Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 7, 2023

Nụ cười mùa Roya Haji

Bà con nhiều làng Chăm tỉnh An Giang sống dọc theo dòng Hậu Giang hiền hòa, cũng mang tính cách hiền hòa, chất phác như phù sa. Một mùa Tết chịu tuổi (Roya Haji) sắp về, phủ đầy ước vọng bình yên, hạnh phúc, may mắn ở từng mái nhà, từng thánh đường, trong từng nụ cười…

Trong nắng chiều, Thánh đường Masjid Al Ehsan (xã Đa Phước, huyện An Phú) bàng bạc một màu cổ tích, như trong chuyện “Nghìn lẻ một đêm”.

Chợ bò Tà Ngáo hôm nay

Khu chợ ấy, giờ không còn nữa. Hay nói đúng hơn, khu chợ không còn như nó đã từng tồn tại cả chục năm trước. Điều đó để lại hụt hẫng cho người mua, kẻ bán, lẫn khách phương xa đến tham quan. Bù lại, khu chợ “chuyển đổi” sang hình thức mới - hiện đại hơn, vệ sinh hơn, nhỏ gọn hơn...


Chợ bò Tà Ngáo (phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) từng được biết là khu chợ mua bán bò lớn nhất miền Tây. Địa phương giáp biên giới Campuchia này có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nên phát triển nghề nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò đua trong lễ hội, bò kéo xe… Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn quá trình mua bán, nhập bò từ Campuchia về Việt Nam. Lẽ tất nhiên, chợ phải ngừng hoạt động, im ắng mấy năm nay.

5 thg 7, 2023

Lạ miệng bánh canh và bánh cam chung... mâm

Cả 2 món ăn đều rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, bởi dễ ăn, dân dã. Nhưng bạn đã thử kết hợp chúng lại với nhau trong một món ăn chưa?


Ven theo con đường từ thị trấn Tri Tôn về xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), có mấy quán bánh canh nhỏ ven đường. Bánh canh xứ Bảy Núi nổi tiếng lắm, nơi nào cũng có bán. Mức độ ngon khó phân biệt được, chủ yếu do khẩu vị mỗi người, nhưng nói chung là vừa miệng.

Lên núi Cấm “săn”… cua

Là đặc sản chỉ xuất hiện nhiều trong mùa mưa ở núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cua núi đã trở thành món ngon khó cưỡng, khiến nhiều du khách muốn được một lần nếm thử. Tuy nhiên, nếu trực tiếp “săn” cua núi thì sẽ thêm phần thú vị...

Không giống như cua đồng, cua núi không dễ để dùng tay bắt. Muốn bắt được cua núi, cư dân ở núi Cấm phải… đi câu. "Cần câu" cua núi thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng muốn tạo ra dụng cụ này đòi hỏi kinh nghiệm nhất định.

4 thg 7, 2023

Bên gốc trâm già

… Là tâm tình của người sống dựa cả đời vào trâm, là vui buồn từng ngày được họ chia sẻ cùng nhau trong buổi trưa vắng khách. Cũng bên gốc trâm, là những đứa trẻ bắt đầu lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lựa trái trâm chín ngọt bỏ vào miệng thay quà vặt phố thị.

Đến hẹn, thưởng thức măng tầm vông

Mụt măng tầm vông nhỏ chừng cánh tay, nhưng được nhiều thực khách đánh giá ngon hơn các loại khác. Mùa mưa cũng là mùa măng phát triển, ăn không hết, nên người dân mới đem bán, không ngờ ngày càng hút khách. Chúng trở thành đặc sản được tìm kiếm không thua kém măng tre mạnh tông ở núi Cấm...

Chinh phục núi Bà Đội Om

Dù không được xếp vào 7 ngọn núi linh thiêng của vùng Bảy Núi, nhưng núi Bà Đội vẫn là điểm hành hương được nhiều người lui tới. Theo thời gian, ngọn núi này có nhiều biến đổi, song vẫn giữ được vẻ hoang sơ, độc đáo của riêng mình.


Núi Bà Đội đối diện với núi Cấm, thuộc địa bàn xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên). Theo Địa chí An Giang, ngọn núi có chiều cao 261 m, chu vi 6.075 m và có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng của cư dân địa phương.

8 thg 6, 2023

Ráng chiều ở chân núi Cấm

Với khí hậu mát mẻ, cùng nhiều cảnh tham quan, chiêm bái, vui chơi hấp dẫn, núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được ví như phiên bản “Đà Lạt 2” ở miền Tây…

19 thg 5, 2023

Nét đẹp chùa Tà Pạ

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer). Tọa lạc trên núi Tà Pạ, nên người dân địa phương lấy tên địa danh này để gọi tên chùa.

18 thg 5, 2023

Dấu ấn lịch sử chùa Bà Lê

Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.

11 thg 5, 2023

Hấp dẫn Phụng Hoàng Sơn

Khi lồng ghép tổ chức giữa biểu diễn dù lượn, máy bay mô hình quen thuộc với thả diều nghệ thuật, giới thiệu các gian hàng đặc sản thì lợi thế Phụng Hoàng Sơn và đồi Tà Pạ càng thêm được phát huy. Tri Tôn trở nên thu hút khách du lịch (DL) cũng nhờ những cách làm sáng tạo.

Chờ mùa trâm chín

Như một dịp hẹn, hễ mưa xuống, cây cối vùng Bảy Núi bừng tỉnh sinh sôi, người ta bắt đầu điểm danh các sản vật sẽ được thưởng thức. Trái trâm là một trong số đó. Loại trái cây dân dã xem như “lộc của trời” xuất hiện từ đồng bằng đến miền núi, nhưng nhiều người phải tìm về Tịnh Biên, Tri Tôn để mua “trâm núi” ăn mới thỏa lòng.

10 thg 5, 2023

Mùa phượng núi Sam

Thấm thoát, mùa hè cũng đến trong những tiếng ve ngân ra rả dưới cái nắng hanh hao. Khi ấy, triền núi Sam cũng chuyển mình với sắc màu rực rỡ của mùa phượng vĩ, phảng phất chút gì đó mộng mơ pha lẫn huyền thoại về Chúa xứ Thánh Mẫu linh thiêng.

Những con đường xung quanh núi Sam hiện trồng rất nhiều cây phượng vĩ

Tôi đến vãn cảnh núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) trong những ngày nắng như đổ lửa. Núi Sam mùa này không xanh màu cây cỏ vì những đợt nắng hạn kéo dài. Tuy nhiên, thứ đọng lại trong ánh mắt của khách phương xa là “màu hoa tươi thắm như máu con tim” của những chùm phượng vĩ đầu mùa. Hoa phượng vĩ ở đây chưa phải là biểu tượng, nhưng nó là nỗi nhớ, là ký ức của bao nhiêu thế hệ học trò đã gắn bó với ngọn núi đẫm màu huyền thoại này.

Cổ kính chùa Kal Pô Prưk

Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo, chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.

Về Tri Tôn, thưởng thức vị chua ngọt của vải rừng

Mùa trái cây đặc sản ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã bắt đầu. Dấu hiệu nhận diện là mấy sạp hàng ven đường, nhỏ gọn, đơn sơ, nhưng luôn bắt mắt. Trong đó, trái trường, còn có tên gọi khác là trái vải rừng gây ấn tượng hơn cả với màu đỏ hấp dẫn, gợi cho du khách sự tò mò về hương vị.

6 thg 4, 2023

Khám phá miếu Bằng lăng

Là điểm thờ tự tại thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), miếu Bằng lăng ẩn chứa câu chuyện huyền thoại về quá trình hình thành và phát triển của mình. Đặc biệt, nơi đây còn có 3 “cụ” bằng lăng hơn 300 tuổi đang xanh tốt, mang đến cảm giác thú vị cho du khách khi có dịp ghé thăm.


Miếu Bằng lăng được hình thành vào năm 1859 bằng tre lá, do con cháu gia tộc họ Phan, từ miền Trung vào định cư lập nên. Việc hình thành miếu gắn với giai thoại 4 bậc kỳ lão mang theo một tấm lụa đào có vẽ 7 vị tiên nương tuyệt sắc. Trong đó, người ở giữa có kích thước lớn và vị thế uy nghiêm hơn cả, đó là bà Thiên Y Tiên Nương. Các kỳ lão cho biết, vùng đất Chợ Vàm xưa là chốn địa linh, có thể lập miếu thờ các vị tiên nương.

Nho ngọt đầu mùa ở cù lao

Mới năm ngoái, anh Nguyễn Thiện Tính (sinh năm 1985, ngụ xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) tìm mua nho giống ở tỉnh Ninh Thuận về trồng thử. Không phụ lòng anh, năm nay nho vươn mình, bám giàn, cho trái ngọt ngào.


Đầu tiên, anh Tính trồng 200 gốc nho móng tay trên mảnh vườn 1.500 m² của gia đình. Thổ nhưỡng phù hợp, nên loại trái cây xa xứ này bén gốc rễ, thích ứng tốt. Sau 8-9 tháng, nho trĩu cành, anh bắt đầu mở cửa cho khách đến tham quan. Có ngày, khoảng 500-600 lượt khách đến vườn.

Độc đáo rau rừng Bảy Núi

Với độ cao trên 710m so mực nước biển, núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là một trong những ngọn núi cao nhất ở miền Tây. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ, khiến “Đà Lạt 2” trở thành nơi phát triển của nhiều loại rau rừng quý hiếm…


Theo người dân sinh sống ở núi Cấm, rau hoang dã ở đây được chắt lọc từ tinh túy của đất trời, nên mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Điều này, không chỉ tạo nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn có lợi cho sức khỏe của con người.

25 thg 3, 2023

Thổi hồn vào lá bồ đề

Từ những chiếc lá bồ đề tưởng như không còn giá trị, qua bàn tay khéo léo cộng với sự sáng tạo, chị Mai Anh Phương (chủ Cơ sở Đồ Mai, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tạo nên những sản phẩm tranh lá vô cùng độc đáo. Các sản phẩm của chị Phương được khách hàng đánh giá cao, đồng thời được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao của tỉnh năm 2022.

Chế tác cầu kỳ

Những người đam mê nghệ thuật trên địa bàn tỉnh từ lâu đã quen với các dòng tranh: Sơn dầu, tranh giấy, khảm trai… Những năm gần đây, người chơi tranh còn được tiếp cận với dòng tranh làm từ lá bồ đề vô cùng độc đáo. Một trong những người chế tác dòng tranh này là chị Mai Anh Phương.

Là người đam mê nghệ thuật, đặc biệt với dòng tranh thư pháp, chị Mai Anh Phương thường trang trí trên các loại trái cây để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Khi thị trường ngày càng đòi hỏi cao về tính mới lạ, độc đáo, chị Phương bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu dòng tranh làm từ lá bồ đề.

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ

Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.

Các cổ vật về nền văn hóa Óc Eo được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh