Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 1, 2017

Nước mắm Gành Đỏ

Nhiều thế hệ người dân ở Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) khi sinh ra, họ đã ngửi thấy mùi nước mắm, ăn cơm với nước mắm mà lớn lên, rồi lấy vợ sinh con, học nghề cha ông truyền lại. Cái nghề theo người vùng thị xã Sông Cầu như định mệnh, như lời nói chân chất của bà Trần Thị Dung, 60 tuổi, chủ hiện tại của cơ sở nước mắm Ông Già: “Khi nào vợ chồng tôi không làm nổi nữa thì con tôi sẽ kế nghiệp nghề làm nước mắm của gia đình.” 

Những ngư dân ở thị xã Sông Cầu cho rằng, loại cá cơm (nguyên liệu làm nước mắm) ở vùng biển Phú Yên có một mùi thơm đặc biệt, khi làm ra nước mắm Gành Đỏ cũng mang mùi thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào những loại nước mắm khác.
Cũng theo bà Dung, trước đây nhiều người làm nước mắm không ai chú ý đến tên gọi cả. Nhiều du khách đến đây mua về ăn thấy ngon rồi “truyền tai” nhau, giới thiệu về loại nước mắm ở Gành Đỏ, tên gọi truyền miệng của làng nghề dọc biển làm nước mắm ở thị xã Sông Cầu. Rồi từ sau năm 1975, bà Dung mới cùng những cơ sở khác mới đăng ký nhãn hiệu.

3 thg 1, 2017

Làng nghề đan đát Vinh Ba

Hàng trăm năm qua, làng nghề đan đát Vinh Ba (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) đã nổi tiếng với những sản phẩm đan đát từ các nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa. Các sản phẩm truyền thống của làng hiện được sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày như: bồ, thúng, nia, sàng, giỏ tre, vỉ tráng bánh… 

Ở Vinh Ba, hầu như ai cũng có thể tham gia vào hoạt động đan đát, từ thanh niên, phụ nữ đến trẻ em hay các cụ già. Quanh đường làng ngõ xóm, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc là đàn ông chẻ tre, chuốt sợi, đàn bà, trẻ em ngồi quây quần đan đát như một đặc trưng riêng biệt của địa phương. 

Nguyên liệu tre, nứa hiện có sẵn tại địa phương là lợi thế để Vinh Ba phát triển các sản phẩm đan đát . Ảnh: Thông Hải

29 thg 9, 2016

Hòn đảo ở Phú Yên có lối đi giữa biển đẹp không kém Điệp Sơn

Theo dòng thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển độc đáo sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến (Phú Yên).

Hè năm nay, dân du lịch rất thích thú khi phát hiện ra lối đi giữa biển ở đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) với con đường cát trắng nối liền bờ biển và một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Nếu yêu thích những cảnh quan độc đáo, bạn có thêm một lựa chọn khác, cũng là một con đường giữa biển ở đảo Yến, Phú Yên, nơi được mệnh danh là xứ sở 'hoa vàng cỏ xanh'. 

27 thg 9, 2016

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

Mắt cá ngừ - từ phần bỏ đi thành đặc sản đất Phú Yên

Vị ngọt béo, hương thơm đậm chất biển, mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc Bắc là món ăn 'bất đắc dĩ' trở thành đặc sản Phú Yên.

Trong vô số những món ăn làm nên tên tuổi của vùng đất Tuy Hòa (Phú Yên) như bò một nắng, cơm gà, sò huyết đầm Ô Loan, cơm niêu... thì mắt cá ngừ đại dương là món ăn lạ mà các hướng dẫn viên thường giới thiệu với du khách phương xa bởi nét độc đáo của nó. 


Cá ngừ đại dương còn có tên gọi khác là cá bò gù, loại hải sản không phải chỉ có ở Phú Yên nhưng không biết từ bao giờ, các món ăn chế biến từ cá ngừ, đặc biệt là mắt cá ngừ lại gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân Tuy Hòa. Theo cách lý giải của những đầu bếp có tiếng tại miền đất này, ban đầu khi làm cá người ta thường bỏ mắt, nhưng thấy mắt cá ngừ to mà bỏ thì quá uổng nên làm thử, đến khi ăn thì lại thấy quá ngon.

25 thg 9, 2016

Bãi Rạng - Bãi Ôm, nơi vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên vẹn

Lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, Bãi Rạng - Bãi Ôm ở Phú Yên đang trở thành hai bãi biển thu hút nhiều khách du lịch. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm là vùng biển hoang sơ cách Vịnh Xuân Đài hơn 15 km. Muốn vào đến tận nơi, bạn phải hỏi người dân rồi len lỏi trên con đường nhỏ hẹp, quanh co gập ghềnh đầy cát và đá. Nhưng bao nhiêu nhọc nhằn được đền bù xứng đáng khi trước mắt bạn mở ra một khung cảnh vô cùng tuyệt diệu.

Bãi Rạng như thiên đường của trời biển. 

21 thg 9, 2016

Mắt cá ngừ đại dương

Một con cá có 2 con mắt. Nhỏ như cá lòng tong có 2 con mắt, to như cá mập cũng chỉ có 2 con mắt. To vừa vừa như con cá ngừ đại dương cũng có 2 con mắt thôi. Mỗi con mắt cá ngừ đại dương to như cái chén, ăn ngon hết xẩy. Và như đã nói một con cá ngừ đại dương nặng bình quân 50 ký - tha hồ xẻ thịt - thì cũng chỉ có 2 con mắt. Do đó món này hiếm!

Phú Yên là thủ đô cá ngừ của Việt Nam nên cá ngừ ở đây nhiều nhất nước, nhưng mà con cá bắt lên họ xẻ thịt bán các nơi, còn mắt cá thì tại đây ăn gần hết, chia cho các nơi chẳng bao nhiêu!

Tui may mắn ăn mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc Bắc ở ngay tại Biên Hòa một lần. Ghiền luôn! Vậy nên có dịp ra Phú Yên phải ăn mắt cá ngừ đại dương ngay tại thủ đô cá ngừ cho thỏa mãn!


20 thg 9, 2016

Hải đăng Đại Lãnh

Mũi Điện nằm trên miền núi hòn Bà thuộc dãy Đại Lãnh (dãy núi này kéo dài từ Khánh Hòa sang Phú Yên). Đây là điểm cực Đông của Việt Nam, có tọa độ 109o27'12" kinh đông và 12o53'40" vĩ bắc, cao 86 met so với mực nước biển. Một sĩ quan Pháp tên Varella có công phát hiện ra mũi này nên người Pháp đặt tên là mũi Varella (Cap Varella).

Với vị trí đặc biệt của Mũi Điện, năm 1890 người Pháp đã cho xây nơi đây ngọn hải đăng mang tên hải đăng Mũi Điện. Hải đăng này còn được gọi là hải đăng Varella (theo tên Pháp), hải đăng Đại Lãnh (theo tên dãy núi). Hải đăng này đã bị bỏ phế khi người Pháp rút đi rồi bị tàn phá trong chiến tranh. Hải đăng hiện nay được khôi phục lại năm 1997.


Những con cá ngừ đại dương nửa tạ trên biển Phú Yên

Cá ngừ đại dương được ngư dân Phú Yên gọi là cá “bò gù”, vì lưng cá gù, thịt đỏ như thịt bò. Mỗi con cá nặng 40-50kg, cũng có nhiều con lên đến cả tạ, gấp đôi cân nặng người lớn. 


Là nơi khởi đầu nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, đến nay Phú Yên có khoảng 950 tàu công suất trên 90CV đến 400CV chuyên khai thác loài hải sản này ở vùng biển xa bờ. Nếu cộng cả các tàu của Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...chuyên khác thác loại hải sản này tại ngư trường Phú Yên thì con số lên đến hơn 2.000 tàu.

18 thg 9, 2016

Điệp Sơn du hí

Từ TP. Nha Trang đến xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh khoảng 60 km. Ở đó, xuất phát từ cảng cá Vạn Giã đi tàu mất khoảng 40 phút sẽ đến thôn đảo Điệp Sơn. Nói vậy để thấy rằng Điệp Sơn khá xa đất liền, xa nơi phồn hoa đô hội.

Thôn Điệp Sơn gồm 3 hòn đảo, một lớn, hai nhỏ. Điểm độc đáo là có con đường giữa biển và nằm dưới mặt nước biển khoảng nửa mét nối liền 3 đảo này. Con đường này chỉ mới được bạn Ngô Trần Hải An và các bạn phượt phát hiện cách đây hơn một năm, còn trước đây trừ dân bản xứ thì không ai biết nơi này cả. Nơi đây thưa thớt dân cư, không có điện lưới, mỗi buối tối chỉ phát điện 3 tiếng.

Như vậy, điểm hấp dẫn của Điệp Sơn chính là khám phá nét hoang sơ và con đường độc đáo dưới biển. Tuy nhiên, sau khi được phát hiện thì nơi này đã trở thành một điểm đến trong các tour du lịch và đã xuất hiện các dịch vụ tại đây. 

Đã có bảng giới thiệu dịch vụ ngay tại cảng cá Vạn Giã

12 thg 9, 2016

Cao Biền ở đất Phú Yên

Cao Biền (821-887) là một danh tướng đời nhà Đường. Tên tuổi Cao Biền gắn với những truyền thuyết huyền hoặc của người Việt. Những truyền thuyết ấy kể rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thủy đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

Truyền thuyết núi Cánh Diều ở Ninh Bình kể rằng Cao Biền thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.


Ở Phú Yên có một gò cát và đất sỏi gọi là mả Cao Biền.

Mả Cao Biền ở Tuy An. Ảnh: Trần Quỳ trên Báo Phú Yên online

30 thg 8, 2016

Ấn tượng Phú Yên

Gần 400 du khách đến từ 18 quốc gia và 33 tỉnh, thành trong nước đã có dịp thăm thú những thắng cảnh như Ghềnh Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Vịnh Vũng Rô, khám phá cuộc sống của đồng bào Ê-đê và thưởng thức ẩm thực địa phương trong Tuần lễ Giao lưu hữu nghị quốc tế diễn tại Phú Yên. 

Sự kiện do UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Viện Nghiên cứu Năng lượng vũ trụ với sức khỏe con người (HUESA) và Câu lạc bộ Giao lưu kinh tế - Văn hóa quốc tế tổ chức.

Tuần lễ Giao lưu hữu nghị quốc tế cũng là dịp để tỉnh Phú Yên giới thiệu đến các bạn bè trong nước và quốc tế về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa độc đáo và đa dạng của vùng đất duyên hải Miền Trung. Trong những ngày ở lại với Phú Yên, du khách có dịp đi tham quan Bảo tàng tỉnh (Tp. Tuy Hòa), Nhà thờ Mằng Lăng (huyện Tuy An), Ghềnh Đá Đĩa (huyện Tuy An), Vịnh Vũng Rô (huyện Đông Hòa), Bãi Xép (huyện Tuy An),… để khám phá những cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.

Du khách tham quan bãi Xép, một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Phú Yên.

8 thg 8, 2016

Những con đường đất giữa biển Việt Nam

Đến đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa), Cái Chiên (Quảng Ninh), Hòn Bà (Vũng Tàu) hay ở Nhất Tự Sơn (Phú Yên), bạn có thể tản bộ giữa bốn bề biển cả. 

700m đường giữa vịnh Vân Phong 

Đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa nhìn từ trên cao. 

Điệp Sơn là một dải 3 đảo nhỏ, trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này nổi tiếng với con đường đi giữa biển dài gần 700 m, nối liền đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. 

3 thg 7, 2016

Cơm gà Phú Yên

Đến với Phú Yên, nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên.

Phú Yên không chỉ nổi tiếng cả nước bởi cảnh đẹp hoang sơ của vô vàn danh thắng trải dài khắp xứ Nẫu, là kỳ quan Gành Đá Dĩa, cực Đông Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài, Bãi Xép... mà còn được biết đến là vùng đất của rất nhiều món ăn đặc sắc. Với lợi thế rất lớn của hệ thống vịnh, đầm, phá... đến Phú Yên du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ngon được chế biến từ hải sản với giá cả không thể rẻ hơn.

Nhưng nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên. 

10 thg 6, 2016

Hòn Yến nên thơ ở Phú Yên

Khi thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến của huyện biển Tuy An.

Theo dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ngày nay Hòn Yến thuộc xã An Hòa, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 20 km hướng Đông Bắc. 

5 thg 6, 2016

Con đường dưới mực nước biển ở Phú Yên

Ít ai biết rằng ở Phú Yên cũng có một hòn đảo với con đường đi bộ độc đáo trên biển tương tự ở Khánh Hòa mang tên Nhất Tự Sơn.

Nhất Tự Sơn là một trong những hòn đảo đẹp nhất của vịnh Xuân Đài, thuộc địa bàn xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu. Tính theo quốc lộ 1A, hòn đảo này nằm phía bắc tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa chừng 50 km. 

1 thg 6, 2016

Làng nghề gốm Trường Thịnh

Là một nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay, nghề làm gốm Trường Thịnh ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) từng trải qua nhiều thăng trầm nhưng với nhiệt huyết của các nghệ nhân, làng nghề hiện vẫn được duy trì và hướng đến sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo, phục vụ người tiêu dùng. 

Từ trung tâm huyện Đông Hòa về xã Hòa Vinh, dễ dàng nhận biết một làng nghề truyền thống làm gốm với những sản phẩm gốm đỏ au được phơi hai bên đường. Vào sâu trong làng, một không gian đặc trưng với mùi của đất, của gốm mới ra lò lại càng cho thấy sức sống của một làng nghề gốm truyền thống dù xã hội đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Trải qua nhiều thế hệ làm gốm, làng gốm Trường Thịnh hiện vẫn còn 34 hộ với hơn 100 lao động còn giữ nghề, nhà nào nhiều thì 5 đến 6 người, nhà ít thì 2 đến 3 người. Nguyên liệu làm gốm được người dân khai thác ngay tại địa phương, hiện đã có máy lọc để đất được nhào nhuyễn, giúp sản phẩm gốm đạt chất lượng hơn. Tuy vậy, vẫn có một người làm thêm công đoạn làm tơi đất rồi vẩy thêm nước, giúp cho nguyên liệu đất thực sự đạt yêu cầu trước khi làm gốm.

24 thg 5, 2016

Đất trời Phú Yên

Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên hội tụ nhiều tiềm năng về kinh tế biển và du lịch. Phú Yên còn là nơi khởi phát nên nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, một nghề không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Tiềm năng kinh tế biển

“Mỗi năm, tỉnh Phú Yên khai thác được khoảng 6.000 tấn cá ngừ đại dương và 3.000 tấn mực. trong Năm 2016, tỉnh đang có kế hoạch đóng mới 185 tàu khai thác và dịch vụ hậu cần; nâng cấp, cải hoán 465 tàu và phấn đấu đến năm 2020 số tàu mới sẽ là 315 tàu, cùng với 705 tàu cá được nâng cấp, cải hoán…”

(Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên)
Nói đến Phú Yên là nói đến nghề đi biển, đặc biệt là nghề câu cá ngừ đại dương. Dân Phú Yên gọi cá ngừ đại dương là “cá bò gù”, bởi loài cá này có lưng gù và thịt đỏ như thịt bò. Người ta kể rằng, vào năm 1994, một số ngư dân chuyên làm nghề câu cá chuồn ở làng biển Phú Câu (nay thuộc phường 6, Tp. Tuy Hòa) trong một lần đi biển đã tình cờ câu được cá ngừ. Thế rồi từ làng biển Phú Câu, nghề câu cá ngừ đại dương chuyên nghiệp đã hình thành, phát triển mạnh sau đó nhanh chóng lan ra các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ đó đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phát triển ngày một mạnh mẽ. Nhờ đó mà con cá ngừ đại dương của Việt Nam giờ đã có mặt tại thị trường gần 90 nước trên thế giới, trong đó có 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản. Và nghề câu cá ngừ đại dương của Phú Yên cũng được Chính phủ lựa chọn làm nền tảng để xây dựng chương trình đánh bắt xa bờ cho cả nước. Từ năm 2011, cá ngừ đại dương Phú Yên “Phuyen Tuna” đã trở thành nhãn hiệu cá ngừ đại dương đầu tiên ở Việt Nam được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

25 thg 4, 2016

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

22 thg 4, 2016

Ruốc tươi Phú Yên trộn xà lách

Mấy ngày nay ngư dân vùng ven biển Phú Yên bội thu ruốc. Một trong những món khoái khẩu từ ruốc tươi của dân biển là ruốc trộn. 

Ruốc tươi có màu hồng hồng trông thật thích mắt. Người dân Phú Yên chọn con ruốc tự nhiên, không bỏ màu cho bữa ăn gia đình 

Phải nói, ruốc mùa này rất to con, lại mới rời xa biển, còn búng nhảy, tươi rói và mập nên làm gì cũng ngon. 

Không giống với các món ruốc truyền thống, ruốc trộn làm đơn giản nhưng ăn rất ngon.
Món này không thể thiếu hai nguyên liệu chính là ruốc tươi và rau trộn. Ruốc phải tươi, rửa sạch bằng nước muối pha ít gừng để khử mùi, đợi ráo nước rồi mới làm. Rau trộn phù hợp và ngon nhất chính là xà lách.