Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 3, 2022

Cây hoa bún đẹp lạ trên tháp Chăm cổ

Ngày cây hoa bún nở hoa rực rỡ cũng là thời điểm "chạm ngõ" mùa xuân theo lịch Chăm. Cộng đồng người Chăm lại tụ hội về đây vui Tết dưới gốc cây hoa bún, bên cạnh tòa tháp cổ hơn 700 tuổi.

Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.

Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích. 

Tháp Poklong GaRai là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận (Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa).

4 thg 3, 2022

Đẹp lạ bản làng với hàng chục ngôi nhà sàn phủ kín rêu xanh ở Hà Giang

Những mái nhà sàn với lớp rêu dày xanh mướt, nằm san sát nhau trên độ cao 1.000m của dãy Tây Côn Lĩnh tạo lên một vẻ đẹp có một không hai ở Hà Giang.


Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 20 km về phía Tây Bắc, bản Xà Phìn (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) nằm ở độ cao gần 1.000 m trên đỉnh một trong những ngọn núi của dãy Tây Côn Lĩnh.


Thôn Xà Phìn hiện có hơn 50 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Bản làng nơi đây có tới hơn 90% các gia đình vẫn xây cất, sử dụng nhà sàn mái lá cọ truyền thống, trong đó có hàng chục căn "nhà rêu" - điểm khác biệt lớn nhất với các địa phương còn lại ở Hà Giang.


Nhà rêu - cách gọi về những ngôi nhà của một số dân tộc sinh sống ở vùng cao, nhà được phủ kín phần mái bằng lớp rêu xanh mướt, dày đặc. Một số địa phương cũng có nhà rêu tương tự nhưng số lượng nhà khá hạn chế như nhà sàn người Dao ở Khuổi My (Hà Giang), nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai)...


Với đặc trưng thời tiết quanh năm mát mẻ, bản Xà Phìn thường xuyên có mây mù, sương phủ kín, độ ẩm cao kèm theo mưa phùn... 


Đây là điều kiện tốt để cây cối sinh sôi phát triển, đặc biệt với lớp rêu xanh trên nền mái lá cọ ẩm mục của những ngôi nhà sàn.




Cận cảnh lớp rong rêu phát triển, xanh mướt trên nền mái lá cọ ẩm mục những ngày đầu xuân.


Theo người dân địa phương, những mái nhà phủ kín rêu xanh có tuổi đời phải từ 20 đến 30 năm trở lên. Cần ít nhất khoảng 5 năm để bắt đầu chớm xuất hiện rêu mốc trên mái những căn nhà mới xây.


5 năm cũng là quãng để lớp mái lá cọ ngấm dần độ ẩm theo thời gian, mềm mục đi và nấm mốc phát triển sinh sôi, nảy nở rêu xanh. 


Theo thời gian, lớp rêu xanh được bồi đắp càng ngày càng dày hơn, phần nào làm cho ngôi nhà được ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè, giống như một tấm chăn phủ trên mái vậy.


Do vậy, nhìn từ trên cao hoặc quan sát kỹ, người dân và du khách có thể đoán được ngôi nhà xây dựng được bao nhiêu năm qua lớp rêu dày hay mỏng trên mái nhà.




Không chỉ đẹp vào mùa đổ nước, mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi đây còn trở lên sắc màu và rực rỡ hơn với sự tô điểm của hoa đào, hoa mơ nở trắng trên những mái nhà rêu xanh mướt vào mùa xuân.


Trong ảnh, một đôi vợ chồng người Dao đang gánh cuộn ống cao su từ dưới chân núi lên bản để dẫn nước dưới suối về nhà sử dụng trong sinh hoạt. 


Ngoài các "đặc sản" du lịch như ruộng bậc thang, hoa đào hoa mơ và những ngôi nhà rêu xanh mướt, người dân nơi đây còn tự hào với hương vị thơm ngon nức tiếng của chè Shan tuyết được khai thác từ những cây chè cổ thụ trăm tuổi nằm cheo lên trên vách đá của dãy Tây Côn Lĩnh.

Với tiềm năng phát triển du lịch, vài năm gần đây một số hộ dân đã sửa sang lại nhà sàn thành homestay, đón và dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới địa phương, tiếp nhiều đoàn nhiếp ảnh về tham quan, sáng tác.

Thực hiện: Tiến Tuấn 

Kỳ vĩ Kon Hà Nừng


Tháng 9/2021, tại Nigeria, Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) đã tiến hành bỏ phiếu thông qua hồ sơ các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước duy nhất có 2 hồ sơ được thông qua ngay từ vòng xét duyệt đầu tiên: Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được UNESCO ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

1 thg 3, 2022

Vườn Kơ Nia hơn trăm năm tuổi độc nhất ở đồng bằng


Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

Cà phê "phủ tuyết" trắng xóa, tỏa hương thơm ngát trên cao nguyên

Dịp đầu xuân, những bông hoa cà phê ở Gia Lai bung nở trắng xóa, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn. Du khách khi đi qua đều dừng lại để chụp ảnh, ngắm nhìn rừng hoa cà phê như tuyết phủ sườn đồi.

Từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch hàng năm là khoảng thời gian mà mùa hoa cà phê phủ trắng ở Tây Nguyên.

Về Bình Định thưởng thức món cá "lạ", chỉ vượt thác để sinh sản

Cá niên không xa lạ với người dân miền Trung, nhưng điểm đặc biệt cá niên ở Bình Định thường ăn cùng với rau dớn rừng ngon, giòn mang hương vị rất đặc trưng của núi rừng.

Ở Bình Định chỉ 2 huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh là có sự xuất hiện của cá niên. Bởi loài cá này thường sống ở vùng sông, đặc biệt là dưới chân thác. Cũng bởi thế, bất cứ ai về 2 huyện miền núi nói trên đều được bạn bè nhắn nhủ đừng quên thưởng thức món "cá niên, rau dớn". 

Nếu có dịp về Bình Định, du khách đừng bỏ lỡ thưởng thức đặc sản "cá niên, rau dớn".

Cá lóc đồng cuộn nướng- kho kiểu Phù Mỹ: Ăn cả tháng không chán

Món cá lóc đồng nướng - kho kiểu Phù Mỹ (Bình Định) ăn mùa nào cũng ngon, nhưng ngon nhất là vào những ngày mưa lạnh cuối năm; đặc biệt món cá lóc đồng thường xuất hiện trong mâm cúng, cỗ tiệc.

Sau Tết, tôi có dịp được dùng bữa cơm đầu xuân của một gia đình đồng nghiệp ở TP Quy Nhơn, vốn quê gốc ở huyện Phù Mỹ - địa phương "khai sinh" ra món cá lóc đồng nướng - kho đặc biệt này. 

Món cá lóc đồng nướng - kho rất đặc biệt của người dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

3 thg 2, 2022

Đầu năm thăm làng rau trăm tuổi nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế

Người dân làng rau Trà Quế - làng rau 500 năm tuổi ở ngoại ô đô thị cổ Hội An - bước vào năm mới Nhâm Dần 2022 với ước mơ "mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu".

Làng Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) là một trong những vùng đất được khai phá cách đây hơn 400 năm. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Nhự Quế, có ý rau thơm có nồng cay như cây quế.

Người dân làng rau Trà Quế tất bật vụ rau Tết Nhâm Dần 2022.

2 thg 2, 2022

Mùng 1 Tết đi chợ Gò mua bó rau muống cầu gì được nấy

Ông bà xưa truyền rằng, sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân huyện Tuy Phước (Bình Định) đi chợ Gò mua trầu cau, muối hạt, gạo, rau muống, đậu khuôn… cầu mong gia đình sung túc, con cháu hòa thuận.

Đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân miền đất võ Bình Định, đúng mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân ở khắp nơi lại nô nức đi chợ Gò - Trường Úc (khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước). 

Mùng 1 Tết Nguyên đán, người dân ở khắp nơi lại nô nức đi chợ Gò - Trường Úc (khu phố Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước) đi chợ mua lộc.

Độc đáo chợ phiên phố Đoàn ra đời từ thời Pháp thuộc

Một tuần chỉ họp 2 buổi, sản vật chủ yếu là "cây nhà lá vườn" nhưng người dân có thể dậy từ 3-4h sáng đi bộ gần chục km để xuống chợ.

Không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Pù Luông được ví như Sapa của xứ Thanh, Bá Thước (Thanh Hóa) còn được biết đến với chợ phiên phố Đoàn độc đáo có từ thời Pháp thuộc.

Chợ phiên phố Đoàn là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái… đến từ các xã quanh vùng của huyện Bá Thước như Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm... và huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Phiên chợ có từ thời Pháp thuộc mang nhiều nét độc đáo.

22 thg 1, 2022

Thăm ngôi đền thiêng Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Tam Đảo, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Bún "nhà nghèo" ăn kèm tóp mỡ, giá 10.000 đồng/bát ở Nam Định

Ban đầu, món bún đơn thuần chỉ có riêu cua nhưng dần được "nâng tầm" hương vị với nguyên liệu bình dân là sung muối và tóp mỡ, trở thành đặc sản nổi danh xứ thành Nam hút khách thưởng thức.

Bên cạnh loạt đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... ở Nam Định còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút thực khách gần xa thưởng thức. Đó chính là món bún sung.

Đúng như tên gọi, bún sung được kết hợp từ các nguyên liệu gồm bún và sung muối, ngoài ra còn có tóp mỡ béo ngậy, vàng giòn. Cũng bởi vậy mà món ăn này còn được người dân Nam Định gọi là bún tóp mỡ. 

Bún sung (hay còn gọi bún tóp mỡ) là món ăn dân dã gắn bó với nhiều thế hệ người Nam Định từ hàng chục năm nay (Ảnh: @hoaianharies).

Ngôi chùa có hang "Sơn Đoòng thu nhỏ" ở Hà Nội

Chùa Thầy nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội, có phong cảnh núi non tươi đẹp, thanh bình, đặc biệt nơi đây có hang Cắc Cớ được mệnh danh như hang "Sơn Đoòng thu nhỏ".

Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.

21 thg 1, 2022

Chùa cổ ở Hà Nội có "đường lên Trời", "lối xuống Âm phủ"

Chùa Trầm nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng "tứ đại danh thắng của xứ Đoài".

Chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 20 km. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên đỉnh núi suốt 6 thế kỷ ở Hà Nội

Vô Vi là ngôi chùa dành cho những người muốn tìm về không gian thanh tịnh. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên đỉnh núi từ 6 thế kỷ trước, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm. 

Toàn cảnh ngôi chùa cổ Vô Vi nhìn từ trên cao.

Cơm tô phố núi chinh phục du khách

Trình bày dân dã song vị ngon và lạ miệng nên cơm tô phố núi không chỉ được lòng người địa phương mà còn hấp dẫn thực khách các nơi đến phố núi Pleiku, Gia Lai.

Cơm tô vốn là món ăn bình dân được lòng người dân TP Pleiku, Gia Lai, nhất là với người lao động phố thông khi nghĩ đến một món "ngon, bổ, rẻ" lót dạ giữa buổi.

Du khách đến check-in phố núi cũng thử trải nghiệm món ăn địa phương rồi gật gù khen cơm tô thật sự ngon, lạ miệng với hạt cơm dẻo, thơm và "topping" (món ăn kèm) phong phú. 

Cơm tô đã được bày bán ở chợ đêm Pleiku, gần đây được nhiều du khách đến phố núi tìm thưởng thức.

8 thg 1, 2022

Rừng dổi nhung cổ thụ quý hiếm ở Gia Lai

Tại huyện Kbang (Gia Lai) còn một cánh rừng đang tồn tại hàng nghìn cây dổi nhung quý với đường kính 5-6 người ôm không xuể. Đây được xem là loại cây đặc hữu và nguồn cung cấp giống cho Quốc gia.

Khu rừng rộng hơn 1.400 ha nằm cách thị trấn Kbang (Gia Lai) khoảng 7 km. Nơi đây được xem là khu rừng cung cấp nguồn giống quý hiếm cho Quốc gia.

Nhà thờ đá Tam Đảo

Nhà thờ đá Tam Đảo là điểm đến du lịch nổi tiếng của thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc - nơi vốn được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ" ngay gần Hà Nội.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm cách TP Hà Nội khoảng 70 km, trong đó có 13 km là đường núi gấp khúc. Nơi đây được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ". Một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Tam Đảo là khu vực nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Tam Đảo nằm trên triền núi cao, bên đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ thị trấn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ đá này.

Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1906 và đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng.

Nhà thờ Tam Đảo là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới Tam Đảo.

27 thg 12, 2021

Địa đạo nơi các tướng lĩnh bộ đội Trường Sơn hoạt động

Trong khuôn viên rộng khoảng 5.000 m² tại Hương Khê (Hà Tĩnh) là hệ thống đường hầm, hào, địa đạo được kết nối với nhau và là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn đặt sở chỉ huy tiền phương.

Năm 1966, do bị địch đánh bom, bắn phá, Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đã quyết định di chuyển từ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về đóng quân tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Đây là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đặt Sở chỉ huy từ năm 1966 - 1970 của 3 đơn vị: Tiền phương Tổng cục Hậu cần; Bộ Tư lệnh Đoàn 559; Bộ Tư lệnh Đoàn 500.