Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn * Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

29 thg 11, 2022

Những tên quận/huyện dài thoòng và ngắn ngủn

Trong 3 cấp của phân cấp hành chính tại Việt Nam, gồm Tỉnh - Huyện - Xã, thì cấp Huyện là... lung tung nhất. Hiện nay cấp này bao gồm: Quận, huyện, thị xã và thành phố, trong đó thành phố lại bao gồm 2 loại là thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh).

Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 527 huyện, 46 quận, 81 thành phố thuộc tỉnh, 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và 50  thị xã. Việc tìm ra cái tên dài nhứt và ngắn nhứt trong 705 cái tên này khá đơn giản so với việc tìm trong hơn 10.000 cái tên phường xã, nhưng đã làm thống kê đến xã phường thì làm luôn thống kê đến quận huyện cho đù bộ.

21 thg 11, 2022

Những tên xã phường dài thoòng

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:

  • Cấp tỉnh: Bao gồm Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp huyện: Bao gồm Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp xã: Bao gồm Xã/Phường/Thị trấn.
Dữ liệu về đơn vị hành chính cả nước luôn biến động với việc tách nhập, thay đổi địa giới, thay đổi tên các đơn vị hành chính, trong đó thay đổi nhanh nhất là cấp xã. Do vậy các thống kê chỉ mang tính chính xác theo thời điểm.

20 thg 11, 2022

Những tên xã phường ngắn ngủn


Tui đọc cái tựa bài bỗng dưng thấy... ngộ ngộ, đã là thị trấn Chờ thì cứ... chờ đi chớ có gì mà gấp gáp. Rồi nhớ rằng ở Pleiku cũng có một xã có cái tên ngắn ngủn: xã Gào.

18 thg 11, 2022

Vùng đất của người di cư

Đọc bài của người Biên Hòa - Đồng Nai viết về Biên Hòa - Đồng Nai đã nhiều rồi, bữa nay ta thử đọc bài của người Hà Nội viết về Biên Hòa - Đồng Nai nhé.

Anh Nguyễn Phan Khiêm - tác giả bài viết - là thạc sĩ Luật học, thư ký tòa soạn tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử và cũng là cộng tác viên cho nhiều báo, tạp chí. Anh cũng là một Facebooker quen thuộc với chúng ta. Bài viết này trích trong tập sách Chạm vào âm thanh thời gian của Nguyễn Phan Khiêm, xuất bản năm 2020. Hình ảnh trong bài do tui thêm vô cho nó... có màu sắc!

PHN

Vùng đất của người di cư

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.

Quả thật, với hơn 300 năm lịch sử, Đồng Nai, Biên Hòa là mảnh đất lành để biết bao lớp sóng người dân di cư chọn làm điểm dừng chân lập nghiệp....

Cầu Gành Biên Hòa, 2003. Ảnh; Phạm Hoài Nhân

2 thg 11, 2022

Phở Tứ Hải

Phở Tứ Hải là một trong những tiệm phở nổi tiếng và lâu năm ở Biên Hòa. Theo ghi nhận thì nhiều người khen ngon, thậm chí có người ra nước ngoài đã lâu khi về Việt Nam tìm đến phở Tứ Hải để thưởng thức lại món ngon ngày nào. Riêng tui, đã ăn phở Tứ Hải vài lần và... không hề thấy ngon! Hổng sao, gu ăn uống của mỗi người mỗi khác mà.

Tô phở Tứ Hải

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận, dường như viết từ năm 2007, đăng lại trong tập sách Đậm đà hương vị Đồng Nai, xuất bản năm 2013. Nội dung bài không nói nhiều đến chất lượng phở Tứ Hải mà chủ yếu là lai lịch, xuất xứ của món phở/quán phở này. Đặc biệt đoạn đầu có trích dẫn một đoạn ngắn của nhà văn Nguyễn Thái Hải nói về phở Biên Hòa.

Phở Tứ Hải được nhiều người biết tiếng, không chỉ ở Biên Hòa (và cũng có người không thích như tui) nên tui nghĩ đăng lại bài viết này ở đây sẽ có những ý kiến đóng góp thú vị của mọi người. Không chỉ là về phở Tứ Hải mà cả về phở Biên Hòa nữa.

30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

28 thg 10, 2022

Tem Việt Nam Cộng Hòa của họa sĩ ViVi

Nửa sau thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, bọn thiếu nhi và thiếu niên cỡ tuổi tui vô cùng ái mộ họa sĩ ViVi vì hồi đó đọc báo Thiếu nhi, Tuổi hoa... ảnh vẽ đẹp quá trời quá đất. ViVi Võ Hùng Kiệt còn là họa sĩ vẽ tem với rất nhiều mẫu tem tuyệt đẹp. Thời đó, tui ghiền chơi tem nên lòng ái mộ của tui đối với ViVi gấp đôi so với người khác. Tui còn nhớ hồi đó đã kỳ công điều tra ra được địa chỉ nhà riêng của anh để gởi thư tới tận nhà, và được anh gởi thư trả lời. Sướng! Hồi đó không có Internet, không có Google... nên việc tìm ra địa chỉ nhà ai đó không dễ đâu nghen, nhứt là đối với một đứa nhỏ mới hơn 10 tuổi như tui. Tui còn nhớ địa chỉ nhà ViVi lúc ấy là 22B, Kỳ Đồng (chính xác đó là địa chỉ nhà ba của anh, như lời anh xác nhận trong thư).

Giờ đây, sau nhiều năm, nhờ phương tiện Internet tui thống kê lại các mẫu tem do ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ và được Tổng nha Bưu điện VNCH phát hành cho đến 1975. Thông tin chủ yếu từ nhà sưu tầm tem Nguyễn Bảo TụngForum Vietstamp.net, hình ảnh từ trang Stampworld.com

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

11 thg 10, 2022

Đường vào hàng xôi có trăm loại xôi, giá vạn đồng tiền

Dạo nọ tui đi Hà Nội chơi, hết tiền bèn tính tới chuyện ăn xôi cho đỡ tốn (lúc đó xôi bình dân ở Biên Hòa có 5 ngàn một gói, ăn tạm no, lỡ đói thì ăn 2 gói cũng chỉ 10 ngàn thôi).

Buổi sáng, thả bộ từ khách sạn ra kiếm chỗ bán xôi gần đó để ăn sáng, tui gặp Xôi Yến - đường Nguyễn Hữu Huân. Đã đọc đâu đó trên mạng rằng Xôi Yến ngon nổi tiếng Hà Nội, tui tấp vô ăn xôi. 

Hết hồn vì họ bán xôi không phải theo gói mà là bát - và bát xôi trung bình giá chỉ có 50 ngàn thôi hà! Tui rên rỉ thầm trong bụng: Ối giời ơi, 5 vạn tiền một bát xôi cơ đấy!

Bát xôi xéo

10 thg 10, 2022

Biên Hòa trăm năm trước

Bài viết dưới đây của nhà văn Lý văn Sâm có tựa đề Thành phố Biên Hòa bảy mươi năm về trước, đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai số 9 năm 1986. Từ đó đến nay đã 36 năm, do vậy coi như đây là bài viết về Biên Hòa trăm năm trước. Tui xin đăng lại nguyên văn, dựa theo bản in lại năm 2012 của Nhà xuất bản Đồng Nai. Hình ảnh minh họa về Biên Hòa xưa mượn của Mạnh Hải trên Flickr.


THÀNH PHỐ BIÊN HÒA BẢY MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC
(Ki)

Chợ cá Biên Hòa. Ảnh: Mạnh Hải

7 thg 10, 2022

Nghe kể chuyện đời xưa, có ông già leo núi...

Hồi đó, cách nay hơn hai chục năm, tức là hồi tui còn trẻ hơn bây giờ á, đường lên núi Tà Cú chưa có cáp treo. Muốn lên núi viếng chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật nằm lớn nhất châu Á chỉ có thể leo bộ.

Khu Du lịch núi Tà Cú hiện giờ

23 thg 9, 2022

Có một xã tên là Gào

Có một con đường lớn ở Pleiku, tên ngắn chỉ có một chữ và phát âm khá độc đáo: đường Wừu. Như để phụ họa, ở Pleiku có một xã tên cũng ngắn chỉ có một chữ và phát âm cũng khá độc đáo: xã Gào.

Những địa danh này mang một ý nghĩa nghiêm túc chớ không phải lạ lùng như ta cảm nhận. Wừu là tên một liệt sĩ người Ba Na, anh hùng chống Pháp, như đã từng kể trong một bài trước. Vậy còn Gào là gì?

Về địa lý hành chánh, Gào là một xã ven đô của TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 18 km về hướng Tây Nam. Xã có diện tích tự nhiên 58,31 km², dân số khoảng 9.200 người (năm 2018), trong đó 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu người Jrai). 

Bãi cỏ đuôi chồn ở Gào thu hút giới nhiếp ảnh

19 thg 9, 2022

Con đường ngắn nhất Sài Gòn

Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.

Chung cư Đỗ văn Sửu trên đường Đỗ văn Sửu. Ảnh: Đăng Khoa

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

14 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Cổ Thạch

Cổng chào Khu Du lịch Cổ Thạch ghi là: Khu Du lịch Chùa Cổ Thạch - Bình Thạnh, như hình.


Có 2 điều lưu ý:

Một là đừng có xớn xác thấy ghi Bình Thạnh thì nghĩ Cổ Thạch ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Bình Thạnh này là một xã ven biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Đông Bắc.

Hai là mặc dù ghi tên khu du lịch chùa Cổ Thạch nhưng thực chất du khách đến đây để ngắm cảnh biển và tắm biển Cổ Thạch, một bãi biển rất đẹp có nhiều bãi đá cổ. Cùng với đó là viếng ngôi chùa ở trên đồi cao ven biển mang tên chùa Cổ Thạch, người dân quen gọi là Chùa Hang.

12 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Trà Vinh

Theo lẽ thường, một ngôi chùa được gọi là chùa Hang nếu ngôi chùa đó nằm trong hang, hay trong khuôn viên chùa có (những) cái hang. Ấy vậy mà ở Trà Vinh có một ngôi chùa ai cũng kêu là chùa Hang mà chùa không hề nằm trong hang và đi khắp khuôn viên chùa cũng không thấy cái hang nào ráo trọi.

Sao kỳ vậy ta?

Là vầy: Chùa có tên (bằng tiếng Khmer, tất nhiên) là Kompong Chrây. Người Việt không quen đọc tiếng Khmer nên kêu là chùa Mồng Rầy. Kêu vậy cũng chưa thấy thuận miệng cho lắm, và thấy tam quan chùa được xây giống hình cái hang như vầy:


cho nên họ gọi là Chùa Hang cho tiện. Với lại cổng tam quan này nằm ngay mặt tiền quốc lộ 54 (đường Hai tháng Chín) nên để tiện nhận dạng người ta cứ nói đi ngoài lộ thấy cái hang là tới chùa Hang!

10 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Châu Đốc

 Như đã nói, miền Tây Nam bộ chỉ 2 tỉnh có núi là Kiên Giang và An Giang. Có núi mới có hang núi. Có hang núi mới có chùa Hang. Kiên Giang đã có chùa Hang ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ tử rồi, còn An Giang có chùa Hang không? Ở đâu?

Có chớ! Chùa Hang An Giang ở núi Sam, Châu Đốc. Nghe cái tên núi Sam - Châu Đốc chắc bạn nhớ ngay tới một địa điểm rất quen thuộc, đó là Miếu Bà Chúa Xứ và Tây An cổ tự, 2 cụm di tích là điểm hành hương nổi tiếng và ở gần nhau. Chùa Hang ở cách đó khoảng 1,5 km, có thể đi đến theo con đường Vòng Núi Sam. Chùa nằm trên triền núi Sam.

Chùa Hang Châu Đốc (Chùa Phước Điền)

9 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Kiên Giang

Chùa Hang nằm ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử, thuộc tỉnh Kiên Giang. Xưa nay người ta vẫn nhớ rằng Hòn Phụ Tử là một cảnh đẹp của Hà Tiên, và mặc nhiên hiểu rằng Hòn Phụ Tử và cùng với đó là chùa Hang cũng đều ở Hà Tiên. Thế nhưng điều đó không đúng, hay nói chính xác hơn là: Chùa Hang - Hòn Phụ tử thuộc Hà Tiên theo địa giới hành chính ngày xưa còn bây giờ thì không phải. Theo địa giới ngày nay, khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử nằm trên địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, và Kiên Lương thì nằm ở phía Đông Nam của Hà Tiên.

Chùa Hang ở Kiên Lương, Kiên Giang