảo Tích, được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả.
Năm 1995, Thượng tọa Thích Thông Anh trụ trì chùa Từ Vân cùng các nhà sư của chùa tự tay thiết kế, xây dựng tháp theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm mới hoàn thành. Tháp cao 39 m, có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo” (gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định).
Viếng núi Trà Sư
Theo
hướng từ thị trấn Nhà Bàng về thị trấn Tịnh Biên, đi chừng 150 mét, rẽ
phải theo con đường dốc đá cạnh tiệm bán thuốc núi “Sáu Xứng và Năm My”
sẽ đến núi Trà Sư, thuộc khóm Trà Sư, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang.

Thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Theo
sách Thất Sơn mầu nhiệm của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu thì một nhà khảo
cổ ngoại quốc cho rằng dãy núi Thất Sơn gồm núi Két, núi Bà Đội Om, núi
Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Tô và núi Trà Sư; nhưng theo ông Lương văn
Phụng (tục gọi Chín Tròn ở thôn Vĩnh Thạnh Trung, Châu Đốc) thì núi Trà
Sư không nằm trong nhóm Thất Sơn mà thay vào đó là Thủy Đài Sơn.
Một Bát Tràng cổ xưa
![]()
Trong làng cổ Bát Tràng có nhiểu mảng tường “than” phục vụ cho việc nung gốm như thế này.
Nói thực lòng, tôi thấy Bát Tràng không có gì nhiều ngoài đồ gốm - tất nhiên, Bát Tràng là một làng nghề sản xuất gốm nổi tiếng. Trước kia người ta đến Bát Tràng chủ yếu để mua đồ gốm hoặc tìm hiểu về nghề gốm. Nay đến Bát Tràng, mỗi người khách đều có thể tự mình trải nghiệm các công đoạn làm ra một chiếc bát, một chiếc đĩa hay một bình hoa... |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)