24 thg 2, 2014

Viếng đền bà chúa Kho

Đền Bà chúa Kho tọa lạc tại làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được người dân dựng lên để tôn thờ, ngưỡng vọng vị nhân thần là bà chúa Kho - một người phụ nữ nhan sắc đảm đang, tài giỏi.

Bà chúa Kho đã có công chiêu dân, lập dựng làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng…giúp mọi người làm ăn, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Bà trở thành Hoàng Phi triều Lý, giúp vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương của triều đình ở vùng núi Kho, làng Cổ Mễ. Sau đó, bà đã anh dũng hy sinh vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, năm Đinh Tỵ. Nhà vua thương tiếc phong bà là phúc thần. Nhân dân nhớ công ơn bà, lập đền thờ trên núi Kho, nơi đặt kho lương xưa và tôn kính gọi là bà chúa Kho.

Đền Bà chúa Kho ban đầu là một ngôi miếu nhỏ, sau được mở rộng và xây dựng quy mô vào thời Lê - Nguyễn, gồm nhiều công trình như: Đền Trình, cổng Tam Quan, sân Giải Vũ, tòa Tiền Tế, cung Đệ Nhị, hậu Cung. Tất cả làm thành một quần thể cổ kính trên núi Kho, bên dòng sông Cầu thơ mộng của làng quê quan họ. 

Mọi người chen chân vào đền ngay từ bên ngoài đường dẫn lên đền 

Đờn ca tài tử - dấu ấn đất phương Nam

Từ lâu, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của người dân đất phương Nam. Ngày 5/12/2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và đây cũng là lần đầu tiên, một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở Nam Bộ được công nhận là di sản thế giới. 

«
    

         Nghệ thuật đờn ca tài tử đạt đủ các tiêu chí để trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO đề ra, đó là: Tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nó có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh thành Nam Bộ.

»
Khám phá điệu dân ca đất phương Nam

Nhắc đến đờn ca tài tử, người ta thường nghĩ ngay đến loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, được xem như một thứ “đặc sản” riêng có của người Nam Bộ. Người dân đất phương Nam có thể chơi đờn ca tài tử ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào và đặc biệt là ai cũng có thể chơi, không phân biệt giàu sang, gái trai hay già trẻ. Chính vì vậy đờn ca tài tử có thể xuất hiện trong những bữa trà dư tửu hậu, trong những đêm trăng thanh gió mát ở các miệt vườn, trên những con thuyền trôi lững lờ dưới dòng kênh xanh, hay những dịp cúng tế, cưới hỏi, ma chay, gỗ chạp…

Theo các nhà nghiên cứu, đờn ca tài tử xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, có nguồn gốc từ Nhã nhạc cung đình Huế, và sớm trở thành loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mang đậm sắc thái âm nhạc bình dân của miền sông nước Nam Bộ.


23 thg 2, 2014

Chưa đi chưa biết đền Trần

Tôi sống ở miền Nam, nghe nói đến đền Trần nhiều nhất là dịp khai ấn. Năm nào cũng vậy, đến dịp khai ấn đền Trần vào đầu năm là báo chi đua nhau đưa tin người người chen lấn, dẫm đạp để dự lễ. 

Chen lấn trong lễ hội khai ấn đền Trần năm 2014. Ảnh: báo Thanh niên online

Với những hình ảnh như thế này, cộng với kinh nghiệm thực tế của mình ở các lễ hội miền Nam, tôi dễ dàng hình dung đền Trần giống như miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, hay chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương.

Thế nhưng đến Nam Định viếng đền Trần, mới thấy mình hiểu sai nhiều quá!

Lạc ở rừng thiêng của người Stiêng

Cũng như nhiều người ưa du lịch khám phá, rừng quốc gia Nam Cát Tiên với chúng tôi không phải là cái tên xa lạ, thậm chí hết sức quen thuộc. 

Nhưng mỗi khi có dịp, chúng tôi lại khoác balô lên đường đến rừng quốc gia Nam Cát Tiên để khám phá.

Du khách trong đoàn du lịch khám phá tại rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Ảnh: Anh Phạm

Đến Tà Lài Longhouse - bên cạnh rừng quốc gia Nam Cát Tiên - vào buổi chiều muộn, khi hoàng hôn gần tắt. Đập vào mắt chúng tôi là dãy nhà sàn nằm trên đỉnh ngọn đồi thoai thoải, cực kỳ yên tĩnh và bài trí đơn giản, tự nhiên.

Náo nức Hội phết Hiền Quan

Hội phết Hiền Quan là lễ hội dân gian được tổ chức hai ngày 12 và 13 tháng giêng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 26km).

Trống dong cùng tham ra rước quả phết

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.

Lễ hội phết cùng với cụm di tích Song Quan đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 12-12-1994.

Lẩu riêu cua đồng miệt đồng

Không còn mộc mạc quê mùa, các món ăn làm từ cua đồng giờ đã đường hoàng đi vào nhà hàng, quán ăn, góp phần làm phong phú danh mục ẩm thực. Đáng kể trong đó là món lẩu riêu cua đồng miệt đồng.

Lẩu cua đồng ăn với rau và hải sản - Ảnh: H.Vũ

Người miền Tây có câu Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá về đồng ăn cua ca ngợi vùng đất trù phú, cá tôm hào sảng, nhất là cua. Cua đồng xưa nhiều vô số kể, nhiều đến nổi người ta bắt đem phơi khô bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với giá rẻ như bèo. Thế nhưng, từ vài ba năm trở lại đây con cua bé nhỏ nầy lại lên ngôi, nhất là mùa nắng.

Tân Thành, điểm du xuân thú vị

Năm nay, Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) là điểm du xuân được nhiều người quan tâm, với nhiều điểm tham quan thú vị.

Thời gian đi xe máy/ô tô từ TP.HCM đến biển Tân Thành khoảng hai giờ. Khởi đầu từ Cầu Nhị Thiên Đường (Quận 8), băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh rồi theo quốc lộ 50, đi qua hai xã Phong Phú, Quy Đức (huyện Bình Chánh), qua hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Tỉnh Long An) tới bờ Bắc sông Soài Rạp đi phà Mỹ Lợi là tới đất Gò Công. 

Nhiều bạn trẻ đến chơi tại chiếc cầu vươn ra biển Tân Thành 

Từ phà Mỹ Lợi, mất thêm 10 phút di chuyển, bạn có thể ghé thăm làng nghề đóng tủ thờ truyền thống của đất Gò Công, tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, Thị Xã Gò Công. Đây là nơi khai sinh nghề đóng tủ thờ cẩn xà cừ mà không dùng bất kỳ cây đinh nào của ông Nguyễn Văn Non. Sau hơn 110 năm tồn tại, nghề đóng tủ thờ giờ đã có hơn 500 hộ sống được, sống vui và có ích bằng nghề cưa, bào, đục, đẽo.

Nhà thờ Gỗ Kon Tum

Nhà thờ Gỗ (Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là một di tích cổ, mang kiến trúc độc đáo và tính thẩm mỹ cao với tuổi đời gần trăm năm. Trên nền trời Tây Nguyên trong vắt giữa mùa khô, nhà thờ Gỗ nổi lên bởi màu nâu bóng của điêu khắc gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.

«
          Nhà thờ gỗ là tên gọi của người Kon Tum cho nhà thờ Chánh tòa, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố. Cái tên ấy xuất phát từ vật liệu chính làm nên nhà thờ. Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ là màu gỗ nâu đen.
                                          »
Thành phố Kon Tum vốn nằm trên một đồng bằng nhỏ, trước đây từng là trung tâm hành chính cũ của người Pháp ở Tây Nguyên nên các cố đạo truyền giáo đến đây từ rất sớm. Nhà thờ Gỗ được một linh mục người Pháp tên là Décrouille thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918. Nhà thờ có diện tích sử dụng trên 700m2 với vật liệu trang trí nội thất hoàn toàn bằng các loại gỗ quý. Riêng tháp chuông nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic có chiều cao hơn 20m lại luôn thanh thoát mà vẫn không kém vẻ hoành tráng. Sàn nhà thờ được đặt cao hơn 1m so với mặt đất và hành lang chạy dọc, bao quanh giáo đường đã mang đúng sắc thái của nhà sàn Tây Nguyên. Có thể nói, công trình nhà thờ Gỗ chính là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba-Na, một sự giao thoa đặc biệt giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, còn có tên là nhà thờ Gỗ, một công trình kiến trúc độc đáo và là niềm tự hào của người dân Kon Tum.

21 thg 2, 2014

Qua bến đò ngang

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, nơi không có sông, chỉ có suối. Mà không có đò qua suối. Bởi vậy nghe bài Đò chiều của Trúc Phương thì thấy hay lắm, nhưng chưa thấm được cái cảnh đò chiều ra sao.

Một chiều nào trên bến cô liêu
Xóm bên sông tiêu điều
Buồn hắt hiu mây chiều

cũng chẳng hình dung ra được Cô lái đò của Nguyễn Bính

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông

Sau này, đi miền Tây, tận mắt tới bến đò, qua bến đò ngang mới thấy thế nào là bến cô liêu, xóm bên sông tiêu điều...

Có một Nghệ An khác

Đến Nghệ An không thể không vào Nam Đàn tham quan làng Kim Liên và Hoàng Trù (quê ngoại và nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh), viếng mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh, hoặc lên núi Dũng Quyết viếng đền thờ Quang Trung và ngắm dòng sông Lam, chứng nhân lịch sử của cả vùng địa linh nhân kiệt. Tiếp đến khách sẽ thư giãn trên bãi biển Cửa Lò. Ít du khách biết, có một Nghệ An khác, độc đáo, tự nhiên và quyến rũ.

Nghi Lộc có vườn thị cổ tích gồm năm đại thụ gần 700 tuổi. Chẳng rõ do ai trồng hay mọc tự nhiên nhưng xếp hình như sao bắc đẩu. Thị bố, dòng thị hồng, chu vi gốc 14m. Thị mẹ, dòng thị họ, chu vi gốc 11m. Các thị con, dòng thị bần, gốc to 8 - 9m. Thị bần không hạt, quả bé như quít; còn thị hồng, thị họ quả gần bằng bưởi, nặng hơn 500g. Vườn thị còn có hàng chục cháu, chắt, chít… hơn trăm tuổi.

Tương truyền, đầu thế kỷ XV, Lê Văn Hoan là tướng công phò Lê Lợi đuổi giặc Minh, dẹp Chiêm Thành; từng đi qua rừng thị, dừng chân nghỉ đêm. Hôm sau, quân sĩ và ngựa voi đều phấn chấn, đánh thắng giòn giã. Cho là vùng đất thiêng, sau chiến tranh, ông đưa cả dòng họ Lê từ Thanh Hóa vào lập nghiệp. Ông Lê Minh Thưởng, 76 tuổi nhưng rất tráng kiện, trưởng tộc Lê có thể kể cả ngày chuyện kỳ thú về những cây thị thần bí ẩn và thân thiết. Tháng Tư, thị ra búp, tháng Năm nở hoa và kết trái vào tháng Sáu - Bảy. Vào mùa, thị rụng vàng rực sân, lủng lẳng trên cành như trăng sà xuống đùa nghịch, thơm điếc mũi. Tha hồ hái lượm, có thể ăn hoặc mang về làm quà tùy thích. 

Đại thụ gần 700 tuổi