Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 5, 2024

Nhà rông Kon Klor theo dòng thời gian

Nhà rông là một thiết chế văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc ở Tây nguyên. Mỗi làng dân tộc Tây nguyên có một ngôi nhà rông. Nhiều nơi gọi tên của nhà rông là Nhà văn hóa làng. Thế nhưng nhà rông không chỉ có chức năng là nhà văn hóa, mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng. Nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Xét ở góc độ nào đó nhà rông của người dân Tây nguyên tương đương đình làng của người Việt.

Về mặt kiến trúc, nhà rông có hình dáng như một lưỡi rìu vươn thẳng lên trời xanh, tạo dáng khỏe khoắn chinh phục không gian.

Nhà rông Kon Klor năm 2024, tiền cảnh bên trái là cây nêu, phía xa bên trái là cầu treo Kon Klor, bên phải nhà là cây sung cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dấu ấn đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại qua ảnh

Con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh như biểu tượng về sức sống mãnh liệt của một công trình vượt qua mưa bom bão đạn thời chiến, là minh chứng lịch sử sinh động cho ý chí, khát vọng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách dựng xây, phát triển đất nước.

Dấu tích đường Trường Sơn còn lại trên đoạn từ ngã ba A Tép xuyên qua đất Lào và về huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong thời chiến tranh. Đường do bộ đội Trường Sơn thi công bằng đá núi xếp sát nhau (ảnh chụp năm 2013). Ảnh: HUY ĐẰNG.

18 thg 5, 2024

La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

Đôi bờ sông La.

16 thg 5, 2024

Lý do khiến thành Cổ Loa là tòa thành “không thể công phá“

Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.

Nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ

Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.

Cây sanh cổ thụ mọc tại cánh đồng Rậm thuộc khu vực thôn Châu Thịnh (xã Tùng Châu). Cây có chiều cao hơn 15 m, tán rộng gần 27 m, chu vi gốc khoảng 5,8 m.

Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên

Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.

Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.

15 thg 5, 2024

Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long

Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long nằm trên diện tích khoảng 15.000 m², có vẻ ngoài tương đối giống nhau do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu là các ông Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

13 thg 5, 2024

Mứt độc lạ thu hút khách ở Sài Gòn

"100 loại mứt kẹo Việt Nam" được giới thiệu tại hội thảo ở TP HCM khiến khách tham quan thích thú, có những món ít người biết như mứt phật thủ, khổ qua, cà pháo, cà chua.


Ngày 10/5, 100 món mứt truyền thống, độc lạ được trưng bày trong khuôn khổ Hội thảo "100 loại mứt kẹo Việt Nam'' tại một khách sạn ở quận Tân Bình, thu hút nhiều người quan tâm đến tham quan.

10 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hóa thạch hiếm có tại Hà Nội

Đến với Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các mẫu hóa thạch kỳ thú, hình dạng khác nhau có niên đại hàng trăm triệu năm, đặc biệt viên đá cổ nhất Việt Nam - gần 3 tỷ năm. Đây là trưng bày chuyên đề mang tên "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức nhằm mang đến cho người xem hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành trái đất thông qua những hiện vật hóa thạch.

Du khách chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 tỷ năm.

Tấm gương trung hiếu, tiết nghĩa của bốn cha con họ Lê làng Mộ Trạch

Dòng họ Lê làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (Bình Giang, Hải Dương) có bốn cha con Lê Cảnh Tuân đều có công giúp nước dẹp giặc, sáng ngời tấm gương tiết nghĩa, trung hiếu cho thế hệ sau noi theo.

Nhà thờ dòng họ Lê làng Mộ Trạch

Họ Lê là một trong hai dòng họ lớn của làng Mộ Trạch, đến nơi đây lập nghiệp từ khá sớm. Theo “Lê thị gia phả sự tích ký” (tác giả Nguyễn Văn Nguyên dịch và chú thích), thủy tổ của dòng họ là Lê Hữu Huy, quê ở Lão Lạt, huyện Thuần Lộc, Ái Châu (Thanh Hóa). Con của cụ là Lê Như Du, lấy vợ người làng Mộ Trạch, di dời về quê vợ sinh sống. Cụ Lê Như Du sinh ra Lê Cảnh Tuân, tự là Tử Mưu, đỗ Thái học sinh (tương đương với tiến sĩ) khoa Tân Dậu (năm 1381) triều Trần Phế Đế. Có tài liệu cho rằng Lê Cảnh Tuân đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (năm 1400) triều Hồ cùng với Nguyễn Trãi.

Mỹ Ninh - Một phác thảo sang sông

Phải đến năm 1916, mới có con đường được mang tên là đường thuộc địa số 1 qua đây như một sự kế thừa nét phác thảo sang sông của triều Nguyễn.

Theo Tuyên phủ sứ Cao Hữu Dực đến Tây Ninh (1841-1845) góp sức phân định các đơn vị hành chính tổng, thôn; hẳn là chưa có ngành nào gọi là Khảo cổ học. Vậy mà chẳng biết do vô tình hay cố ý mà miền đất tổng Mỹ Ninh mới được thành lập và nhập vào huyện Quang Hoá này, lại dày đặc các di tích khảo cổ học. Đấy là cách nói theo các nhà khảo cổ ngày nay. Trên thực tế, đấy là dấu vết còn lại của các nền văn hoá xa xưa từng bị vùi lấp do những bão táp phong ba của cả thiên nhiên và thời cuộc.

Đình Bà An Thạnh.

8 thg 5, 2024

Chùa Gò - câu chuyện trăm năm

Dường như cả tỉnh Tây Ninh chỉ có một ngôi chùa mang tên gò. Vậy nên, ai cũng biết đấy là chùa Gò Kén, tên chữ là Thiền Lâm tự. Còn trăm năm? Tính đến năm 2024, ngôi chùa này vừa tròn tuổi trăm.

Tượng phật bằng đồng nặng 32 tấn.

Ta có thể tìm dấu tích về tuổi tác của chùa qua hai bia đá, được Hoà thượng Từ Phong cho người chế tác và dựng trước sân chùa. Đấy là hai tấm bia đục từ đá xanh nguyên khối đặt trên lưng con rùa đá. Ngày nay, các bia này được đặt trước tượng hai vị: Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát. Trên bia, ngoài 8 chữ Hán nay đã bị mờ nhạt, chỉ có thể đoán đấy là chữ khắc tên chùa và người sáng lập thì vẫn còn các dòng chữ Pháp được khắc rõ nét hơn. Trước nay, hầu như không ai biết dòng chữ Pháp ấy có nghĩa gì. Ngay cả sư trụ trì cũng chỉ biết đấy là các dòng tên người- mà ông đoán là người thiết kế ngôi chùa.

Dựng lại nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên

Gần một năm sau khi bị cháy, nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên ở Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP Kon Tum sẽ được dựng lại. Tiếp xúc với những người thợ, mới vỡ nhẽ rằng làm nhà Rông cần phải có những tay cao thủ của nghệ thuật xây dựng.

Nhà Rông Kon Klor cũ.

7 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ dụng cụ dệt vải cổ xưa của đồng bào Thái ở Anh Sơn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, diện mạo xã Thành Sơn (Anh Sơn) đang khởi sắc từng ngày. Điều đáng quý là dù có những đổi thay song đồng bào Thái nơi đây vẫn bảo tồn được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm và những dụng cụ dệt vải từ xa xưa…

Đồng bào Thái ở xã Thành Sơn nổi tiếng với câu nói: “Gái thạo thêu thùa/Nam giỏi đan lát”, nay dưới những mái nhà sàn, vẫn còn những khung cửi ngày ngày đều đặn tiếng thoi đưa. Ảnh: Thanh Phúc 

Không gian nhà rông Kon Klor đã thoáng đẹp

Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, tạo thành bức tranh phong cảnh nên thơ, hữu tình trong lòng phố thị.

Theo dân làng Kon Klor, nhà rông của làng được dựng từ rất lâu đời, trước năm 1975 bị sập, bỏ hoang; mãi đến năm 1999 dân làng dựng lại, song không may là năm 2010 một số thiếu niên vào chơi, tinh nghịch làm cháy nhà rông. Một năm sau đó, nhà rông được dựng lại với quy mô to hơn, có chiều dài 17,2m, rộng 6,4 m, cao 22m. Nhà rông Kon Klor là niềm kiêu hãnh của người dân Ba Na, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm quan thành phố Kon Tum.

6 thg 5, 2024

Cặp bảo vật long sàng ở đền vua Đinh Tiên Hoàng

Bộ long sàng cổ ở cố đô Hoa Lư được xem là kiệt tác mỹ thuật và điêu khắc ở thế kỷ 17, là bảo vật quốc gia, mang nhiều giá trị về lịch sử văn hoá.


Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Di tích này hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ giá trị, trong đó nổi bật là cặp long sàng bằng đá (hay còn gọi là sập đá), được công nhận bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017.

3 thg 5, 2024

Vì sao Kính Chủ - Nhẫm Dương được đưa vào hồ sơ di sản thế giới?

Mới đây, 2 di tích Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn, Hải Dương) đã được bổ sung vào hồ sơ đề cử quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Chùa Nhẫm Dương, một trong những di tích được đưa vào hồ sơ quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới

Huyền Quang tôn giả - nhà sư thi sĩ

Không chỉ là vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm mà Huyền Quang Tôn giả còn là một nhà thơ lớn trên thi đàn dân tộc.

Tôn tượng Đệ Tam Tổ Huyền Quang

2 thg 5, 2024

Theo dòng địa chí Quảng ngãi

Quảng Ngãi không chỉ là tỉnh có nhiều cuốn địa chí trong lịch sử, mà còn là địa phương tiên phong trong việc biên soạn loại sách quan trọng này.

Ngược dòng thời gian...

Lần giở những trang sử xưa, chúng ta sẽ thấy từ rất sớm, đất nước và con người Quảng Ngãi đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm Hán Nôm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh các tác phẩm ít nhiều liên quan đến Quảng Ngãi như “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”..., dưới thời Nhà Nguyễn, hai công trình địa chí quan trọng trong đó có viết riêng về Quảng Ngãi là “Đại Nam nhất thống chí” và “Đồng Khánh dư địa chí”.

18 thg 4, 2024

Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng

Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.