Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 4, 2016

Nuôi thủy sản trên vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài nằm ở phía Nam thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) từ lâu vốn là môi trường đánh bắt hải sản tự nhiên của người dân trong vùng. Mạnh dạn đầu tư vốn và kỹ thuật để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao trên vịnh Xuân Đài, nhiều ngư dân vùng này đã trở thành các triệu phú, tỷ phú, giúp đời sống gia đình ngày càng được cải thiện cũng như góp phần không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. 

Với diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, trải dài từ Vũng Lắm đến Vũng La, nguồn nước của vịnh Xuân Đại thực sự là môi trường sống lý tưởng cho các loài hải sản. Theo ông Đỗ Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu, trên vịnh Xuân Đài hiện có 1.124 hộ nuôi tôm hùm với 13.302 lồng nuôi, chủ yếu là tôm hùm bông (sao), còn lại tôm đá, tôm xanh, tôm sỏi, tôm tề thiên...

Thế mạnh nổi bật trên vịnh Xuân Đài là nuôi tôm hùm xuất khẩu với điều kiện tự nhiên kín gió quanh năm cũng như môi trường nước ổn định. Từ năm 1990 đến nay, bình quân mỗi năm, người dân nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài thu hoạch khoảng 500 tấn thương phẩm và ươm nuôi cung ứng thị trường miền Trung khoảng 300.000 đến 400.000 con tôm giống, với tổng doanh thu gần 600 tỷ đồng. 

Một góc vịnh Xuân Đài ở phía Nam thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi các loại thủy sản như tôm hùm, hàu, cá mú, ốc hương….

5 thg 4, 2016

Ở làng nghề thúng chai

Thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An) có khoảng 40 hộ với trên 120 lao động đang nỗ lực duy trì nghề làm thúng chai truyền thống. 

Vót nan 

3 thg 4, 2016

Nghề dệt chiếu lác Phú Tân

Với nguồn nguyên liệu lác sẵn có tại địa phương, hầu như gia đình nào ở Phú Tân (xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đều gắn với nghề dệt chiếu. Đây là nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Từ năm 1977, nghề dệt chiếu lác Phú Tân đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Tuy vậy, nghề dệt chiếu lác Phú Tân chỉ thực sự phát triển quy mô từ năm 1995 khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên bắt đầu tổ chức mỗi năm 1 lớp dạy kỹ thuật làm chiếu cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua máy dệt chiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã đẹp, tốn ít nhân công, giá thành của sản phẩm theo đó cũng tăng gấp đôi so với sản phẩm làm thủ công. Hiện làng nghề dệt chiếu lác Phú Tân có 249 hộ gia đình, với trên 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu lác, chủ yếu là lao động nữ. Đặc biệt, các em nhỏ và người lớn tuổi đều có thể tham gia vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất chiếu lác.

Sợi cói nguyên liệu phơi khô để dệt chiếu.

14 thg 3, 2016

Kè chắn sóng Xóm Rớ thành bãi đá rêu xanh hút hồn du khách

Những tảng bêtông vuông vức và đá tảng được thả xuống biển ở P.Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên sau một thời gian đã sinh ra những đám rêu xanh hút hồn du khách. 

Nhiều bạn trẻ thích thú với bãi đá rêu xanh 

Từ Tết Nguyên đán đến nay, du khách, nhất là giới trẻ, truyền nhau những hình ảnh độc đáo của các tảng đá bám đầy rêu xanh ngắt gây nhiều cảm hứng.

Buổi sáng lẫn buổi chiều, hàng trăm người đưa nhau ra bờ kè vừa hóng gió biển, vừa chụp những tấm ảnh lưu niệm bên các tảng đá bám đầy rong rêu.

20 thg 2, 2016

Nhớ cơm gạo đỏ

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng... đều cho gạo đỏ thơm ngon.
Nhiều người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo ngon này nhiều năm liền trong đời. Tuy nhiên, bây giờ, gạo đỏ không còn nhiều như trước nữa. Trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà. 

Các loại lúa trên được trồng trỉa trên nương rẫy. Thường vào tháng bảy âm lịch, khi trời mưa xuống thì nông dân gieo lúa. Lúa từ khi trồng đến khi lớn lên cho hạt đều nhờ nước trời, nông dân không bón phân cũng chẳng phun thuốc. Cuối tháng mười đầu tháng mười một âm lịch lúa chín. Mùa lúa rẫy chín cũng là mùa rộn ràng tất bật của cả xóm thôn. Lúa được cắt, chất thành từng đống to trong các chòi trại tại rẫy. Hồi ấy không có máy tuốt nên người dân phải dùng chân đạp, mỗi lần đạp hai bó, hết lượt này đến lượt khác, đạp đến khi nào xong lúa thì thôi. 

Cơm gạo đỏ ăn với cá khô - Ảnh: Tuy An 

10 thg 11, 2015

Về An Hải ăn hải sản

Phú Yên có nhiều điểm đến “ăn chơi” lý tưởng. Đến với Phú Yên, du khách không thể bỏ qua những món đặc sản tươi ngon mang phong vị ẩm thực của người xứ Nẫu mộc mạc chân tình ở khu du lịch An Hải (xã An Hải, H. Tuy An) nằm ở cuối đầm Ô Loan, tiếp giáp với biển Đông.

Trước hết phải kể đến món hàu Ô Loan. Hàu ở đây được người dân khai thác từ con hàu sống tự nhiên dưới đầm. Thời điểm cuối xuân đầu hè, đúng vụ sẽ có những con hàu to mập. Nhìn bề ngoài xấu xí nhưng khi đập vỏ, thịt bên trong ú ù, nõn nà. Hàu làm được nhiều món như cháo, nhúng giấm, um, xào, nướng. Riêng món nướng mỡ hành được nhiều thực khách chọn. Con hàu nướng phải to, mập; đập một nửa phần vỏ, để lộ phần thịt nằm mọng ngập trong nửa phần vỏ còn lại. 

Hàu sắp chín, cho thêm ít dầu đã phi cùng hành lá vào phần thịt hàu đang nướng, thế là ta đã có món hàu nướng mỡ hành thơm ngon tuyệt vời, đậm ngọt - Ảnh: Đào Tấn Trực 

27 thg 10, 2015

Gành Xép - tạo tác từ đá ở xứ 'hoa vàng trên cỏ xanh'

Xuất hiện đầy thơ mộng trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Gành Xép với vẻ đẹp tổng hòa của biển, đá, đồng cỏ, phi lao và mây trời đang trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến Phú Yên.

Không sở hữu những tầng đá ong xếp lớp hùng vĩ với những phiến đá nhiều hình dạng như Gành Đá Đĩa; Gành Xép là sự tổng hòa của nhiều vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau: gành đá, bờ biển, đồng cỏ và những rừng phi lao chạy dài tít tắp. Chạy dọc theo con đường ven biển cắt ngang huyện Tuy An, bạn sẽ thấy hiện ra trước mặt một ngã rẽ về phía biển, băng qua rừng phi lao và đồi cát.

Vì không có biển chỉ đường, bạn phải hỏi người dân địa phương để tìm được đúng Gành Xép. Con đường lát nhựa phẳng lì và vắng vẻ, đưa những cơn gió biển thổi xào xạc qua các tán cây. Đi hết lối bạn sẽ thấy một rừng phi lao thưa bên cạnh một nhà dân. Từ đây, du khách gửi xe và đi bộ qua khu rừng thưa dẫn tới bãi Xép. 

Hàng phi lao chạy dài theo con đường đến Gành Xép. Ảnh: Minh Đức 

1 thg 10, 2015

Vẻ đẹp dung dị của Hòn Yến ở Phú Yên

Thắng cảnh của tỉnh Phú Yên thu hút du khách bởi những gành đá hình thù kỳ thú cùng làng biển yên bình.

Hòn Yến, xã An Hòa, huyện Tuy An nằm cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 15 km theo đường bê tông ven biển qua các làng quê thanh bình. Được gọi là Hòn Yến vì ngày xưa nơi đảo nhỏ này có rất nhiều chim yến về làm tổ. 

17 thg 9, 2015

Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên

Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ tươi đẹp một thời. 

​Cơm gạo đỏ ăn với cá nục kho cũng cảm thấy ngon miệng và nhớ quê - Ảnh: H.Hương 

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng… được trồng trỉa trên nương rẫy đều cho gạo đỏ thơm ngon. Nhiều người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo này suốt thời gian dài.

Bởi thế đến tận bây giờ, trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà.

26 thg 8, 2015

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên

Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm là những món ăn bình dân, đặc trưng ở xứ biển Phú Yên bạn nên thưởng thức khi có dịp đến đây.

Các món ăn vặt ở Phú Yên rất giản dị, giá chỉ khoảng 20.000 đồng.

Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Tây, món này ở Phú Yên có kích thước vừa phải, chỉ bằng bàn tay người lớn xòe ra. Bánh làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn, cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong. Bánh được chiên vàng giòn và chấm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích.

Bánh xèo thường được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, khóm. Người Phú Yên khi ăn bánh xèo có thói quen cuốn tất cả nguyên liệu trong miếng bánh dẻo mềm. Giá một chiếc bánh khoảng 10.000 đồng. 

Chiếc bánh xèo tròn đẹp và bắt mắt khi cho vào khuôn. Ảnh: Khánh Bình 

7 thg 8, 2015

Hải đăng gành Đèn

Ánh nắng chiều hòa trong làn nước xanh biếc của vịnh Xuân Đài và sắc nâu của những phiến đá sẽ hút hồn du khách khi tới hải đăng gành Đèn.

Tới huyện Tuy An, bên cạnh một gành đá đĩa đầy mê hoặc với những phiến đá bazan xếp tầng lớp, ngày đêm nằm nghe sóng biển vỗ là một hải đăng gành Đèn đứng lặng lẽ nơi cửa vịnh Xuân Đài, hướng ra vũng Chào. Nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên hơn 30 km về phía bắc, hải đăng gành Đèn là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi ghé thăm tỉnh Phú Yên.

Ngọn hải đăng gành Đèn không lớn và nổi tiếng như ở Kê Gà, Mũi Điện, nhưng với vị trí đắc địa nơi cửa biển, sắc đỏ trắng của hải đăng nổi bật giữa màu xanh mênh mông của nước biển. Những phiến đá cổ nằm dọc con đường dẫn tới ngọn hải đăng, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một rừng đá ngay bên bờ biển.

Từ ngã ba rẽ tới gành Đá Đĩa, du khách men theo con đường nhỏ gần một km dẫn vào gành Đèn. Trong ánh nắng chiều của vùng biển miền Trung, khung cảnh thiên nhiên trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với một bên là thảm cỏ khô mọc xen kẽ xương rồng, một bên là các mỏm đá đủ hình dáng nơi cửa vũng Chào. 

”Rừng đá” hai bên nhịp cầu thang dẫn tới hải đăng gành Đèn. Ảnh: Minh Đức. 

31 thg 7, 2015

Sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên

Về miền đất Phú Yên có hai món du khách nhất định không thể bỏ qua là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết đầm Ô Loan. Trong đó, món sò huyết ở đây hiếm chỗ nào có thể sánh bằng. 

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất này có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu... nhưng điều làm nên thương hiệu ở đây chính là sò huyết. Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Danh tiếng của món này không chỉ gói gọn riêng đất Phú Yên, mà nhiều du khách từ tỉnh khác hay nước ngoài khi ghé đến cũng đều tìm sò huyết để thử qua.

Sò huyết đầm Ô Loan to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo... 

Sò huyết có thể được chế biến thành nhiều món như mỡ hành, rang muối ớt hay nấu cháo... 

Chả dông - hương vị nắng gió Phú Yên

Một đĩa chả dông ngon đi kèm với bát nước chấm thơm lừng là lựa chọn thú vị cho hành trình khám phá ẩm thực Phú Yên.

Ẩm thực Phú Yên có sự giao thoa giữa các vùng khác nhau, hòa quyện với hương vị địa phương tạo nên những món ăn khó quên trong lòng du khách. Nhắc đến ẩm thực Phú Yên, chả dông dường như đã thành “thương hiệu” của mảnh đất này.

Nhìn từ bên ngoài, món ăn này cũng giống như các loại chả khác với màu vàng ươm đặc trưng. Điều đặc biệt là thay vì nhân thịt lợn hay thịt bò, người dân địa phương ở đây lấy thịt từ con dông, trông tựa như rắn mối hay kỳ nhông, làm nguyên liệu chính. 


Thực khách có thể ăn chả Dông kèm với ớt xanh, tỏi và các loại rau sống. Ảnh: Minh Đức. 

23 thg 7, 2015

Mắt cá ngừ đại dương - món độc quyền của tỉnh Phú Yên

Số lượng mắt cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên hầu như không ra khỏi địa bàn tỉnh vì chỉ đủ cung cấp cho các quán ăn địa phương. Những nơi khác nếu có thì cách chế biến cũng khó lòng so bì được. 

Phú Yên là một vùng đất được biển cả hết mực ưu ái khi vừa có những khung cảnh tuyệt đẹp, lại thêm phần ẩm thực đặc sắc. Bên cạnh những món như cá ngừ đại dương cuốn cải xanh chấm tương mù tạt, lẩu sứa, thì mắt cá ngừ đại dương là món mà chỉ cần nhắc đến thôi thực khách đã nghĩ ngay đến Phú Yên.

Tuy là món đặc trưng nhưng mắt cá ngừ đại dương cũng nhiều lần khiến thực khách e ngại với lý do "nhìn to quá trông sợ sợ". Thế nhưng, một khi đã thử qua món này, bạn chắc chắn sẽ vương vấn hương vị ngay khi rời khỏi Phú Yên.

Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 ký, nên cầu mắt cũng khá to. Đầu bếp thường lấy mắt của cá cho vào một hũ đất nung nhỏ, thêm vào rau củ, gia vị và một số loại thuốc bắc như táo tàu, kỷ tử... Sau đó họ sẽ đặt hũ đất này lên bếp lửa nấu chín. Tùy vào mắt cá ngừ to hay nhỏ mà một hũ có thể đựng một hoặc hai mắt cá ngừ để phục vụ thực khách. 

Khi ăn món này, thực khách sẽ gấp rau thơm thái nhỏ cho vào, trộn lên và dùng. Ảnh: Thảo Nghi 

19 thg 7, 2015

Dinh Trấn biên trong lòng đất Phú Yên

1- Vài nét về lịch sử hình thành dinh Trấn biên

Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công trình gì, ở đâu? Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có gì lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đã nằm sâu trong lòng sông Cái, còn các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Đình Tư, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.

Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).

Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).

Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).

12 thg 7, 2015

Cháo hàu Ô Loan ngon nức tiếng Phú Yên

Phú Yên hấp dẫn du khách không chỉ bởi những thắng cảnh đẹp nổi tiếng mà còn ở những món ăn ngon, hấp dẫn, đặc biệt là món cháo hàu bổ dưỡng.

Hàu có quanh năm nhưng thịt hàu ngon nhất khi vào cuối xuân đầu hạ, lúc này những con hàu mập và mọng nước. Để bắt được hàu, người dân biển phải đi từ sớm. Công đoạn cạy hàu rất công phu bởi chúng bám chặt vào những vỉa đá, thành cầu, bờ đá hay các rạn san hô, nhiều người phải dùng dao sắc để nạy.

Những con hàu với lớp vỏ xù xì nhưng bỏ lớp vỏ ngoài là phần ruột trắng, thịt ngon. Người ta có thể chế biến thành nhiều món như hàu nướng, hàu nhúng dấm, nấu canh... nhưng dễ ăn và dễ làm nhất vẫn là cháo hàu. Món ăn này thích hợp để dùng bất kể thời điểm nào trong ngày. 

Món cháo hàu Ô Loan từ lâu đã nức tiếng gần xa. Ảnh: Thiện Nguyễn 

8 thg 7, 2015

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một ngôi nhà thờ cổ ở Tuy An, Phú Yên, được khởi công xây dựng từ năm 1892. Ngôi nhà thờ này cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về hướng Bắc, gần thắng cảnh Gành Đá Đĩa (cách khoảng 10 km), vì vậy kết hợp tham quan 2 điểm đến này là hợp lý. Nhà thờ nằm bên bờ sông Cái (sông Kỳ Lộ), nếu đi theo quốc lộ 1 từ hướng Quy Nhơn thì đến thị trấn Chí Thạnh, vừa qua cầu Ngân Sơn gặp ngã 3 rẽ trái khoảng 2 km là tới.

Đến đây ta có thể tham quan 3 trong 1 luôn đó.

1. Tham quan ngôi nhà thờ cổ trên 100 năm với kiến trúc Gothique

Nhà thờ Mằng Lăng, nhìn từ cổng

3 thg 7, 2015

Thú vị hải sản ven đầm

Các đầm nước xen cài bên núi cao, bên biển xanh ở một số tỉnh miền Trung đã tạo ra những loại hải sản sinh trưởng tự nhiên có chất lượng ngon đặc biệt. Thưởng thức hải sản ven đầm cũng rất thú vị… 

Vi - a - gờ - ra… hàu ở đầm Thị Nại 

Món hàu sữa chưng cách thủy ở ven đầm Thị Nại 

Những hàng quán ở khu đông huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vang danh món hàu sữa sinh trưởng tự nhiên ven đầm Thị Nại. Ăn vào “chiến đấu” rất sung nên dân sành ăn nơi đây quen gọi món này là vi - a - gờ - ra… hàu.

9 thg 6, 2015

Gỏi bông súng, món ngon đất Phú Yên

Cọng súng sau khi tước vỏ làm sạch được bẻ thành khúc vừa ăn, trộn đều cùng thịt heo nạc, tôm đất và gia vị để cho ra đĩa gỏi hấp dẫn.

Nếu từng đi qua thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào mùa súng, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh bạt ngàn hoa đua nhau bung nở. Người dân ở đây tới mùa còn đi cắt bông súng, lấy phần cọng đem về và chế biến thành nhiều món đặc sắc miền quê.

Bông súng muối dưa được dùng để kho với cá, thịt. Người dân cũng thường nấu canh chua hoặc rửa sạch đem nhúng vào nồi lẩu sôi. Tuy nhiên, món phổ biến nhất phải nhắc đến là gỏi bông súng (nộm). Những ai phải xa quê thường xuyên hẳn khó lòng quên được hương vị của món ăn này. 

Gỏi có vị chua chua, ngọt ngọt, cho thêm ớt vào để tăng thêm vị cay, thích hợp để ăn vào những buổi chiều mát cùng bạn bè. Ảnh: Mỹ Tuyết 

3 thg 6, 2015

Dinh Trấn Biên nằm dưới lòng sông

Dinh Trấn Biên ở Biên Hòa

Tôi sống ở Biên Hòa, Đồng Nai. Do đó, dĩ nhiên tôi biết nơi đây là dinh Trấn Biên, được Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh dựng lên từ năm 1698. Ở Biên Hòa giờ đây còn Văn miếu Trấn Biên, trường THPT Trấn Biên, Hội quán Trấn Biên...

Dinh Trấn Biên không ở Biên Hòa

Khi đến thăm nhà thờ Mằng Lăng (Tuy An, Phú Yên), tôi giật mình khi đọc thấy ở đây một sử liệu truyền giáo cho biết giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đã có mặt tại dinh Trấn Biên khoảng năm 1641 - 1642 (trước khi Nguyễn Hữu Cảnh lập nên dinh Trấn Biên hơn 50 năm!), và vào thời điểm đó dinh Trấn Biên chính là vùng đất tôi đang đứng, tức là Phú Yên!

Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên

Sao lại như thế nhỉ?