Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 1, 2024

Về Kỳ Sơn ngắm dàn sen đá 'khủng' của người Thái

Những dàn sen đá được người Thái ở bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) mang từ rừng về, trồng tự nhiên bên hiên nhà sàn, tạo nên vẻ đẹp hiếm có nơi miền biên viễn.

Bản Noọng Dẻ là nơi định cư của phần lớn người Thái Khăng. Bản nằm trên trục đường quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn với những dốc đèo uốn lượn đẹp như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

15 thg 1, 2024

Những di sản văn hóa độc đáo trên rẻo cao Mù Căng Chải


Tháng 12-2019, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông ở đây tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Sau hai năm (ngày 23-12-2023), nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy là những người Mông chịu thương, chịu khó xứ Mù đã góp cho đời ba di sản văn hóa quý giá.

14 thg 1, 2024

Dưới mái nhà rông

Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.

5 năm trôi qua, bà con thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọc Réo vẫn không quên ngày nhà rông trong làng bị cháy. Khi thấy ngọn lửa bùng cháy trên mái nhà rông, người này cuống quýt gọi người kia, người kia thông báo cho người nọ. Phút chốc bà con nhanh chóng có mặt tại nhà rông. Nhưng rồi, tất cả đành ngậm ngùi vì không cứu được nhà rông trước ngọn lửa đỏ rực đang ngùn ngụt.

Thẫn thờ nhìn nhà rông cháy, người dân trong làng như bị thiêu đốt từng khúc ruột. “Khó có thể tả được cảm xúc của bà con lúc đấy. Buồn, tiếc nuối, bất lực. Bao nhiêu năm trôi qua, giờ nhắc lại, dân làng chắc cũng không thể quên được ngày nhà rông bị thiêu rụi” - chị Y Khải, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kon Bơ Băn kể lại.

Nhà rông Kon Bơ Băn là niềm tự hào của cả làng. Ảnh: H.T

13 thg 1, 2024

Đu dây vượt thác trong Vườn quốc gia Bạch Mã

Đu dây vượt thác Đỗ Quyên cao 400 m là trải nghiệm dành cho những người yêu thích thể thao mạo hiểm, mới được khai thác vào đầu năm nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã.


Thác Đỗ Quyên trong Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là đầu nguồn của một trong hai nhánh sông chính, hợp thành sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Gọi là thác Đỗ Quyên vì vào mùa xuân, xung quanh thác có nhiều cây hoa đỗ quyên nở rộ. Thác cao khoảng 400 m, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng vắt ngang núi rừng xanh biếc.

11 thg 1, 2024

Đa Mi - mùa du khách tìm về

Nắng mai tràn ngập trên mặt hồ, trên những hòn đảo nhỏ xanh tươi, xua tan những áng sương mờ ảo lảng bảng trên lòng hồ Hàm Thuận, một chút se lạnh cho khách lữ hành cảm giác mùa đông đã đến…

Sau lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, hàng trăm du khách đã tìm về Đa Mi tham quan nghỉ dưỡng khiến phòng nghỉ, homestay “full” khách. Tour du lịch kết hợp giữa biển trời nắng ấm và không khí trong lành núi rừng, hồ nước ngọt tạo nên nét riêng của ngành du lịch Bình Thuận. Dù chưa đến kỳ nghỉ Tết Dương lịch nhưng nhiều gia đình đã sắp xếp thời gian nghỉ sớm để có thêm thời gian nghỉ dưỡng. Vì vậy không khó nhận ra giữa núi rừng Đa Mi có hàng trăm xe ô tô nối đuôi nhau đậu ở ven quốc lộ 55 và tuyến đường liên xã, các quán cà phê đông kín người tạo cho Đa Mi không khí nhộn nhịp lạ thường. Cũng trong thời gian này, từ 27 - 29/12, tại Đa Mi Công ty du lịch Việt (Lửa Việt Tours) kết hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Thuận đón gần 100 phóng viên của các cơ quan báo chí về hội thảo Famtrip khảo sát sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp nên Đa Mi như đón một lượng du khách đông hiếm thấy.

Đón bình minh ở Đa Mi

Hàm Thuận Bắc có rất nhiều địa điểm du lịch sinh thái và sông hồ thích hợp camping và du lịch như: Hồ sông Quao, Hồ suối Đá, Hồ Đa Mi, hồ Hàm Thuận và nhiều thác nước đẹp.


Trong đó, Đa Mi mang vẻ đẹp bí ẩn khác với sản phẩm du lịch mang thương hiệu “nghỉ dưỡng biển”. Du khách có thể khám phá sông - hồ - ghềnh – thác như chinh phục thác 9 tầng, thác Săn Mây rồi cùng nhau tận hưởng sản vật ở vườn cây ăn trái ở thôn Đa Tro, xã Đa Mi, tour khám phá lòng hồ Hàm Thuận - Đa Mi vào buổi hoàng hôn hay tận hưởng vẻ đẹp huyền ảo trong buổi sáng bình minh, bên tách cà phê buổi sáng. Vẻ đẹp nên thơ ấy, đang hình thành cho Đa Mi một điểm đến khác biệt. Không chỉ là loại hình du lịch nông nghiệp, mà với vẻ nên thơ ấy, Đa Mi còn có thể mang lại giá trị khác - “Du lịch chữa lành”. 

Theo “Hành trình Biển và Hoa” tại Tuy Phong

Xuôi bao đèo dốc cũng như ngắm được bao thắng cảnh núi rừng, sông suối, ao hồ từ trên cao thuộc xã Phan Dũng, du khách cũng phải ngỡ ngàng trước những mảng trắng xóa trải rộng ở phía dưới. Tới gần thì thấy là táo, là nho tỏa cành trong nhà lưới rất đặc biệt, rất sáng tạo của chính người dân nơi đây.

Có một “cửa ngõ” như Phan Dũng

Những ngày này, Phan Dũng đang bắt đầu vào mùa thu hoạch lúa mùa nên những cánh đồng trong xã đã nhuốm vàng mọi nẻo trên các lối đi. Con đường chính vào xã vừa mới được tu sửa lại, tráng nhựa đen, uốn lượn nhìn từ xa mượt như tấm lụa mềm, tạo không gian lãng mạn ở miền núi. Không khí buổi sáng ở đây se lạnh, như ảnh hưởng khí hậu vùng cao nguyên, dù mặt trời đã lên cao. Nắng tràn qua, soi giọt sương nặng còn sót lại trên lá cũng là khi những du khách của đoàn trekking từ Tà Năng (Lâm Đồng) tràn xuống Phan Dũng (Tuy Phong – Bình Thuận). 

Quang cảnh hai bên tuyến đường Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: Ngọc Lân

10 thg 1, 2024

Đến thung lũng Lâm Thượng để sống trong tình yêu thương

Lâm Thượng là một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội tầm 250 km. Đây là vùng đất chưa nổi tiếng về du lịch nhưng kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến đây, tôi đã ngả vào lòng Lâm Thượng và yêu nơi này nhiều lắm.

Tôi chọn Lâm Thượng là địa điểm thư giãn sau khi nghỉ việc một cách rất tình cờ, vậy mà khung cảnh thiên nhiên vừa bình dị vừa hùng vĩ cùng với tình yêu thương của người dân nơi này đã cho tôi 40 ngày nghỉ ngơi thật ấm áp.

Leo núi hòa mình cùng thiên nhiên. NÂU

9 thg 1, 2024

Có một Đà Lạt trong lòng Quảng Trị

Khe Sanh, mát mẻ quanh năm nên được nhiều người gọi là "tiểu Đà Lạt" ở vùng cao Quảng Trị.

Nhắc đến Quảng Trị, du khách thường nghĩ ngay đến những đau thương mất mát do chiến tranh, thiên tai lũ lụt, sự khô cằn của nắng và gió Lào. Nhưng Quảng Trị vẫn có nơi tràn ngập chất thơ do mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là phố núi Khe Sanh.

Thị trấn Khe Sanh nằm ở phía tây Quảng Trị, cách trung tâm TP. Đông Hà tầm 60 km. Khí hậu ở đây khác biệt so với khí hậu chung của toàn tỉnh, được ví là "tiểu Đà Lạt". Một ngày ở Khe Sanh trải qua trọn vẹn 4 mùa: sáng sớm mờ sương, trưa đến nắng ấm, chiều xuống se lạnh, đêm đến giá lạnh.

Những năm gần đây, nhiều người đã biết đến Khe Sanh nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư các cơ sở homestay nghỉ dưỡng, quán cà phê "chill"... giúp Khe Sanh thu hút lượng khách du lịch đáng kể.

H. Hướng Hóa (Quảng Trị) nay là thủ phủ điện gió. NGUYỄN BẢO KHÁNH

8 thg 1, 2024

Công quả Cao Đài


Có một điều khá lạ với du khách từ phương xa đến viếng thăm Toà thánh Cao Đài, là các công trình bên trong lúc nào cũng như mới. Từ ngôi Khách đình, nơi tiễn đưa người quá cố xây từ năm 1927, hay ngôi Đền thánh, được khởi công từ năm 1933, đến năm 1947 mới hoàn thành. Vậy mà sau bảy tám mươi, hoặc gần cả trăm năm, ngôi nào cũng óng ánh màu ngói đỏ tươi, tường, cột, vách sáng trưng những màu sơn tươi mới.

Người Tây Ninh thì chẳng lạ gì, bởi đã biết Toà thánh có một đội ngũ làm công không lương luôn có mặt. Là những người làm công quả, tức là ăn cơm nhà, tự nguyện vào làm mọi việc không công cho Toà thánh. Dân gian gọi họ là “công quả Cao Đài". Họ có mặt mọi lúc mọi nơi, làm ngay những việc cần thiết để Toà thánh luôn được chỉnh trang sạch đẹp.

Bến Cầu, vẻ đẹp miền biên viễn

Bến Cầu là một huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, có diện tích tự nhiên 233 km², cách thành phố Tây Ninh 30 km về phía Tây Nam và Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc.

Bến Cầu nằm trên tuyến giao lưu trực tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Campuchia, cách Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tây Ninh không xa, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo đánh giá, tiềm năng tự nhiên của huyện khá đa dạng, nhiệt độ cao đều trong năm, địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tự nhiên dồi dào, đất đai có tầng canh tác sâu… là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, công nghiệp và phân bố dân cư.

Một góc nhìn huyện Bến Cầu từ trên cao cho thấy vẻ đẹp mới, màu sắc đầy tươi sáng cho sự phát triển trong tương lai.

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm

7 thg 1, 2024

Đi uống cà phê ở quán cà phê vợt Chú Thanh

Sau khi thưởng thức cà phê vợt ở quán Ba Lù (quận 5), ít lâu sau tui tìm hiểu trên mạng để tiếp tục đến một quán cà phê vợt khác. Rất nhiều trang giới thiệu các quán cà phê vợt lâu năm ở Sài Gòn, trong đó chọn ra top 4 hoặc top 5 quán nổi tiếng nhất cần phải ghé thăm. Trong các danh sách ấy, ngoài cà phê Ba Lù, luôn luôn có tên của một quán cà phê vợt khác: quán cà phê vợt Chú Thanhở số 480 đường Tân Phước, phường 6, quận 11.

Dù ở quận 11 chớ không phải quận 5, nhưng Tân Phước vẫn là khu vực nhiều người Hoa sinh sống và nằm sát quận 5. Điều làm tui cảm thấy thích thú nhất chính là nhìn vẻ ngoài quán mang đậm nét người Hoa.

Về nơi quần cư của người Khơ Mú ở xứ sở 'vàng vui'

Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Đây cũng là điểm xa xôi cách trở và khó khăn nhất về mọi mặt của địa bàn được mệnh danh là xứ sở "vàng vui".

Huồi Máy từng là một bản riêng biệt ở xứ "vàng vui" Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Từ vài năm nay, cụm dân cư gồm 37 hộ dân, trong đó có 35 hộ người Khơ Mú được sáp nhập với bản Cắm Pọm. Cụm dân cư này cách bản chính và trung tâm xã khoảng 40 km. Ảnh: Đình Tuyên

4 thg 1, 2024

Sức sống mới cho du lịch cộng đồng Ninh Thuận

Gần đây tỉnh Ninh Thuận quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng đông bào dân tộc thiểu số. Các loại hình du lịch này đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, giới thiệu và lan tỏa các giá trị văn hóa, đồng thời làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số Ninh Thuận.

Làm du lịch từ những tài nguyên sẵn có

Gia đình ông Dương Tài Tin có điểm du lịch sinh thái Sen Araphat ở khu phố Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Những ngày này, cả gia đình tập trung tu sửa các nhà chòi, cắt tỉa cây cảnh, trồng thêm hoa... để đón khách nhiều hơn trong dịp Tết sắp tới.

Ông Tin kể, gần 10 năm trước, một số hộ dân ở đây chuyển đổi đất ruộng trũng canh tác lúa không hiệu quả sang trồng sen lấy hạt, lấy ngó. Sau đó, nhiều người tìm đến tham quan, chụp ảnh với sen nên dần dần các gia đình, trong đó có gia đình ông, chuyển sang làm du lịch sinh thái: "Mình cứ trang trí trang trại mình, bước sang năm mới mình phải tu bổ lại, hiện tại còn đang tu bổ. Khi khách đến mình phải đón đàng hoàng, dẫn khách vào chòi. Làm du lịch cần nhất là vệ sinh phải sạch sẽ. Có nhiều khách đến từ thành phố cũng góp ý là ở đây vệ sinh sạch sẽ, chỗ chụp hình lưu niệm cũng đẹp".

Ông Dương Tài Tin tại cơ sở du lịch của mình (Ảnh: Đoàn Sĩ)

3 thg 1, 2024

Trải nghiệm 'có một không hai' trên đỉnh núi huyền thoại Tây Bắc

Để có những bức ảnh săn mây và đón bình minh trên 'nóc nhà Đông Dương', chúng tôi phải ở lại qua đêm dù trên đỉnh Fansipan không có cơ sở lưu trú, bất chấp những cơn lạnh thấu xương của những ngày cuối năm.

Từ độ cao hơn 3.174 m so với mực nước biển, giữa trời mây bao phủ, Fansipan khiến du khách cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên, không phải đời thực.

Fansipan chính là "nóc nhà Đông Dương", nơi luôn là điểm đến mơ ước của không chỉ đối với du khách trong nước mà cả với khách quốc tế, bởi cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc vô cùng quyến rũ.

Đỉnh Fansipan nằm trong Khu du lịch Sun World Fansipan Legend thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và cách Sa Pa khoảng 7 km về phía tây nam. Để chinh phục đỉnh núi, du khách có hai lựa chọn là đi cáp treo hoặc leo bằng đường bộ. Khung cảnh hừng đông nhuộm màu mây sớm là một trong những khoảnh khắc không thể quên đối với bất kỳ du khách nào có cơ hội ngắm được. BÙI VĂN HẢI

2 thg 1, 2024

Quy Nhơn lung linh về đêm

Quy Nhơn về đêm với đường phố thắp điện vàng chạy dài như mạch máu, thuyền hoa lung linh trên sông Hà Thanh, được ví như dải lụa vắt ngang thành phố.

TP Quy Nhơn, trung tâm của tỉnh Bình Định, nổi tiếng với bờ biển đẹp và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Về đêm, vào các dịp lễ tết, đường phố lung linh với những ánh đèn và dòng người đông đúc.
Con đường bên bờ biển mang tên nhà thơ Xuân Diệu. Còn đường ngang (trái) là đường Nguyễn Thiếp, nơi được quy hoạch thành phố đi bộ để phát triển kinh tế đêm.

27 thg 12, 2023

Bình yên phiên chợ sáng làng Kon Jơ Dri

Mỗi tháng một lần, khoảng sân rộng trước ngôi nhà rông làng Kon Jơ Dri lại trở thành cái chợ phiên nhỏ xinh rực rỡ sắc màu các loại hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn ở Tây Nguyên hiện nay. Mỗi tháng một lần, dân làng Kon Jơ Dri lại có một buổi họp chợ sáng trước ngôi nhà rông đẹp như tranh vẽ.

Phiên chợ sáng ở làng Kon Jơ Dri khá thú vị bởi dân làng họp chợ không chỉ để mua bán mà còn là dịp gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện xóm làng, người lớn thì mua bán, trẻ con thì được đi chơi, còn cán bộ thôn xã cũng tranh thủ đi chợ để giải quyết việc cho dân làng.

Tắm đồng mùa nước nổi

Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”

Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.

Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.

26 thg 12, 2023

“Xứ dừa” với nghề thủ công mỹ nghệ


Tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa” nổi tiếng cả nước với diện tích trồng dừa lớn nhất nước và lâu đời nhất. Ngoài các sản phẩm, đồ ăn thức uống được chế biến từ trái dừa thì người dân ở xứ dừa còn tận dụng các bộ phận khác từ cây dừa sau khi thu hoạch hết trái hoặc đã già cỗi để tạo ra những vật dụng trong gia đình hay các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.

Có nhiều người và nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa trải dài khắp xứ Bến Tre, nhưng lâu đời và nổi tiếng tập trung lại thành một làng nghề thì phải kể đến các cơ sở ở Cồn Phụng, thuộc ấp Tân Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Phụng được biết đến như một ốc đảo du lịch nổi tiếng nhất nhì của Bến Tre, nó nằm lọt thỏm giữa con sông Tiền quanh năm phù sa bồi đắp và được che chắn bởi những cây dừa xanh tươi, người dân chỉ có thể thực hiện giao thương với đất liền bằng hai cách: đi ghe, thuyền bằng đường sông và đường bộ là con đường đan nhỏ hẹp nối với cầu Rạch Miễu.

25 thg 12, 2023

Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh

Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.