Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 1, 2020

Đồng bào Khơ Mú cầu mùa

Lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ và được lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống


Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú quan niệm, vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên như vậy, đồng bào Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ, như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. 

Sau phần lễ, mọi người lại cùng nhau vui hội tưng bừng với những điệu múa, câu hát truyền thống. 

Đồng bào Giáy múa trống đón năm mới

Vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.

Nét đẹp văn hóa


Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. 

Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. 

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

19 thg 12, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

Nghi lễ nghề nông của đồng bào Thổ

Người Thổ là cư dân bản địa mang nặng dấu ấn văn hóa Việt Mường xa xưa, được bảo tồn tới ngày nay. Nét độc đáo đậm đà bản sắc Thổ chính là tín ngưỡng dân gian về nghi lễ nông nghiệp.

Lễ xuống giống cội nguồn của canh tác nương rẫy
Trong hệ thống quan niệm vạn vật hữu linh, người Thổ tồn tại bền vững tín ngưỡng thờ hồn lúa, vía lúa hay còn gọi là mẹ lúa. Coi cây lúa là loại cây trồng linh thiêng mang lại nguồn sống lớn nhất để cho con người tồn tại và phát triển. 

Tái hiện lễ bốc Mó của đồng bào Thổ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (4/2017). 

17 thg 12, 2019

Làng mỹ nghệ từ sừng

Từ những nguyên liệu thô ráp và đơn giản như chiếc sừng trâu, sừng bò, qua bàn tay của người thợ ở làng Sừng – làng Thụy Ứng (huyện Thường Tín – Hà Nội) đã trở thành những sản phẩm tinh xảo, hấp dẫn đối với khách phương xa, thể hiện tài năng khéo léo của người thợ ở một vùng quê.

Dọc theo những ngôi nhà trên trục đường chính của làng chúng tôi vẫn thấy nét đặc trưng truyền thống của làng nghề này, với những cặp sừng mỹ nghệ vươn lên ngạo nghễ, những con rồng, phượng, rùa, khung tranh ảnh, lược, móc khóa, trâm cài tóc và rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác được trưng bày. Tất cả đã cho thấy sự phát triển của các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng ở vùng quê này. 

Dù năm nay đã ở tuổi ngoại thất tuần, song nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến vẫn ngày ngày dành đam mê với sừng mỹ nghệ, tìm tòi những tác phẩm tinh xảo hơn . Ảnh: Nguyễn Quyền 

Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”
Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

16 thg 12, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu


Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

Bí ẩn những lễ hội nhảy lửa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

Lửa là yếu tố tâm linh, được thần hóa - đại diện cho lực lượng siêu nhiên trong tín ngưỡng nguyên thủy của nhiều cộng đồng dân tộc, tiêu biểu như người Dao, Pà Thẻn, Chăm... Những lễ hội gắn với lửa là nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, là mạch nguồn sức mạnh giúp cộng đồng gắn kết, lạc quan, yêu đời, vượt qua muôn vàn khó khăn.

Lửa thiêng trong đời sống tâm linh các dân tộc việt Nam


Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có tục thờ thần lửa với cách thức, hình thức, mức độ thể hiện khác nhau. Tục thờ thần bếp, thắp nhang (hương), thắp đèn, nến hay đốt mã trong nhiều nghi thức cúng hay trong các lễ hội của hầu hết các cộng đồng dân tộc Việt Nam là một trong những dấu hiệu rõ nhất, phổ biến nhất của tục thờ thần lửa. Cùng với nước, lửa là đại diện cho những vị thần được tôn kính, có sức mạnh phi thường và đem đến cuộc sống ấm no, sung túc, an lành. Mặt khác, lửa còn có ý nghĩa là nguồn năng lượng tốt, mạnh mẽ nhất ngăn các năng lượng xấu, xua đuổi tà ma và cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Lửa cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong quan niệm về ngũ hành. Tuy nhiên, dù lửa được thờ quanh năm ở nhiều dân tộc nhưng không phải dân tộc nào cũng có lễ cúng hay lễ hội dành riêng cho nó. 

Nhảy lửa của người Pà Thẻn. 

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

27 thg 11, 2019

Canh chua cá úc vừa múc vừa chan

Canh chua cá úc ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon cho nên, mùa hè ăn canh cá úc, người múc canh tranh thủ vừa múc vào bát vừa chan trên chén cơm của mình vì món canh quá thơm ngon. Đặc biệt, vào thời điểm đầu hè, cá úc mang bộ trứng như những hạt cườm vàng óng, sau khi chế biến ăn rất thơm, béo và bùi, bạn không thể bỏ qua.

Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam mang nhiều huyền thoại dân gian và chứng tích hào hùng, chảy giữa những cánh rừng đại ngàn hoang dã cánh tây - nam Quảng Nam rồi chảy qua phố cổ Hội An, đổ ra biển Cửa Đại với chiều dài gần 200km.




Bánh đúc của người Nùng xứ Mường

Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai. 

Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…


25 thg 11, 2019

Lão nông Mười Cương làm ca cao

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ 10 km, vườn ca cao Mười Cương là điểm du lịch sinh thái vô cùng thú vị dành cho những du khách yêu thích trải nghiệm văn hóa địa phương. Thương hiệu ấy gắn liền với những nỗ lực của lão nông Lâm Thế Cương.

Chủ nhân vườn ca cao 60 tuổi
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ về ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền mất chừng 10 km nhưng du khách có thể đi bằng đường thủy theo sông hoặc con đường bộ xuyên giữa những vườn cây sum suê. Phong Điền là mảnh đất trù phú nhất của vùng đất Tây Đô, với những miệt vườn quanh năm sai trĩu quả. Bởi thế, cách đây chừng 60 năm, nơi đây được chọn là một trong những vùng trồng ca cao với hi vọng mang lại thu nhập cho người dân. 

16 thg 11, 2019

Múa nghi lễ của dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc. 

Những điệu múa mang đậm văn hóa Chăm


Những loại hình nghệ thuật như hát khấn, tụng ca các vị thần linh, múa nghi lễ, nhạc lễ thường được diễn ra tại các đền tháp trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Những vũ điệu dân gian luôn mang đậm hương vị Chăm như: Vũ điệu dâng lễ, múa đội nước, múa Apsara, múa cắn lửa, đi cùng với âm điệu của tiếng kèn saranai, trống ghi năng và paranưng… 

Múa dâng lễ trong Ngày hội văn hóa dân tộc năm 2019 tại Phú Yên. 

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

8 thg 11, 2019

Những “kho vàng” ở làng ươm tơ Cổ Chất

“Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, câu ca vẫn được các cụ lưu truyền bao đời đã thay cho chỉ dẫn địa lý về một thương hiệu quý giá trên mảnh đất thành Nam – làng nghề tơ Cổ Chất, Cả đời gắn bó với nghề tằm tang, thăng trầm cũng nhiều, nhưng người làng dệt Cổ Chất không thể nghĩ hướng rẽ mới của nghề truyền thống quê hương mình lại gắn với du lịch. 

Vàng son một thuở


Những ngày cuối hè, làng Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định) rực rỡ bởi những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả buông theo những thanh sào tre dựng san sát bên đường. Người làng vẫn hay nói vui, nhà nào còn giữ nghề ươm tơ thì đều có những kho vàng trong nhà, đó là những bó tơ tự nhiên được làm bằng mồ hôi, công sức của các thành viên trong gia đình. 

Người thợ đang kéo tơ. 

5 thg 11, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

3 thg 11, 2019

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm nơi đây còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. 

Nghi thức tiến hành long trọng


Khi xây cất một ngôi nhà mới, cộng đồng Chăm Islam An Giang có quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột gia chủ chọn ngày thuận lợi, khoảng 6 giờ sáng gia chủ mời đại diện Ban giáo cả (sư cả đạo Hồi) và các thanh niên khỏe mạnh đến nơi dựng cột, thực hiện các nghi thức dựng cột nhà.

Thanh niên nam nữ trong làng chúc mừng gia chủ bằng bài hát vui nhộn. 

Người Mông xanh giữ nghề dệt vải

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông xanh, tỉnh Lào Cai. Nó trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ nơi đây.

Nghề thủ công truyền thống


Những ngày mùa thu trời trong xanh, men theo con dốc dài, sau hai tiếng cuốc bộ, chúng tôi ngược núi Tu Thượng lên thăm bản Mông xanh – một dân tộc rất ít người, chỉ có chưa đầy 1.000 người. Đây là tộc người duy nhất chỉ có ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Từ trên cao nhìn xuống núi, những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu chuyển xanh sang vàng. Cả một triền thung, có quả đồi hình bát úp, ruộng bậc thang xoay tròn xung quanh, nhìn như mâm lúa khổng lồ, tròn vành vạnh, báo hiệu một mùa vụ no ấm. 

Bà Lý Thị Sai dạy cháu nội cách thu hái cây đay về dệt vải. 

13 thg 10, 2019

Gắn kết di sản cha ông với du lịch làng nghề truyền thống

Ngôi đình làng Nguộn với 29 đạo sắc phong gắn với những danh tích của các vị anh hùng, thành hoàng cùng với bao thăng trầm của làng quê có thể được gắn kết trong hành trình khám phá mảnh đất “danh hương”, “trăm nghề” Thường Tín. 

Niềm tự hào của làng 


Đặt ngay trên đường Quốc lộ 1A, nối giữa làng nghề gỗ Vạn Điểm với phố thị sầm uất nhưng đình làng Nguộn (thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên, cổ kính. Sân đình rêu phong với tán cây xanh mát, đường đi làm bằng gạch Bát Tràng dẫn lối cho du khách tới thăm và tìm hiểu về “kho báu” của làng - 29 bản sắc phong của 10 đời Hoàng Đế các triều đại như vua Lê Dụ Tông, Lê Đế, Quang Trung, Quang Toản, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định … ban tặng.

Các bậc cao niên trong làng trân trọng 29 đạo sắc phong của cha ông.