Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 8, 2022

Tĩnh lặng “hồ nước trời” lớn nhất miền Tây

Là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây, búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) sở hữu vẻ đẹp trong trẻo lạ kỳ. Đến với búng, bạn sẽ chìm vào cảm giác mênh mang, thư thái và nhẹ nhàng của miền sông nước An Giang.

Đến búng Bình Thiên vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn bởi cảnh sắc nên thơ, trong trẻo của nơi đây. Theo cách hiểu thông dụng, búng Bình Thiên nghĩa là hồ nước bình yên do ông trời ban tặng, hay ngắn gọn hơn là “hồ nước trời” theo lối giải thích chiết tự. Trong đó, “Bình” được hiểu là bình yên, phẳng lặng; còn “Thiên” là trời.

Búng Bình Thiên sở hữu vẻ đẹp bình yên, phẳng lặng

14 thg 8, 2022

Hồ Suối Chiếu – Điểm đến hấp dẫn trên mảnh đất Phù Hoa

Suối nước trong veo, mặt hồ xanh biếc, mái nhà sàn thấp thoáng đôi bờ... Vẻ đẹp yên bình, nên thơ của hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) làm nao lòng bất cứ ai khi có dịp ghé thăm.

Hồ Suối Chiếu là công trình thủy lợi có quy mô hơn 50 ha, với dung tích trên 4 triệu m³ nước, từ hai con suối chính là suối Chiếu và suối Lạt.

14 thg 7, 2022

Thác Xăng, Thác Mây – vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Xứ Lạng

Hồ thủy điện Thác Xăng nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 xã: Hồng Phong (huyện Bình Gia), Bắc La (huyện Văn Lãng) và Hùng Việt (huyện Tràng Định). Hồ rộng gần 300 ha với các dãy núi, đồi lớn nhỏ cùng hệ thống thác, hang động đẹp ẩn sâu bên trong, đặc biệt có Thác Mây với 5 tầng thác hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.

Công trình Nhà máy thủy điện Thác Xăng hòa vào lưới điện Quốc gia năm 2016, với công suất lắp máy 20 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình năm khoảng 90,55 triệu kWh

5 thg 7, 2022

Bắc Giang đánh thức tiềm năng du lịch hồ Cấm Sơn

Mặt hồ Cấm Sơn xanh biếc phẳng lặng, bao quanh là những dãy núi vươn cao trùng điệp, quyện cùng trời xanh mây trắng, tạo nên cảnh quan rất đỗi hữu tình, thơ mộng…như một bức tranh sơn thủy hữu tình, làm mê mẩn tâm hồn các du khách.

Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo. Điều đặc biệt bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc.

2 thg 7, 2022

Lâm viên cảnh Ea Kao - Viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao

Hồ Ea Kao, (thuộc xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) là điểm đến quen thuộc không chỉ với người dân trong tỉnh, mà còn hấp dẫn du khách gần xa đến tham quan, tận hưởng vẻ đẹp thanh bình, mát lành…

Giữa hồ Ea Kao - lâm viên Ea Kao - như một bán đảo thu nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Lâm viên Ea Kao là viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao.

Dạo bước trong lâm viên Ea Kao, với những con đường rợp bóng cây xanh, cùng mặt nước xanh biếc in nền trời xanh thẳm… du khách sẽ trút bỏ những lo toan, tất bật của cuộc sống hối hả.

Giữa hồ Ea Kao, lâm viên Ea Kao như một viên ngọc xanh ẩn mình chờ khám phá.

28 thg 6, 2022

Khung cảnh tuyệt đẹp lúc chiều tà trên đầm Chuồn, hồ Truồi xứ Huế

Bên cạnh lăng tẩm, cung điện cổ kính mà lộng lẫy, xứ Huế mộng mơ còn hiện lên với khung cảnh sông nước đầy lãng mạn của đầm Chuồn, hồ Truồi... Đây cũng là điểm đến yêu thích được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá Huế. 

16 thg 6, 2022

“Đánh thức” Hồ Ba Bể


Với tuổi đời hơn 200 triệu năm, Hồ Ba Bể trải qua nhiều cuộc kiến tạo vĩ đại của tự nhiên đã đưa một khối nước khổng lồ 5 triệu mét khối lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là 1/100 nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể (huyện Ba Bể). Tỉnh Bắc Kạn đang hành động đưa đưa “báu vật” này thành cú hích để phát triển du lịch thời kỳ hậu Covid.

Hồ Ba Bể hình thành từ ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng cùng tụ lại một điểm thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tạo nên hồ Slam Pé, có nghĩa là ba hồ. Địa chất và địa mạo của khu vực Hồ hết sức phức tạp dẫn đến sự tạo thành các phong cảnh đẹp ngoạn mục với nhiều hệ sinh thái khác nhau.

8 thg 6, 2022

Một ngày ở Tây Ninh: Ngất ngây trước vẻ đẹp 'nàng thơ' của hồ Dầu Tiếng

Tháng 6, cái nắng oi nồng ở Tây Ninh hầm hập táp vào mặt. Thế nhưng ở hồ Dầu Tiếng lại khác, không khí ở đây mang hơi thở nhè nhẹ của gió, nước và cỏ cây. Mùa này, hồ Dầu Tiếng khoác trên mình vẻ đẹp lãng mạn như một 'nàng thơ' khiến nhiều du khách đến đây xao xuyến.

Hồ Dầu Tiếng đẹp nhất là vào lúc bình minh và hoàng hôn. Đây là thời điểm sắc trời và nước dường như hòa quyện vào nhau, tạo nên gam màu ấn tượng.

Tung lưới bắt cá trong lòng hồ Dầu Tiếng. Ảnh: NGUYỄN NHẬT TƯỜNG

31 thg 5, 2022

Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang

Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.

Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.

22 thg 5, 2022

Đến Cây đa Tân Trào chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa

Đến Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), ngoài tham quan căn lán nhỏ nơi Bác Hồ đã ở, làm việc, chụp hình lưu niệm tại cây đa, du khách nay đã còn có thể trải nghiệm chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa.

Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng… Đến với Tuyên Quang hoặc trên hành trình tham quan Đông Bắc, Tây Bắc, du khách thường không thể bỏ qua Di tích quốc gia đặc biệt Cây đa Tân Trào (H.Sơn Dương).

Tại khu di tích này, du khách sẽ được tham quan Lán Nà Nưa - nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ từng ở và làm việc để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa vào năm 1945. Ảnh: Vũ Phượng

2 thg 5, 2022

Hồ Trà Đa - một đôi mắt khác của Pleiku


Hồ thủy lợi Trà Đa được xây dựng sau giải phóng đất nước năm 1975. Đây cũng là mốc thời gian những cư dân đầu tiên của thị xã Pleiku đến khai khẩn ở vùng đất Trà Đa bây giờ. Ông Bạch Ngọc Tỉnh (74 tuổi, trú tại thôn 4, xã Trà Đa) là một trong số ít những nhân chứng sống của một trong những cuộc di dân thời bấy giờ. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Ngãi, năm 1965, ông cùng gia đình lên Pleiku lập nghiệp. Đến năm 1976, thị xã vận động hơn 100 hộ dân từ trung tâm ra vùng ven Trà Đa để khai hoang đồng ruộng.

16 thg 6, 2021

Xuôi dòng Kẻ Gỗ…

Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông có dung tích lớn thứ hai trên địa bàn Hà Tĩnh, song lại có hệ thống kênh dài nhất tỉnh. Vào mùa gieo cấy, con nước từ đại công trình ùa theo những dòng kênh uốn lượn qua hàng chục làng mạc, tưới mát hàng chục ngàn héc-ta cây trồng…

3 thg 2, 2021

Non nước Tà Đùng

Trong hành trình khám phá Nam Tây Nguyên, đến với Đắk Nông, điểm đến hồ Tà Đùng đang được du khách yêu thích vì cảnh quan hùng vĩ, thiên nhiên còn giữ nét hoang sơ và vẫn lưu truyền những chuyện xưa tích cũ về vùng non nước hữu tình...

Hồ Tà Đùng thuộc tại 2 xã Đắk P’lao và Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (cách TP Gia Nghĩa thủ phủ của tỉnh Đắk Nông 48km), là hồ nước ngọt có diện tích khoảng 22.103ha. Trong quá trình xây dựng Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, người ta đã chặn, ngăn dòng chảy của một nhánh sông Đồng Nai để tạo nên hồ Tà Đùng mênh mông, kỳ vĩ. Hồ có độ sâu trung bình trên 20m, trong lòng hồ rải rác hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cây cối xanh tốt, rậm rạp. Từ cảnh quan đó mà người ta còn ví von hồ Tà Đùng giống như một vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cao nguyên.

Du khách thường đến Tà Đùng vào khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Vào cuối mùa mưa, nước hồ dâng cao, cây cối trên các đảo xanh mướt, khiến hồ Tà Đùng lúc này như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ non nước hữu tình.

Hồ Tà Đùng gần đây trở thành điểm du lịch sinh thái mới mẻ và hấp dẫn khách du lịch gần xa ví von là biển hồ trên núi, vì hồ nằm ở vùng cao nguyên giao thoa giữa 2 hệ sinh thái Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn về phía Nam. Ảnh: Công Đạt

26 thg 8, 2020

Cảnh sắc bình dị ở hồ Khe Ngang

Hồ Khe Ngang (huyện Hương Trà) thu hút nhiều người trẻ nhờ cảnh quan nguyên sơ, sông nước hữu tình.

Khe Ngang là hồ nước ngọt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, vì gần khu dân cư nên mật độ khách tham quan, check-in khá đông đúc. Bao phủ không gian sông nước là thảm thực vật xanh ngút ngàn, nên thơ vào mọi thời điểm trong năm. 

6 thg 7, 2020

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

16 thg 6, 2020

Khám phá vẻ đẹp hồ Núi Một

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km, hồ Núi Một sở hữu nét đẹp hoang sơ với mặt nước phẳng lặng, yên bình trong bóng hoàng hôn. 

Hồ Núi Một là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của tỉnh Bình Định với mặt hồ rộng hơn 1.200 ha, ở xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km về phía Tây Bắc. 

10 thg 6, 2020

Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình

Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hóc Khế lúc về chiều. Ảnh: TÂM NHƯ 

Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.

4 thg 6, 2020

Búng Bình Thiên – Điểm du lịch ấn tượng của An Giang

Mảnh đất An Giang không chỉ nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư xanh mát, núi Cô Tô hùng vĩ hay linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ,… mà còn có một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Đó chính là Búng Bình Thiên hay còn được biết đến cái tên là “hồ nước trời”, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loài thuỷ sản nước ngọt phong phú, đa dạng. Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại, mà hồ nước luôn xanh trong, phẳng lặng này còn là điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long với văn hóa Chăm độc đáo.

Búng Bình Thiên

9 thg 3, 2020

Hồ Hòa Trung - Vẻ đẹp hoang sơ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), cách đường DT602 gần 7km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km, hồ Hòa Trung có không gian đẹp như một bức tranh với hồ nước, đồng cỏ xanh và nắng vàng.
Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho những ai muốn khám phá nét hoang sơ, thích thả hồn phiêu lãng ở vùng quê bình dị và tận hưởng giây phút yên bình. Không chỉ có giá trị cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các vùng lân cận, hồ nước này hiện nay còn mang giá trị về du lịch. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hòa Trung vào mùa nước cạn. (Ảnh: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp) 

8 thg 11, 2019

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình - Ảnh: DANH TRỌNG

Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 230 km, kéo dài từ Hòa Bình tới Sơn La. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3.