Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 8, 2022

Xem các "siêu đầu bếp" ở chùa đổ bánh xèo nhanh như máy

Tại An Giang có một ngôi chùa cực kỳ độc lạ, các "đầu bếp" chẳng qua trường lớp đào tạo nhưng lại có tay nghề đổ bánh xèo siêu đỉnh, cùng một lúc họ có thể đổ tới 12 cái bánh xèo.

Phục vụ bánh xèo chay từ năm 1999

Dù có tên gọi là Thiền viện Đông Lai (tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Tịnh Biên, An Giang) nhưng ít người gọi ngôi chùa này với tên chính gốc mà thường gọi tắt là chùa Bánh Xèo.

Những "siêu đầu bếp" tại chùa Bánh Xèo xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ).

23 thg 8, 2022

Độc lạ món gà "bốc hỏa", khách muốn ăn phải dùng chày đập niêu ở Đà Lạt

Món ăn được chế biến từ gà tre thả vườn có cân nặng từ 1,2-1,5kg, đem tẩm ướp gia vị rồi hấp sơ, sau đó đặt nguyên con vào niêu đất và xông hơi trên đá núi lửa, tạo hương vị lạ miệng hút khách gần xa.

Xuất hiện trong thực đơn của một quán ăn trên đường Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ khoảng cuối năm 2019, món gà đập niêu "độc lạ" tại đây nhận được nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của thực khách gần xa.

Theo đó, gà sẽ được sơ chế rồi nướng trong một chiếc niêu đất. Sau đó, nhân viên sẽ bưng món ăn lên và thực khách được tự tay xoay niêu, đập vỡ để thưởng thức phần gà nướng thơm lừng bên trong. 

Chị Mộc Nữ - chủ quán cho biết, món ăn được lấy ý tưởng từ món gà nướng lu truyền thống, tuy nhiên cách chế biến, trình bày và thưởng thức có sự biến tấu mới mẻ, độc đáo hơn, mang đến hương vị đặc trưng riêng, khó hòa lẫn.

Báo Mỹ ca ngợi "ngôi làng tiến sĩ" 1.000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Làng Đông Ngạc với tuổi đời 1.000 năm nằm bên sông Hồng, vốn được gọi là "làng tiến sĩ" vì vào thời phong kiến có tới 22 vị đỗ tiến sĩ tại đây.

"Nằm ở ngoại ô của Hà Nội, thường không có tên trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng với tuổi đời hàng nghìn năm, hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ", cây bút Ronan O'Connell của CNN (Mỹ) đã mở đầu như vậy trong bài viết của mình.

Ngôi làng giàu truyền thống hiếu học

Làng Đông Ngạc nay là phường Đông Ngạc, thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, vốn được biết tới là ngôi làng cổ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao. Tên nôm của làng là Kẻ Vẽ. Trong khoảng 500 năm từ đời Trần đến đời Nguyễn, ngôi làng cổ là cái nôi sản sinh ra 22 vị tiến sĩ.

Phố cà phê đường tàu ở Hà Nội nhộn nhịp khách Tây, đông kín ngày cuối tuần

Đông đảo khách du lịch người nước ngoài đã tìm tới các hàng quán nằm trên Phố đường tàu ở Hà Nội để được trải nghiệm không gian mới lạ và ngắm tàu hỏa chạy qua khi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê.


Phố đường tàu nối giữa phố Lê Duẩn, Trần Phú, Cửa Đông và Phùng Hưng, dài khoảng 2 km được biết tới là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch kéo đến để tham quan, chụp ảnh và check-in, đặc biệt trong những ngày cuối tuần.

4 thg 8, 2022

Điều ít biết về thằn lằn núi - loài động vật xấu lạ chỉ có ở núi Bà Đen

Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.

Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.

Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km. 

Thằn lằn núi hiện được khuyến cáo không săn bắt, chế biến do số lượng cá thể còn rất ít ở núi Bà Đen

21 thg 7, 2022

Món ngon từ biển được chế biến cầu kỳ, ăn một lần nhớ mãi

Mực ống sau khi sơ chế được phơi nắng ở nền nhiệt từ 32-36 độ C, liên tục trong 10 tiếng đồng hồ, nên gọi là mực một nắng. Mực một nắng là đặc sản làm "xiêu lòng" du khách mỗi khi về Hà Tĩnh.

Cứ từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, nhiều làng biển ở Hà Tĩnh lại tất bật chuẩn bị làm món mực một nắng. Đây là một trong những món ăn được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi về các vùng biển của địa phương này.

Theo những hộ dân làm nghề mực một nắng ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), để chế biến được mực một nắng đạt chất lượng, từ sáng sớm, người dân phải ra chợ Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để chọn những con mực ống tươi ngon và to, hoặc đặt hàng các thuyền để "săn" được nguồn nguyên liệu tươi. 

Mực ống được bảo quản sau khi đánh bắt nên lúc vào bờ vẫn đảm bảo độ tươi ngon.

7 thg 7, 2022

Đặc sản "lạ" chỉ có ở Huế, khách tự mua nguyên liệu, giá "rẻ bèo"

Thay vì được phục vụ đầy đủ tại chỗ, thực khách muốn thưởng thức đặc sản này phải tự tìm mua nguyên liệu tươi ngon rồi thuê các cô bán hàng trong chợ chế biến giúp với tiền công chỉ vài nghìn đồng.

Nhắc đến ẩm thực Huế, người ta sẽ nhớ ngay những cái tên như bún bò Huế, nem lụi, bún thịt nướng, các loại chè và bánh,… Tuy nhiên ở vùng đất cố đô còn có một đặc sản dân dã, dù không nổi tiếng bằng nhưng đủ làm nên tên tuổi cho cả một ngôi làng. Đó chính là món bánh khoái cá kình của làng Chuồn.

Theo người dân địa phương, bánh khoái cá kình là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lâu dần, bánh khoái cá kình trở thành đặc sản dân dã của bà con vùng đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) thuộc hệ thống phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km. 

Đến Đầm Chuồn, du khách có thể trải nghiệm ngắm bình minh, nghe những người lái thuyền chia sẻ về cách đánh bắt hải sản, chèo SUP hay thưởng thức bánh khoái cá kình,... (Ảnh: Vũ Bảo Khánh).

2 thg 7, 2022

Toàn cảnh đấu trường giữa voi và hổ độc nhất Việt Nam

Được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, Hổ Quyền là nơi diễn ra các trận tử chiến giữa voi và hổ. Đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Hổ Quyền tọa lạc gần đồi Long Thọ (phường Thủy Biều, TP Huế). Đấu trường được xây dựng vào năm Canh Dần (1830) để tổ chức những trận đấu giữa voi và hổ cho nhà vua, quan lại và dân chúng thưởng lãm. Đây cũng là nơi huấn luyện những con voi thiện chiến phục vụ vào mục đích quân sự.

26 thg 6, 2022

Đặc sản "giải ngán" từ măng cụt xanh chua chát, giá đắt đỏ ở Bình Dương

Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.

Măng cụt là loại trái cây mùa hè nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ, ngon nhất là ở Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương). Mùa măng cụt kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời điểm này, nhiều tiểu thương, lái buôn từ khắp nơi đổ về các nhà vườn ở đây để thu hoạch măng cụt chín. Trên thị trường, loại quả này được bán với giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ đắt khách lúc chín, măng cụt ở Bình Dương còn được lùng mua khi vẫn xanh. Bởi đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi thơm ngon nức tiếng mà không phải mùa nào cũng có.

Thậm chí, giá của măng cụt xanh còn cao gấp nhiều lần loại quả này khi chín, khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Lúc cao điểm, lượng măng cụt xanh không có nhiều, giá mỗi cân lên tới cả nửa triệu đồng.

Măng cụt xanh là nguyên liệu chế biến món gỏi gà măng cụt nổi tiếng ở Bình Dương (Ảnh: Trúc Green).

18 thg 6, 2022

Chiêm ngưỡng Ma Hao - thác nước lọt top đẹp ảo diệu nhất Việt Nam

Với vẻ đẹp hoang sơ, dòng nước mát trong, thác Ma Hao ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa bất ngờ lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam.


Mới đây, một đơn vị truyền thông đã công bố những điểm đến đứng đầu trong cuộc bình chọn "Top 7 Ấn tượng Việt Nam". Trong "Top 7 thác nước đẹp ảo diệu" có thác Ma Hao, thuộc bản Năng Cát, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Từ làng chài nghèo "say ngủ" đến thiên đường biển đảo

Làng chài Nhơn Lý trước kia ví như vùng đất "khỉ ho gà gáy". Thế nhưng giờ đây, như một giấc mơ có thật, làng chài ở phố biển Quy Nhơn đã "lột xác" trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nhiều ngư dân chuyển nghề làm du lịch

Ít ai nghĩ rằng từ một làng chài nghèo nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc phía đông bắc TP Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đang cất cánh trở thành "thiên đường biển đảo", thu hút nhiều du khách, đời sống người dân từ đó được nâng cao.

Du khách các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên đổ xô về xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) du lịch dịp hè này.

16 thg 6, 2022

Quán bánh bèo rẻ nhất Việt Nam, 15.000 đồng cả nhà ăn không hết

Chỉ là một quán nhỏ nhưng luôn đông khách vì nơi đây được mệnh danh là "rẻ như bèo", chỉ cần 500 đồng trong túi là bạn có thể thưởng thức một chén bánh bèo đầy đủ hương vị.

Khi đến xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi bánh bèo bà Lan thì ai cũng biết vì quán này được mọi người gọi vui với cái tên bánh bèo rẻ nhất Việt Nam.

31 thg 5, 2022

Về An Giang thưởng thức đu đủ đâm "siêu" ngon, bán cả nghìn đĩa mỗi ngày

Cả con đường đu đủ đâm có hơn chục hàng quán nhưng tiệm của chị Néang Srây Ny luôn đông khách nhất. Mỗi ngày chị bán khoảng 200 đĩa đu đủ đâm, riêng lễ, Tết tăng lên cả nghìn đĩa.

Con đường gỏi đu đủ

Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia, thế nhưng người dân biên giới ở huyện Tri Tôn, An Giang đã học hỏi món ăn dân dã này và biến thành đặc sản "vạn người mê".

Nằm cách thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang) gần 2km, sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng được mệnh danh là con đường đu đủ đâm của miền Tây vì nơi đây tập trung hơn 10 quán đu đủ đâm từ đầu đường đã ngửi được hương thơm thức ăn lan tỏa. Trong đó quán đu đủ đâm Rina được đánh giá là quán ngon và đắt khách nhất "con đường đu đủ đâm".

Quán đu đủ đâm Rina của chị Srây Ny là điểm ăn vặt quen thuộc của nhiều du khách khi đặt chân đến huyện Tri Tôn, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ)

30 thg 5, 2022

Bản Mạ - Từ bản nghèo biệt lập đến điểm check-in "hút" khách ở Thanh Hóa

Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, bản Mạ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) ngày nay trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch ghé thăm.

Xuất hiện trên bản đồ du lịch ở miền Tây xứ Thanh mới vài năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) như một "làn gió mới" góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo.

Bản Mạ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, nơi đây có 55 hộ dân với 238 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.

Nhìn từ xa, bản Mạ đẹp bình dị với những nếp nhà sàn nguyên sơ.

29 thg 4, 2022

Lạ lùng đặc sản độc nhất ở Tây Nguyên, khách nhắm tít mắt mới dám thử

Khi được giới thiệu thưởng thức món sâu muồng Tây Nguyên, không ít thực khách phải nhắm mắt mới dám nếm thử.

Ghé Tây Nguyên vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, không khó để bắt gặp cảnh người dân Êđê xách theo gùi, trèo lên những cây muồng cao tít tại nương rẫy để bắt sâu và nhộng sâu về làm món ăn. 

Người dân leo lên cây muồng để bắt sâu, nhộng về chế biến món ăn.

Muồng là loại cây được trồng khắp các rẫy cà phê, hồ tiêu để chắn gió. Không chỉ vậy, muồng còn được trồng xen khắp rẫy để làm trụ cho hồ tiêu bám vào. Thời điểm này, trên những cành muồng chi chít những chú sâu bám khắp nơi, ăn trụi cả lá.

Vượt núi lên "thủ phủ sâm ngọc Linh" thưởng thức chuột quý tộc, cá gác bếp

Chuột quý tộc và cá gác bếp là đặc sản đãi khách quý của đồng bào Xơ Đăng vùng "thủ phủ sâm Ngọc Linh" ở Kon Tum.

Xã Măng Ri nằm trong lòng chảo trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi đây có độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá, mưa nhiều. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu đặc biệt nên vùng đất đã sản sinh ra nhiều loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, được ví như quốc bảo của Việt Nam.

Ở vùng đất có thảm dược liệu quý như Măng Ri, các món ẩm thực của bà con người Xơ Đăng cũng rất đa dạng, phong phú. Các món ăn truyền thống như gà nướng, thịt heo nướng, thịt bò nướng, cá nướng… đều mang hương vị và cách chế biến đặc sắc. Đặc biệt là món ăn chuột quý tộc và cá gác bếp.

Chuột đi săn được làm sạch rồi gác lên dàn bếp để hàng tháng trời.

17 thg 4, 2022

Cận cảnh đồ thờ, long sàng, ngai vua dát vàng ở Chính điện Lam Kinh

Sau khi mở cửa đón khách, chính điện Lam Kinh đã thu hút đông đảo du khách tham quan. Nhiều người vô cùng choáng ngợp trước nội thất, long sàng, ngai vua và các đồ thờ dát vàng ở chính điện.


Chính điện Lam Kinh (thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Chính điện Lam Kinh được khởi công tu bổ, tôn tạo từ năm 2010. Công trình nằm trên diện tích hơn 1.600 m², là một trong những công trình quan trọng, bề thế ở khu trung tâm di tích Lam Kinh. Sau 12 năm phỏng dựng và tôn tạo, ngày 2/4 vừa qua, chính điện Lam Kinh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Cung đường dốc đứng độc đáo ở Gia Lai "hút" khách check-in

Tuyến đường tránh TP Pleiku (Gia Lai) có dốc lớn, bao quanh bởi những đồi cà phê xanh ngắt. Đây được xem là điểm check-in không thể bỏ qua của nhiều du khách khi ghé thăm phố núi thời gian gần đây.

Con đường dốc thuộc một phần tuyến đường tránh TP Pleiku (Gia Lai) đang hút giới trẻ check-in.

6 thg 4, 2022

Côn trùng "xấu lạ" thành đặc sản, khách "đổ mồ hôi" thưởng thức ở Đồng Nai

Từ món ăn dân dã của người bản địa, dế cơm trở thành đặc sản lạ miệng có vị giòn rụm, béo ngậy, thơm ngon, hút khách tìm mua. Vào mùa, dế cơm có giá khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con tùy kích cỡ.

Nhắc đến ẩm thực Đồng Nai, ngoài những đặc sản nổi tiếng như gỏi cá Biên Hòa, canh chua lá giang, gà hấp bưởi,... thì không thể không kể tới món dế cơm chiên nước mắm trứ danh. Món ăn này không chỉ được người bản địa yêu thích mà còn thu hút cả du khách thập phương tới thưởng thức.

Được biết, dế cơm được xem như thứ "của ngon vật lạ" hấp dẫn tại vùng đất Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trước đây, loài côn trùng này ít được biết đến, chủ yếu chỉ có bà con địa phương bắt về làm thức ăn. Ngày nay, chúng trở thành món nhậu khoái khẩu của giới sành ăn, được bán với giá thành cao, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy kích cỡ và chất lượng.

Dế cơm là món ngon dân dã ở Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) được thực khách gần xa yêu thích (Ảnh: Trung Lê).

30 thg 3, 2022

Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội

Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.