Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 10, 2013

Tiễn một cây cầu

Cầu cổ Đông Ba được phá dỡ để thay bằng một dự án cầu mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông Kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng Kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử. 

Tháng 4/2013, cầu cổ Đông Ba đã chính thức được phá dỡ, để thay bằng một dự án cầu Đông Ba mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế. Đó là một điều bình thường, tất yếu.

Song đối với nhiều người dân xứ Huế, và cả những khách du lịch, những người yêu Huế, thì vẫn không khỏi luyến tiếc ngậm ngùi khi tiễn một hình ảnh quen thuộc suốt bao năm tháng, như là một nhân chứng lịch sử gắn liền với sự phát triển đô thị của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba nối từ phía cửa Đông Ba, tại đường Đào Duy Từ bên ngoài Kinh thành, sang đường Nguyễn Chí Thanh, ở khu vực các phường Phú Hiệp, Phú Cát. Ở phía này, cầu Đông Ba đi cắt trên đường Bạch Đằng dọc bờ sông Đông Ba 

8 thg 10, 2013

Cầu treo Kon Klor

Đến Kontum, người ta thường đưa bạn đi xem cầu treo Kon Klor. Có 2 lý do để bạn được đưa đến đây:
  1. Cầu treo Kon Klor nằm cách trung tâm thành phố Kontum không bao xa, rất dễ đến (qua bên kia cầu là làng Kon Klor của người Ba-na).
  2. Cầu treo Kon Klor khá kiên cố, hiện đại. Nhờ đó người ta dễ thuyết minh rằng chính quyền đã có quan tâm sâu sắc đến việc đi lại của đồng bào Ba-Na.
Cầu treo Kon Klor. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

20 thg 8, 2013

Tương lai bất định của cầu Long Biên

Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý.


Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.


Một người đàn ông đội chiếc mũ phớt đan bước vội, như thể ông sắp có một cuộc họp quan trọng.

Ông mặc một chiếc quần soóc bằng vải bông, in hàng tiêu đề từ tờ London Times.

Một cụ bà đội chiếc nón lá, chiếc nón đặc trưng của người Việt, đi một phần ba cầu rồi quay trở lại.

7 thg 3, 2013

Cầu Ngói chợ Thượng đón nhận di tích quốc gia: Một "chùa Cầu" của Bắc Bộ

Thoạt nhìn, người ta hình dung ngay tới di tích chùa Cầu nổi tiếng ở Hội An. Nhưng nhìn kỹ hơn, người ta sẽ thấy những nét duyên dáng rất riêng của cây cầu Ngói đồng bằng Bắc bộ. “Gánh" trên mình bao trầm tích lịch sử, văn hóa, giờ đây chân cầu đang bị nước xói làm hư hại.

Và việc cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Định) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đã làm dấy lên hy vọng về việc bảo tồn nó. 

Cầu Ngói uốn mình trên sông Ngọc.

4 thg 3, 2013

Lắc lư lắc lẻo cầu treo

Các bạn đã từng qua cầu treo chưa?

Cái cảm giác lúc la lúc lắc như võng đưa khi đi qua cầu thật là hấp dẫn bạn nhỉ?

Trên đường đi du lịch nhiều nơi có cầu treo lắm. Vừa vào cửa ngõ Đà Lạt, ở thác Prenn là đã có một cầu treo nho nhỏ rồi.