Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 4, 2023

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Mới vừa ra mắt góp mặt trong list ẩm thực của thành phố biển Vũng Tàu, nhưng lẩu mực nấu chao và bún/lẩu gân cá ngừ đã trở thành món ăn được “săn lùng” nhất đối với các “tín đồ” ẩm thực.

Tô bún gân cá ful topping hấp dẫn.

Ngon mắt, lạ miệng với bánh chén Phước Tỉnh

Là món ăn dân dã, bánh chén đã trở thành món đặc sản “ngon mắt, lạ miệng” đối với người dân địa phương và du khách khi đến Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Bà Nguyễn Minh Hà cùng người thân thưởng thức món bánh chén Phước Tỉnh.

Chỉ là một quán nhỏ nhưng hằng ngày từ 8 giờ sáng quán bánh chén Cô Trà (bờ kè Phước Tỉnh) tấp nập khách tới thưởng thức. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ ẩm thực ghi nhận là nơi có bánh chén vừa ngon vừa rẻ.

15 thg 12, 2022

“Thiên đường du lịch biển” Hồ Tràm


Cách Tp. Hồ Chí Minh 120 km về phía Đông, biển Hồ Tràm đang là địa điểm thu hút đầu tư, du lịch, vui chơi và nghỉ dưỡng “hot” của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong những năm gần đây. Cung đường biển tuyệt đẹp, cảnh quan thơ mộng với nét giao hòa giữa biển khơi, rừng núi và đồi cát – bức tranh biển Hồ Tràm mang đến sự khám phá ấn tượng trong lòng du khách.

18 thg 11, 2022

Đi tìm chữ viết Chơ Ro

Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.

Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ

1 thg 11, 2022

Con đường dưới nước đến miếu Hòn Bà

Miếu Hòn Bà được xếp vào danh sách ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất Việt Nam. Đặc biệt bởi nó nằm lưng chừng ngay giữa một hòn đảo nhỏ với lịch sử khám phá, tên gọi, những câu chuyện xoay quanh. Càng đặc biệt hơn bởi muốn tới đây phải… canh ngày, canh giờ, chờ khi thủy triều xuống mới có đường đi.

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng và sau đó sẽ bị biển vùi khuất nên người dân phải "canh" con nước để đi viếng miếu, tránh mắc kẹt lại trên đảo. Ảnh: Thùy Linh

21 thg 10, 2022

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

16 thg 10, 2022

Hồ Tràm - nơi thư giãn cuối tuần gần TP HCM

Du khách có thể tham gia các hoat động vui chơi giải trí, ngắm hoàng hôn, thưởng thức hải sản tươi... trong hai ngày cuối tuần.

Cách TP HCM khoảng 120 km, Hồ Tràm gây ấn tượng với biển xanh, bờ cát mịn, không gian yên tĩnh, thích hợp để nghỉ dưỡng. Nếu có 2 ngày nghỉ cuối tuần, bạn và gia đình có thể tham quan nhiều điểm đến, thưởng thức hải sản tươi ngon cùng các dịch vụ vui chơi giải trí thú vị.

Đi lại

Có nhiều cách đến Hồ Tràm, phổ biến là bằng xe ôtô cá nhân, xe limousine, xe máy... Di chuyển bằng xe máy được nhiều bạn trẻ và những người yêu thích phượt lựa chọn vì chủ động được thời gian. Nếu đi bằng xe limousine, bạn nên chọn các hãng chạy tuyến TP HCM - Hồ Tràm cho thuận tiện. Hiện nhiều resort như ở The Grand Ho Tram Strip còn có sẵn dịch vụ đưa đón khách từ TP HCM đến Hồ Tràm và ngược lại miễn phí.

7 thg 10, 2022

Chùa Nam Sơn – Giridakkhina Sattharama

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Giridakkhina Sattharama còn có tên là Nam Sơn Tự, tọa lạc tại số 33/18 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở vị trí cao nhất tại khu vực Nam Bộ, vì nó tọa lạc trên đỉnh núi Tương Kỳ của thành phố Vũng Tàu. Khi lên đến ngôi chùa này, có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu.

Chùa Giridakkhina Satthamara. Ảnh: Ngọc Thu – năm 2020

Chùa Giridakkhina Satthara do Thượng tọa Quách Thành Sattha xây dựng nên từ năm 1996, nhưng trước đó nó là một am nhỏ do bà Nguyễn Thị Xi (sinh năm 1916) cất lên để làm nơi tu hành theo Phật giáo Bắc tông.

18 thg 9, 2022

Những điều thú vị về đảo Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, cuộc sống đời thường ở hòn đảo sát Vũng Tàu cùng có nhiều điều đáng để khám phá.

Thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Bắc. Đây là một điểm đến đặc sắc với những di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người ở ngoài Vũng Tàu biết đến.

27 thg 8, 2022

Loại hoa mọc trong đầm trước chỉ để làm cảnh, nay "nâng tầm" thành đặc sản có một không hai

Món ăn được làm từ thân cây này từ lâu đã trở thành một đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Vũng Tàu.

Vũng Tàu vốn là một điểm đến nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ngon đa dạng. Trong số đó phải nhắc tới món bún làm từ một loại hoa mọc trong đầm: Bún súng Vũng Tàu.

Vốn là một loại cây hoa mọc trong đầm nhưng cây súng lại được người dân tận dụng nấu thành món ăn ngon. Bún súng là một món ăn dân dã với hương vị vô cùng khác lạ được làm từ thân cây súng. Cũng bởi món ăn này là sự hòa quyện của nhiều văn hóa ẩm thực khác nhau

Bún súng - Loại hoa trước chỉ để làm cảnh nay được nâng tầm thành đặc sản

22 thg 6, 2022

Hành trình trekking núi Dinh chinh phục đỉnh La Bàn

Trekking đang là loại hình du lịch mới rất phát triển ở Việt Nam, theo đó nhiều bạn trẻ đam mê nhằm thử thách đôi chân và sức khỏe của mình.

Hiện nay mô hình này thường được các công ty du lịch chọn một số cung đường nổi bật như Tà Năng – Phan Dũng (thuộc địa phận ba tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận), Bidoup (Lâm Đồng), Thác K50,… Mỗi cung đường này đòi hỏi du khách tham gia từ 2-3 ngày và có sức khỏe tốt.

Con đường nhựa uốn lượn giành cho du khách đi ô tô hoặc xe máy.

18 thg 6, 2022

Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách

Người xưa có câu "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", ý nói đến tình nghĩa vợ chồng khắng khít, khi sống thì ngủ cùng giường cùng chiếu, đến lúc chết đi thì chung một cỗ quan tài. Đó là nói quá lên thôi, sống ngủ cùng giường cùng chiếu thì đúng rồi nhưng chết chung một quan tài thì... đâu có được!

Thế nhưng đối với cư dân ở đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo đạo Ông Trần thì có hẳn tục lệ "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", được thực hiện theo đúng nghĩa đen đàng hoàng, cho đến bây giờ vẫn còn áp dụng. Câu thành ngữ của người xưa ám chỉ đến quan hệ vợ chồng, còn tục lệ của đạo Ông Trần là áp dụng chung cho tất cả cư dân.

Chuyện tình đế vương ít người biết ở Bạch Dinh Vũng Tàu

Cựu hoàng Thành Thái sống ở Bạch Dinh Vũng Tàu trong gần 10 năm. Khoảng cuối thời gian đó, ông đã trải qua cuộc tình nồng ấm với một thôn nữ địa phương...

Nằm trên sườn núi Lớn, hướng ra Bãi Trước, Bạch Dinh là một dinh thự cổ nổi tiếng, có lịch sử đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Công trình được người Pháp xây từ năm 1898-1902 trên nền pháo đài Phước Thắng cũ. Do màu sơn trắng nên người Việt quen gọi dinh thự là Bạch Dinh.

16 thg 4, 2022

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

2 thg 4, 2022

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự là gì?

 Đại Tòng Lâm là gì?

Tui nhớ hồi còn nhỏ, khoảng giữa thập niên 1960, mỗi khi đi Vũng Tàu được nửa đường xe thường ngừng lại cho khách giải lao và... đi vệ sinh. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Người ta gọi là Đại Tòng Lâm.

Cổng chùa Đại Tòng Lâm ngày xưa. Ảnh: Võ văn Tường

Hồi đó, tui chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thiệt tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết (cũng phải thôi, như sau này được biết, khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm tới gần 100 ha trong khi ngôi chùa thuở ấy chỉ có 121 m²). Với đầu óc non nớt của một đứa học sinh tiểu học thuở ấy, tui tự giải nghĩa chữ đại tòng lâm là rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!

25 thg 3, 2022

Đường chùa

Trên quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, nếu để ý bạn sẽ thấy bên đường có rất nhiều chùa. Cụ thể hơn, đó là đoạn từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), và phía bên tay trái nhiều chùa hơn tay phải. Tui thường gọi đoạn đường này là đường chùa.

Ở phía Đồng Nai, ta kể sơ sơ cho chẵn chục đi nhé!

1 - 2. Chùa Phật Tích Tòng Lâm và chùa Bạch Liên

Hai ngôi chùa này có liên quan mật thiết với nhau và ở cạnh nhau. Thật ra, 2 ngôi chùa này ở An Phước, Long Thành, tức là chưa tới nơi có các cụm chùa dày đặc mà tui muốn kể tới (Phước Thái, Long Thành) nhưng cũng ở Long Thành và trên đường đi nên kể luôn. Đây là 2 ngôi chùa rất đẹp, thu hút nhiều khách thập phương và Phật tử.

12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Mặt nạ vàng trong ngôi mộ quý

Những chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn, bảo vật quốc gia, đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Náu mình trong mộ táng

Bộ ba chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn được đặt tên bằng chính địa danh nơi đã tìm ra chúng. Giồng Lớn là địa điểm thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba chiếc mặt nạ được phát hiện tại ba ngôi mộ trong các đợt khai quật khảo cổ học năm 2003, 2005 do Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN chủ trì phối hợp với Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong mộ, bên cạnh mặt nạ vàng còn có các đồ tùy táng khác như đồ gốm, đồ trang sức, tiền Ngũ Thù, công cụ, vũ khí…

Hồ sơ Bảo vật quốc gia cho biết trên cơ sở so sánh với các di tích khác trong khu vực Trung bộ, Đông Nam bộ và các di tích khác ở Đông Nam Á hải đảo, các nhà khảo cổ nhận định rằng, ba ngôi mộ này nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 2. Đây cũng là niên đại của ba chiếc mặt nạ. Thời kỳ này chính là giai đoạn bản lề ở Nam bộ, khi văn hóa tiền Óc Eo tiếp thu các yếu tố mới từ bên ngoài và chuyển tiếp lên văn hóa Óc Eo.

Mô tả kỹ thuật chạm nổi, được cho là cách làm các mặt nạ vàng Giồng Lớn. Ảnh chụp màn hình Bảo tàng Anh

17 thg 1, 2022

Rừng cao su mùa lá đỏ

Những ngày này, rừng cao su Cù Bị khoác lên mình chiếc áo lá vàng đỏ, hòa cùng nhịp sống yên bình như níu chân du khách.


Đầu tháng 1, nhiếp ảnh gia 8X Cao Kỳ Nhân (quê ở Phú Yên, hiện sống ở TP HCM) có chuyển trải nghiệm chụp ảnh tại rừng cao su thuộc xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này thuộc nông trường cao su Cù Bị, có diện tích cao su trên 3.800 ha, phía bắc và tây giáp tỉnh Đồng Nai.

Hang Đức Mẹ trong rừng rậm Côn Đảo

Để lên tới hang Đức Mẹ nằm ẩn trong rừng, du khách cần băng qua rừng nguyên sinh và những bậc đá.

Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.

Hang Đức Mẹ ẩn trong rừng rậm tại Côn Đảo. Ảnh: Nguyễn Khải Trung