Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 6, 2023

'Xủ vắn pợ mơ': Độc đáo tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái

"Xủ vắn pợ mơ", tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mang ý nghĩa lớn là cầu hạnh phúc.

Từ sáng sớm, trong ngôi nhà của ông Lô Xuân Hùng ở bản Piêng Phô, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã rộn rã. Công tác chuẩn bị tiến hành các nghi lễ của tục “Xủ vắn pợ mơ” đã hoàn tất, với đầy đủ các lễ vật mừng dâu mới.

“Mâm lễ vía buộc chỉ cổ tay đón dâu mới phải có vò rượu, hai chiếc cần có buộc sợi chỉ gai, trứng gà luộc, con lợn và một sợi chỉ gai. Khi đón dâu về gia đình nội sẽ tiến hành làm vía buộc chỉ cổ tay, với ý nghĩa cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc, sinh con đẻ cái, cùng chung sống đến đầu bạc, râu dài như sợi chỉ”, ông Hùng chia sẻ.

Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu - chú rể người dân tộc Thái ở Nghệ An

4 thg 6, 2023

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử, nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…

Đồn điền xưa…

Những ngày trung tuần tháng Tư, khi những cơn gió Lào nóng bỏng bắt đầu thổi ràn rạt, chúng tôi đã có mặt tại vùng đất Thái Hòa - trung tâm hành chính, chính trị của mảnh đất Phủ Quỳ xưa, nay là thị xã sầm uất nằm bên bờ con sông Hiếu hiền hòa. Một hàng cây cổ thụ rợp bóng nằm trong lòng khối Tây Hồ 1 của phường Quang Tiến, một không gian rất tây, cổ kính và bình yên, nằm lọt thỏm giữa một phố thị đang vươn mình chuyển động mạnh mẽ. Mặc cho những ồn ào, náo nhiệt phía bên ngoài kia, hai hàng me cao vút với đường kính từ 70cm đến 1m được trồng ngay hàng, thẳng lối vươn mình bao trùm hết không gian của phố nhỏ.

Tiếp chuyện cùng chúng tôi là ông Mai Xuân Thịnh - 85 tuổi, nguyên là Bí thư Chi bộ khối Tây Hồ 1, người đã gắn bó gần như cả đời mình với hàng me tại khu vực này. Ông Thịnh là một người gốc Nam Định, đặt chân đến mảnh đất này đã được 60 năm, từ khi còn là chàng thanh niên vào xây dựng nông trường. Ông cũng là người biết khá rõ về hàng me, về những nét độc đáo mà hàng cây này mang lại cho cư dân nơi đây.

Hình ảnh đồn điền cà phê tại Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Ảnh: Coffeenewsvietnam

2 thg 6, 2023

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Km 0 là điểm xuất phát của con đường cơ giới chiến lược Hồ Chí Minh huyền thoại, thuộc địa bàn thị trấn huyện Tân Kỳ. Từ đây, hàng triệu tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực... được chuyển vào chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến. Sau khi hoà bình lặp lại, đây trở thành di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và huyện Tân Kỳ nói riêng. Ảnh: Thành Cường

Đặc sắc lễ hội Bốc Mó của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An

Ngày 28/4, tại xóm Mo, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp đã tổ chức lễ hội Bốc Mó. Lễ Bốc Mó của cộng đồng dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Lễ Bốc Mó còn có tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm - một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ có từ xa xưa. Mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng. Ảnh: Đình Tuyên

1 thg 6, 2023

Bảo tồn làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các chị ở bản Xiềng bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.

Trang phục của người Thái đen ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt lên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết. Ảnh: Đình Tuyên

Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ ở Nghệ An

30 thg 5, 2023

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư

19 thg 4, 2023

Nét xưa độc đáo ở một làng biển Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu hàng trăm năm, nhiều di tích lịch sử văn hóa cổ kính, mà nơi đây còn lưu giữ những nét xưa độc đáo, hiếm có ở làng biển xứ Nghệ.

Với lịch sử hình thành và tồn tại lâu đời, người dân làng Trung Kiên quần cư dưới chân núi Chùa và dọc theo dãy núi này khá đông đúc. Giữa làng biển cổ kính, những tuyến đường dọc nối các xóm với nhau và những tuyến đường ngang vòng vèo dẫn đến từng cổng nhà khá nhỏ hẹp. Ảnh: Huy Thư

13 thg 4, 2023

Nét đẹp điêu khắc của ngôi đình cổ gắn liền với Lễ hội Đền Cuông

Tồn tại lâu đời, đình Xuân Ái không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với Lễ hội Đền Cuông, mà còn là một công trình cổ được điêu khắc chạm trổ đẹp.

Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Xuân Ái được xây dựng từ thời Nguyễn và đã được tu sửa nhiều lần. Ngày trước, ngôi đình cổ nằm ở trung tâm của làng, nay thuộc xóm 3, xã Diễn An. Ảnh: Huy Thư

Trước đình còn có giếng đình từng là nơi lấy nước sinh hoạt của người dân địa phương, nay đã được tôn tạo lại. Bên cạnh giếng nước là một tấm bia đá cổ, cao khoảng 1,8m. Theo người dân địa phương, xưa kia đình có cổng khá đẹp, sau bị đổ nhưng không được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Đại đình Xuân Ái là ngôi nhà 3 gian 2 hồi nằm dọc được xây dựng theo kiểu nhà gỗ truyền thống. Trong quá trình tu bổ gần đây, một số kết cấu gỗ hư hỏng đã được thay thế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ảnh: Huy Thư

So với nhiều ngôi đình cổ, đình Xuân Ái không chỉ khác ở kết cấu nằm dọc, mà trong đại đình được ngăn đôi làm 2 nơi thờ tự. Vì đình gian thứ 2 được đóng ván từ dưới lên trên, trừ 2 lối đi 2 bên để thông với gian thứ 3. Ảnh: Huy Thư

Trên vì đình này được trang trí công phu. Ván thưng giữa hạ và khấu đầu khắc 4 chữ hán lớn "vạn - phúc - du - đồng". Mặt ngoài khấu đầu điêu khắc hình ảnh "lưỡng long triều nguyệt" sắc nét. Đấu nóc, con chồng đều được điêu khắc hình hoa lá, mặt hổ phù điêu cách điệu một cách mềm mại. Ảnh: Huy Thư

Hai gian hồi của đình được thiết kế theo kiểu gác 4 cột bồng trên xà dọc để nâng mái làm rộng gian hồi và tạo nên kết cấu hồi nhà độc đáo. Kết cấu hồi đình kiểu này thường gặp trong những ngôi đình được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Đuôi hạ của đình, điêu khắc các đề tài "long mã", "phượng vũ"... một cách sống động. Hình ảnh chim phượng với đôi cánh xòe rộng, đội chữ thọ, miệng ngậm nhành cây, chân mang cuốn thư khá tinh xảo. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt trên hai mặt của những chiếc kẻ trước và sau đều được điêu khắc chạm trổ công phu bằng những đề tài truyền thống như hoa sen, rồng, phượng, mây mưa, "long mã". Do khung gỗ của đình để mộc nên các tác phẩm điêu khắc đều bị bụi, mốc phủ bám, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn. Ảnh: Huy Thư

Đình Xuân Ái đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2002. Ông Hoàng Công Trường - Chủ tịch UBND xã Diễn An cho biết: Trước đây, đình là nơi sinh hoạt của dân làng, sau là nơi sinh hoạt của xóm. Từ ngày đình được công nhận là di tích lịch sử, nơi đây chỉ thờ thần thành hoàng, tổ chức cúng tế, dâng hương mỗi dịp lễ trọng, tham quan... Trong ảnh: Tượng thần được thờ trong gian cuối của đình Xuân Ái. Ảnh: Huy Thư

Từ xưa, đình Xuân Ái đã gắn liền với Lễ hội Đền Cuông. Mỗi dịp lễ hội, từ chiều 14 tháng Giêng, đoàn rước từ đền Cuông sẽ rước kiệu Vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu về đình để dự lễ tế thần (xưa, đình Cao Ái là nơi tổ chức lễ tế thần của bốn làng: Cao Quan, Cao Ái, Tập Phúc, Yên Phụ). Sáng 15 tháng Giêng, đoàn rước với đầy đủ nhạc, cờ, lọng, kiệu rước Vua, Công chúa, thành hoàng làng về đền Cuông dự lễ hợp tế. Ảnh: Huy Thư

An Nam

11 thg 4, 2023

Khám phá ngôi nhà Tây độc đáo gần trăm tuổi trên đỉnh đồi


Sau gần 1 thế kỷ tồn tại, ngôi nhà Tây trên đỉnh đồi ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, sự an toàn của người dân.

10 thg 4, 2023

Dưới bóng Lam Thành

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích (Hưng Nguyên, Nghệ An) ra bờ sông Lam, dưới chân núi Lam Thành, chúng tôi không khỏi tiếc nuối khi cả một vùng trầm tích văn hóa, lịch sử có giá trị đã bị cuốn trôi, chỉ còn bóng Lam Thành soi xuống sông Lam trầm mặc…

Mảng trầm tích văn hóa giá trị

Như đã hẹn trước, chúng tôi cố gắng xuất phát sớm, men theo Tỉnh lộ 542 ra bờ sông Lam đoạn Yên Xuân rồi trực chỉ hướng núi Lam Thành, vùng đất Hưng Lam, Hưng Phú trước đây, mà thẳng tiến. Bởi như nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích, núi Lam Thành nằm ở trung tâm của xứ Nghệ, có lợi thế về độ cao đột khởi giữa vùng đồng bằng, cạnh ngã ba sông, ngày xưa đường bộ xuyên quốc gia qua chân núi. Thuyền bè có thể xuôi Đông, ngược Tây theo sông Lam, lại có thể vào Nam theo sông La. Vì thế, đây từng là căn cứ quân sự chiến lược, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của xứ Nghệ nhiều đời.

6 thg 4, 2023

Độc đáo cây gạo trăm tuổi 'thắp lửa' rực rỡ đường quê

Mỗi mùa hoa về, cây gạo cổ thụ hơn trăm tuổi ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) lại nở hoa rực rỡ. Đây là cây gạo đẹp, nổi tiếng bậc nhất trong vùng.

Những ngày này, nếu có dịp đi qua xóm Nho Tân, xã Thanh Nho, từ xa mọi người sẽ thấy cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trước trụ sở UBND xã, trông rất đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư

5 thg 3, 2023

Độc đáo tượng cổ của ngôi chùa vùng rốn lũ

Nằm trong quần thể Di tích đền Rậm ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), chùa Long Đồng còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ độc đáo.

Quần thể Di tích đền Rậm có đền, nhà thánh, chùa... đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 2008. Nguyên xưa, chùa Long Đồng được xây dựng gần bờ sông Lam, năm 1968, người dân địa phương đã chuyển về dựng trong khuôn viên đền Rậm. Thời gian gần đây, chùa đã được tu bổ, tôn tạo khang trang (nhà ngói đỏ bên phải từ ngoài nhìn vào). Công trình chính của chùa là ngôi nhà gỗ 3 gian 2 hồi nằm dọc. Ảnh: Huy Thư

24 thg 1, 2023

Tiếng Nghệ với người Nghệ xa quê

Trong lòng mỗi người Nghệ xa quê dường như đều đau đáu một nỗi niềm quê hương xứ sở với bao chuyện xưa. Và khi một người Nghệ xa xứ gặp được đồng hương, họ liền đổi giọng kiểu “Anh người mô đó?” thì mọi khoảng cách lễ nghi được rút ngắn nhanh một cách kỳ diệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu

Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.

Những món ăn độc đáo từ cá của người Thái ở Nghệ An

Những ngày Tết Nguyên đán, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại quây quần để chuẩn bị nhiều món ăn hấp dẫn cúng tổ tiên và thết đãi khách, họ hàng, con cháu. Trong đó, phải kể đến là những món ăn từ cá rất bổ dưỡng và cũng rất dân dã.

Người Thái thường chọn nơi gần sông, suối làm nơi cư trú, nên nguồn thức ăn từ thủy sinh đã trở thành thường nhật của người Thái. Nhiều món ăn từ cá được bà con chế biến theo cách riêng, trở thành đặc sản và không thể thiếu được trong những ngày lễ, Tết. Trong đó, phải kể đến là món cá nướng, gỏi cá và mọc cá. Ảnh: Đình Tuân

Nhộn nhịp phiên chợ đặc biệt nơi biên giới Việt - Lào ngày cuối năm

Chợ Nậm Cắn, còn được gọi là chợ Đoàn Kết, nằm gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.

Chợ biên giới Việt - Lào nhộn nhịp những ngày cuối năm Âm lịch.

11 thg 1, 2023

Bến Đò Cung

Từ thuở hồng hoang, Lam giang đã ba phía ôm ấp Cát Ngạn. Sông tưới tắm ruộng đồng. Sông gom góp những doi cát vàng óng ả. Sông dâng tặng vô vàn tôm cá. Sông đắp bồi lớp lớp phù sa,...

Sông làm giàu cho đất lành bốn mùa hoa trái nhưng sông cũng bó buộc con người vào thế bất tiện giao thương. Từ quê đi ra có đến bốn bến đò. Đi muôn nơi về đến quê, vẫn thấp thỏm tối trời, lo “sẩy chuyến đò”. Nặng lòng câu “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua,”...

Lấy “trang sách làm cánh buồm”(1), đất tứ tắc chắt chiu sinh thành, dưỡng dục nhiều sĩ tử, nhiều ông Cử, ông Nghè, Thám hoa(2), nhiều anh hùng (3) làm rạng danh “đất Cát”.

Hoạt động tại bến Đò Cung. Ảnh: Tiến Đông

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh.

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

9 thg 1, 2023

Thầy cúng Chứ Nênh/Nả Nênh trong quan điểm người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cơ thể người sẽ gồm 3 phần cơ bản: Phần thể xác (lub cev), phần tâm và phần hồn (ntsuj plig). Khi một người được chọn để có thể trở thành thầy cúng, phần hồn (ntsuj plig) sẽ được Khua Nênh thử nghiệm và mang đi học hỏi.

Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?