Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 5, 2021

Độc đáo lá Rnhao của người M’nông

Người M’nông gọi là lá Rnhao, còn người Ê đê gọi là lá Yao. Với người M’nông trên địa bàn tỉnh, để nấu canh bồi thơm ngon truyền thống thì lá Rnhao phải bắt buộc có.

Lá Rnhao được người M'nông hái từ rừng về chế biến món ăn

Canh bồi của người M’nông thường được nấu trong những chiếc nồi đồng hay nồi gang to cho cả đại gia đình cùng ăn. Món ăn này có nhiều nguyên liệu, gia vị kết hợp, phù hợp cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Các nguyên liệu nấu món ăn có thể thay đổi theo sở thích hoặc khẩu vị của người nấu, tận dụng những nguyên liệu có sẵn theo mùa. Ví dụ rau thì có thể là lá bép, đọt mây hay đọt mướp, đọt bí, bông mướp…

Đậm đà các món ăn từ cà bơi

Đồng bào các dân tộc thiểu số M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn Đắk Nông đều biết sử dụng các loại cà mọc hoang dại trên núi đồi chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc lạ. Trong đó, cà bơi thường được dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác nấu thành những món ăn hấp dẫn như canh cá suối, cà đắng giã, đu đủ giã…

Cà bơi còn được gọi là cà trời, cà lông. Cây thường mọc tự nhiên, rải rác ở các bãi đất hoang vùng rừng núi. Cây thảo cao đến 1,5m; nhiều lông mịn và gai nhọn. Lá có gai đứng, màu vàng, cao 1cm. Quả non có màu xanh, nhiều lông; khi chín đổi màu vàng, có vị chua.

Cà bơi được xem là "cà chua đặc sản" của đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh

23 thg 3, 2021

Món cà đắng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…

Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.

Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê

18 thg 2, 2021

Món thịt giã của người Mạ

Thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ kinh nghiệm thực tiễn, chắt lọc qua thời gian, đồng bào Mạ tạo ra món thịt giã độc đáo, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. Với đặc điểm thơm, ngon, dễ tiêu hóa, món ăn còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt dùng để chế biến món ăn như gà, heo, chim, cheo, thỏ… Các con vật này được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng hay vườn nhà, chỉ ăn cây cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon sau khi chế biến.

Thịt được đem nướng trên than hồng trước khi giã

14 thg 2, 2021

Cách làm đẹp của người M’nông xưa

Xưa kia, chiếc lược làm bằng sừng trâu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái M’nông để chăm chút nét đẹp nữ tính. Vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên với da nâu, mắt sáng, mái tóc ửng vàng như hòa điệu với sắc màu đất đỏ bazan và màu nắng cháy của cao nguyên đại ngàn.

Các cô gái chải tóc bằng chiếc lược sừng trâu hay lược làm bằng tre để tóc không rối sau khi tắm gội ở sông suối. Sau khi mái tóc gọn gàng, các thiếu nữ dùng dây buộc tóc bằng thổ cẩm, hạt cườm, dây cỏ tranh hay vòng tre để giữ tóc khỏi bị buông xõa khi tham gia nhảy múa trong lễ hội bon làng.

Lược sừng trâu của người M’nông

Củ mài trong đời sống ẩm thực của đồng bào M’nông

Từ bao đời nay người M'nông luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Rừng ban tặng nhiều nguồn thực phẩm quý báu như rau tươi, đọt măng, đọt mây, trái cà đắng, chim thú… trong đó phải kể đến củ mài. Không những giúp cứu đói, củ mài chứa nhiều dinh dưỡng, trở thành món ăn ngon cải thiện bữa ăn gia đình. Nhiều lớp người M’nông lớn lên từ vị bùi ngọt của củ mài.

Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, cùng họ với khoai mỡ, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét. Lớp vỏ mỏng bên ngoài màu xám nâu, xung quanh tua ra những rễ mành, dày theo thân củ như lông bám…

Đồng bào M'nông ưa thích luộc củ mài chín, ăn dẻo ngon

Canh cá lăng nấu jam tang của người Ê đê

Người Ê đê đã kết hợp các loại đặc sản tạo nên món canh cá lăng nấu hoa và lá jam tang vô cùng độc đáo.

Cá lăng là loại cá da trơn nước ngọt, được xem như đặc sản nổi tiếng vùng sông Sêrêpốk. Trên dòng sông hùng vĩ, cá lăng sinh tồn, phát triển với thân mình săn chắc. Thịt cá lăng mềm nhưng dai, không bở, vị ngọt, thơm ngon, ít xương lại rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài cá lăng nướng muối ớt nổi tiếng, người Ê đê còn dùng cá lăng nấu canh rất thơm ngon. Người Ê đê nấu canh cá lăng theo nhiều kiểu ứng với các nguyên liệu theo mùa như canh chua cá lăng, canh cá lăng nấu măng, canh cá lăng nấu hoa chuối... Món canh cá lăng nấu hoa jam tang cũng chỉ thường được nấu vào mùa cây jam tang đâm chồi nở hoa. Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, người Ê đê đi dọc sông Sêrêpốk tìm hái hoa, đọt và lá non của cây jam tang.

Hoa jam tang khi chín vị bùi, đắng nhẫn lẫn ngọt

Cá suối giã đinh lăng của người M’nông

Người M’nông dùng lá đinh lăng giã cùng cá suối tạo ra món ăn ngon miệng, hấp dẫn, độc đáo. Người M’nông còn xem đây là một món ăn tốt cho sức khỏe.

Cách chế biến món cá suối giã lá đinh lăng tương đối đơn giản. Chính vì vậy, món ăn này cũng thường xuyên được chế biến trong bữa cơm đời thường của nhiều gia đình. Người M’nông thường dùng các loại cá nước ngọt bắt được ở suối, sông, đồng ruộng để chế biến như cá lăng, cá trê, cá chép, cá trắng, cá vượt, cá mè dinh, cá rô phi… Cá được sơ chế bỏ ruột và mang cá, phần vẩy, bóng cá được giữ nguyên. Những con cá tươi rói được rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi đem chiên trên dầu nóng. Khi chiên để lửa nhỏ và vừa, trở đều hai mặt cá đến độ chín vàng ươm, lớp da cá bên ngoài giòn ruộm. Cá chiên xong đem bóc tách lấy phần thịt, bỏ xương.

Cá sau khi chiên chín vàng ươm được bóc tách phần thịt cá

7 thg 1, 2021

Rượu cần M’nông ở Đắk Búk So

Những ngày cuối năm, Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang tất bật ủ hơn 200 ché rượu cần để phục vụ thị trường mùa giáng sinh. Mỗi thành viên đều khẩn trương làm các công đoạn trong quy trình ủ rượu cần như nấu cơm, phơi ché, giã men, trộn trấu… 

Chị Thị Nuy, thành viên trong THT chia sẻ: “Mùa lúa của bon làng mới vừa gặt xong nên các thành viên trong tổ cũng tranh thủ làm rượu cần. Nguyên liệu địa phương giúp làm ra những ché rượu cần chất lượng, thơm ngon, mang hương vị riêng của người M’nông nơi đây”. 

Men rượu cần do chính đồng bào M'nông nơi đây làm bằng lá và vỏ cây rừng 

Canh chua thịt gà của người Ê đê

Khác với người M’nông hay Mạ thường nấu canh măng chua với cá, người Ê đê lại có món canh chua nấu thịt gà đưa lại hương vị thơm ngon và đậm đà. 

Măng chua nấu với thịt gà rất bổ dưỡng, được xem là món ăn sang trọng trong những ngày mưa gió. Gà thường nuôi trong vườn nhà, ăn cỏ cây, bắp lúa nên thịt rất thơm ngọt. Người Ê đê chọn con gà để nấu canh phải không quá già hay quá tơ, trọng lượng đạt từ khoảng 1,5 – 1,9 kg nấu ngon nhất. Lúc này, thịt gà hầm canh sẽ không bị bở, quá mềm hay quá dai mà có độ dai vừa đủ, dễ ăn. Thịt gà sau khi làm sạch đem chặt thành miếng vừa ăn và tẩm ướp thêm chút ít muối. 

Canh măng chua nấu thịt gà của người Ê đê 

Cá khô nấu rau đắng của người Ê đê

Ẩm thực người Ê đê trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với các món ăn có vị đắng nấu cùng cá cơm khô mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt. Ngoài nguyên liệu cà đắng hay khổ qua rừng, người Ê đê còn có hai loại lá có vị đắng rất độc đáo thường dùng nấu với cá cơm khô, lá mì và jdam ble (rau đắng). 

Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon. 

Món lá mì xào cá khô đặc biệt của người Ê đê 

30 thg 12, 2020

Gà xào măng chua của người Mạ

Ngoài món nướng, người Mạ ở Đắk Nông còn có món thịt gà xào măng chua rất thơm ngon. Đây là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Mạ khi có sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính từ rừng là gà và măng. Thịt gà xào măng chua ngon đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị, ăn với cơm trắng vô cùng hấp dẫn.

Gà rừng nuôi, các loại gà ta thả vườn, gà tre là những thực phẩm để chế biến món ăn đặc biệt này. Gà sau khi mổ sạch được chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt gà với chút muối, bột ngọt, nghệ, ớt chín đã giã nát trong khoảng thời gian 15 phút cho ngấm gia vị. 

Người Mạ dùng măng chua xào với thịt gà rất thơm ngon 

Nước lá Glah N’kông của người M’nông

Trong quá trình đi rừng, không chỉ đơn thuần lấy củi và hái các loại rau, quả về ăn mà đồng bào M'nông còn đưa những loại cây, rễ, lá rừng về nhà cất trữ làm thuốc phòng khi trong gia đình và bon làng có ai đau ốm mà chữa bệnh. Đơn cử như cây Glah N’kông (theo tiếng M’nông) được xem như một loại trà rừng và là vị thuốc quý của đồng bào nơi đây. 

Với các sản phụ sau khi sinh, người M’nông thường dùng cây Glah N’kông nấu nước uống. Theo kinh nghiệm tích lũy bao đời của người M’nông, thứ nước này có tác dụng đẩy hết các tạp chất, dịch không tốt còn đọng lại trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem đủ thứ nhưng khi uống nước này lại có thể ăn uống tự do hơn… 

Lá cây Glah N’kông 

Rượu cần của người Ê đê

Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn. 

Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết. 

Thưởng thức rượu cần trong lễ hội của đồng bào Ê đê 

23 thg 12, 2020

Món canh thụt môn nước của người M’nông

Đồng bào M’nông gọi môn nước là “rtơh”. Môn nước hay còn gọi là môn ngứa, là một loài môn hoang dại. Từ kinh nghiệm và đôi qua bàn tay khéo léo của người M’nông đã biến loại cây dại này trở thành nguyên liệu cho những món ăn rất hấp dẫn. Trong đó, món canh thụt môn nước là món ăn độc đáo của người M’nông. 

Môn nước mọc hoang ở nơi ẩm thấp như mương nước, vũng đầm, ven sông suối… Môn nước có nhiều loại và môn nước của người M’nông có sự khác biệt so với các vùng khác. 

Cây môn nước của người M'nông tỉnh Đắk Nông có sự khác biệt so với những nơi khác 

Canh bột ngô của người M’nông

Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức. 

Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô. 

Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột 

Món gỏi núc nác cá khô của đồng bào dân tộc tại chỗ

Hằng năm, cứ vào mùa hạ và chớm đông, đồng bào M’nông, Mạ hay Ê đê trên địa bàn tỉnh lại vào rừng hái quả núc nác nấu thành nhiều món ăn ngon. Núc nác có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh… Nhưng dồng bào ưa thích nhất có lẽ là món gỏi núc nác cá khô. 

Núc nác là cây rừng thân gỗ, cao khoảng 10 m, cây lâu năm có thể cao hơn. Loại cây này vừa ăn được hoa, lá, vừa ăn được quả. Núc nác bắt đầu ra hoa vào mùa hạ. Quả kết thành từng chùm, hình nang mỏng, dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Nhìn bề ngoài, quả núc nác dài và dẹt như trái phượng vĩ. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có khá nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng riêng biệt… 

Quả núc nác được đồng bào M'nông hái từ rừng 

11 thg 10, 2020

Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê

Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê. 

Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,… 

Món gỏi đọt bí thịt gà 

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông 

Hấp dẫn canh chua lá R’jă của người M’nông

Người M’nông trên địa bàn Đắk Nông có món canh chua lá R’jă vô cùng độc đáo. Nếu thưởng thức bát canh chua lá R’jă nóng hổi, cay dịu cùng cơm nóng, chúng ta như được hít hà trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. 

Cây R’jă mọc tự nhiên trong rừng, thuộc loại thân gỗ, cao đến trên 10m. Cây nhiều tuổi mới ra hoa, cho quả. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, tựa như lá trà, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10 cm, rộng 2 - 5 cm. 

Món canh chua lá R’jă nấu cá suối của người M'nông