Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 10, 2023

Phú Ninh - Từ đại công trình thủy lợi đến khu du lịch sinh thái

 1. Đại công trình thủy nông

Hồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh tỉnh Quảng NamĐây là một công trình thủy lợi quy mô lớn của tỉnh Quảng Nam, được khởi công ngày 29/3/1977 và khánh thành ngày 27/3/1986. Hồ Phú Ninh có diện tích mặt nước hơn 3.200 ha, sức chứa 344 triệu m³ nước phục vụ tưới tiêu cho 23.000 ha lúa và hoa màu thuộc các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thành phố Tam Kỳ và một phần diện tích của huyện Duy Xuyên. Tại thời điểm khánh thành hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, và là hồ lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh.

Hồ Phú Ninh. Ảnh: VnTrip

7 thg 10, 2023

Lạc vào tiên cảnh

Lâu nay khi nói đến làng cổ Việt Nam người ta thường nhắc đến ba ngôi làng cổ đẹp nhất, là di tích quốc gia, được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn, đó là làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội (được công nhận di tích quốc gia năm 2006), làng cổ Phước Tích ở Huế (di tích quốc gia năm 2009)và làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè (di tích quốc gia năm 2017).

Lâu nay tui cũng biết 3 ngôi làng cổ nổi tiếng như vậy. Thế rồi không định trước, tui có dịp ghé thăm làng cổ Lộc Yên ở Quảng Nam, một ngôi làng tuyệt đẹp và biết thêm rằng đây là một trong bốn ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Làng cổ Lộc Yên nhìn từ trên cao. Ảnh: VnExpress

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!

12 thg 9, 2023

Tượng Phật Thích Ca ở chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi ở TPHCM là một ngôi chùa nổi tiếng, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, là một danh lam thắng cảnh. Trọng tâm của chùa là ngôi chánh điện, và trọng tâm của ngôi chánh điện tất nhiên là tượng Phật Thích Ca được thờ nơi ấy. Điều hãnh diện cho người dân Biên Hòa là bức tượng này do một nghệ nhân lỗi lạc của Biên Hòa tạo tác: Điêu khắc gia Lê văn Mậu. Thầy Lê văn Mậu lúc đó là hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa (nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai).

Chùa Xá Lợi hiện nay, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3

3 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc

Giáo xứ Thượng Phúc thuộc giáo hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường. Nhà thờ Thượng Phúc tọa lạc tại ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Giáo xứ Thượng Phúc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2023

Như hầu hết các giáo xứ khác ở Lạc An, giáo xứ Thượng Phúc được hình thành bởi những giáo dân di cư từ Bắc vào năm 1954. Tiền thân của giáo xứ Thượng Phúc ở Lạc An là giáo xứ Thượng Phúc ở xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Vào đến Lạc An năm 1954, khi đó nơi đây là vùng đất hoang vu, người dân phải chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành và cả thú dữ như cọp beo. Đến tháng 2/1955, ngôi nhà thờ Thượng Phúc được dựng lên bằng tranh tre, vách lá.

2 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An

Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.


Tên Lực Điền được lấy theo tên của giáo xứ tiền thân, là xứ Lực Điền thuộc giáo phận Thái Bình, tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, giáo xứ Lực Điền còn được hình thành từ 3 giáo họ, giáo xứ khác cũng đếu từ giáo phận Thái Bình.

1 thg 9, 2023

Nhà thờ ở Lạc An

Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).

Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:

Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

30 thg 8, 2023

Có gì ở nhà thờ Thịnh An?

Giáo xứ Thịnh An là một giáo xứ mới được thành lập từ ngày 1/10/2016. Giáo xứ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ Ngã ba Trị An đi theo tỉnh lộ 767 khoảng 14 km thì bên phải là nhà thờ Thịnh An. Nơi đây có khoảng 3.100 giáo dân.

Giáo xứ mới thành lập, ở xa, lại thêm tui không phải người công giáo nên tui không hề biết gì về giáo xứ và nhà thờ Thịnh An. Thậm chí chưa nghe tên luôn.

Ấy vậy mà trên đường từ Trị An về Biên Hòa, Hùng Mypho quả quyết nói với tui: Em chở anh ghé vô đây, bảo đảm anh sẽ thích mê. Và hắn chở tui vô nhà thờ Thịnh An!

26 thg 8, 2023

Quê ngoại tui, Đông Hòa Hiệp

Quê ngoại tui ở Cái Bè. Đó là tui nghe nói vậy chớ chưa hề sống ở đó, cũng không hề có dịp về quê ngoại. Đơn giản là vì cả gia đình ông bà ngoại đã rời Cái Bè từ khi má tui... chưa có chồng (và kéo theo là khi đó chưa có tui trên cõi đời này)!

Lâu, lâu thiệt lâu sau đó tui biết thêm một chi tiết rằng quê ngoại ở xã Đông Hòa Hiệp, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Biết và nhớ cái tên hay hay đó thôi, chớ cũng không biết nó có gì đặc biệt.

Không lâu sau đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng du lịch, tui biết thêm một thông tin bất ngờ: Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè là một trong bốn ngôi làng cổ nổi tiếng nhứt, đẹp nhứt Việt Nam!

Bản đồ Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở lối vào làng

24 thg 8, 2023

Vùng đất Thập ngũ tiên sa

Tui có dịp đến huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và biết được rằng đây là vùng đất Thập Ngũ Tiên Sa, tức là nơi 15 nàng tiên từ thượng giới sa xuống.

Chuyện kể như vầy:

Vùng đất này thuở xa xưa đẹp hơn thượng giới. Vào mùa Xuân nọ, các nàng tiên nữ ngao du hạ giới, tới đây và mê mẩn không chịu về. 15 nàng tiên mỗi nàng chọn một chỗ để ở lại, bất chấp lệnh Ngọc hoàng Thượng đế gọi về.

15 nàng tiên, mỗi nàng một chỗ, giờ là 1 thị trấn Tiên Kỳ và 14 xã: Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ. Còn nguyên vùng đất ấy giờ là huyện Tiên Phước.

Tui đang ngồi trên một bờ đá ở Tiên Cảnh, mộng gặp tiên nữ!

Nàng tiên nào cũng xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang nhưng vẫn giữ nét riêng nên các vùng đất cũng có những đặc thù khác biệt.

Ví dụ như tục ngữ có câu "Gái Tiên Hà, gà Tiên Lãnh". Con gái Tiên Hà, nhờ thường xuyên tắm rửa và dùng nước ở đoạn sông Tiên đẹp nhất nên xinh hơn. Gà Tiên Lãnh ngon nhất vì nuôi thả ở vùng đất giàu côn trùng. Tiên Châu là vùng đất thủy tụ, có suối Tiên, thác 7 tầng, các bãi đá đẹp như tranh vẽ. Tiên Cảnh là vùng đất đẹp như... tiên cảnh. Còn dân làng Tiên Thọ thì nghe đồn là sống lâu nhất...

Những bờ tường đá ở Làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh

Những cái tên nghe thiệt là hay, có từ bao đời nay. Tui tò mò tìm hiểu coi bây giờ có còn giữ được như xưa không. Hay quá, giờ vẫn là những Tiên như ngày xưa. Chả bù với thành phố nọ, khi bên thắng cuộc vô rồi bèn vênh váo đổi hết những cái tên thân thương bằng những tính từ kêu rổn rảng: Quyết Thắng, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất... Nếu Tiên Phước mà cũng đổi tên theo kiểu đó thì... see mother Tiên rồi!

Phạm Hoài Nhân

9 thg 8, 2023

Từ du đãng Cầu Muối trở thành bậc Hiển thánh

Dạo bước trong khuôn viên nhà thờ Tân Triều, tui thấy bức tượng một vị thánh giơ cao cây thánh giá, phía sau mang dòng chữ: Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối chúa. Bệ tượng ghi tên vị thánh này là Trần văn Hạnh.


Vốn không phải người công giáo, tui không biết nhiều về các vị hiển thánh trừ những vị rất nổi tiếng, do đó tui ra về với chút tò mò: Trần văn Hạnh là ai?

Về nhà tìm hiểu, tui rất bất ngờ với thông tin này: Trần văn Hạnh vốn là một tay du đãng khét tiếng ở Cầu Muối!

19 thg 7, 2023

Nhà thờ Tân Triều

Có lẽ bạn đã từng ghé thăm Làng bưởi Tân Triều, hoặc ít ra đã từng nghe nói đến bưởi Tân Triều, một giống bưởi ngon nổi tiếng ở Biên Hoà. Thế nhưng nhà thờ Tân Triều thì chắc bạn ít hoặc chưa nghe nhắc đến.

Nhà thờ giáo xứ Tân Triều. Ảnh: PHN

Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 10 km về phía Bắc, thuộc huyện Vĩnh Cửu (tức là nói một cách chính xác về mặt địa lý hành chánh thì Tân Triều không phải ở Biên Hoà!). Du khách phương xa đến Biên Hoà thường ghé thăm khu du lịch sinh thái 
Làng Bưởi Tân Triều, hay còn được gọi là Vườn bưởi Năm Huệ.

18 thg 7, 2023

K'pan: Ghế độc mộc độc đáo

K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.

Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.

Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.

Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trải qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.

Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.

18 thg 5, 2023

Nhà thờ Song Vĩnh

 Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, chớ trước đó (trước ngày 12/4/2018) nơi đây là ấp Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành. Có lẽ chẳng mấy ai biết đến cái tên Song Vĩnh này, cho đến khi tại đây xuất hiện một ngôi nhà thờ bề thế với vẻ đẹp cổ điển châu Âu.


Đi trên quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, qua chùa Đại Tòng Lâm (phía tay trái) khoảng 4 km thì từ xa bên phải quốc lộ ta đã thấy nhô lên ngôi tháp cao mang dáng vẻ cổ điển. Đó là nhà thờ Thánh Anthony, giáo xứ Song Vĩnh.

11 thg 4, 2023

Chuyện tình chàng phò mã họ Phạm

 

Trong ảnh là mộ của ông ngoại vua Tự Đức. Nói chi tiết là lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình cho xây dựng tại Gò Công - quê nhà của ông - nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Tại Lăng Hoàng gia, không chỉ có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mà còn mộ nhiều người khác trong dòng họ Phạm.

21 thg 3, 2023

Nguyễn Thành Phương là ai?

Ở Biên Hoà - cũng như ở nhiều nơi khác trên khắp nước Việt Nam - có những con đường mà chắc các bạn cũng như tui không biết tên đường đó là tên ai. Một trong những con đường như vậy là đường Nguyễn Thành Phương, con đường ở phường Thống Nhất chạy ngang qua đầu cầu Hiệp Hoà sang Cù lao Phố.


Đường Nguyễn Thành Phương trên Google Maps

20 thg 3, 2023

Biển Hồ Trà, không phải Biển Hồ Chè

Biển Hồ là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng ở Pleiku, tùng nhiều lần được đưa vào thơ, nhạc. Kỳ thật, Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng chính là Biển Hồ mà xưa nay người ta vẫn thường nhắc tới, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Tui tới Biển Hồ Trà lần đầu năm 2012 và rất ấn tượng với những vườn trà bạt ngàn, và đặc biệt là hàng thông già cổ thụ nơi ấy. Khi ấy, ngoài dân địa phương ít có du khách phương xa nào biết tới cảnh đẹp này. Hơn 10 năm trước, tui có viết bài giới thiệu Biển Hồ Trà tại đây.

Biển Hồ Trà - 2012

19 thg 3, 2023

Tháp chuông ở nhà thiếu nhi

Hồi đó lâu rồi, trong một dịp làm anh khách lạ đi lên đi xuống ở đường phố Pleiku, tui thấy thấp thoáng phía xa nhô lên một tháp chuông. Có tháp chuông thì tất nhiên là có nhà thờ chớ còn gì nữa. Vốn thích tìm hiểu về các kiến trúc chùa, nhà thờ, tui rảo bước về hướng đó để chụp vài tấm hình. Tới nơi, tui mới ngạc nhiên kêu lên: Ủa, hổng phải nhà thờ! Đó là nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai.


Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, năm 2012

Tui ngạc nhiên lắm, nhưng rồi cũng quên đi, chỉ thắc mắc thầm: Tay kiến trúc sư nào có ý tưởng lạ đời quá, không biết xây cái tháp cao như vậy trong khuôn viên nhà thiếu nhi để làm gì!

9 thg 3, 2023

Bài tụng ca về phở

Anh Mai Việt Hùng đưa tui tới ăn phở tại một tiệm mà anh gọi là Phở Thơ, ngoài lý do đây là một tiệm phở ngon còn có một lý do khác: giữa quán có một tấm bảng thiệt lớn, đăng nguyên bài thơ ca ngợi phở của nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ