Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

31 thg 1, 2023

Sủng Cỏ - bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân

Sủng Cỏ, nơi phượt thủ gặp nạn hôm mùng 2 Tết, là bãi biển vẫn còn hoang sơ, đường bộ di chuyển không thuận tiện.

Thuộc địa phận thành phố du lịch nổi tiếng Đà Nẵng, nhưng bãi biển Sủng Cỏ (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) chưa được nhiều du khách biết tới.

Theo cổng thông tin du lịch bán đảo Sơn Trà, Sủng Cỏ nằm biệt lập ở hướng bắc của mũi Hải Vân hướng ra biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Bãi biển có chiều dài khoảng 300 m, được bao bọc bởi một bên là núi rừng đèo Hải Vân, một bên là vịnh Đà Nẵng. Cũng bởi vì sự biệt lập mà bãi biển này chưa được khai thác du lịch nhiều.

Từ Sủng Cỏ nhìn về Đà Nẵng rất đẹp, đặc biệt vào ban đêm. Những năm 2015-2019, các tour khám phá biển đảo đưa khách ra thường xuyên vào mùa hè. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã có dự định khai thác tuyến này.

Vẻ hoang sơ của bãi biển.

28 thg 1, 2023

Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam

Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…

Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh

Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.

24 thg 1, 2023

Chuyện 4 không, 2 có trên "mắt thần" của biển Đà Nẵng

Ngọn hải đăng Tiên Sa (Đà Nẵng) được đặt tên là nơi "4 không, 2 có". Nơi đây không điện, không nước, không sóng điện thoại và không có phụ nữ; chỉ có tình yêu nghề và ngọn đèn biển sáng tỏ từng đêm.


Đà Nẵng những ngày cận Tết, chúng tôi vượt đường núi khúc khuỷu, ngoằn ngòeo quanh bán đảo Sơn Trà để lên thăm những người công nhân bảo vệ ngọn hải đăng Tiên Sa.

Nơi đây có 5 thành viên đang ngày đêm thay phiên nhau trực trạm giữ "mắt biển" luôn sáng, dù là ngày thường hay Tết đến, Xuân về.

12 thg 9, 2022

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng: Tiên cảnh giữa chốn phồn hoa

Chùa Nam Sơn ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều người dân địa phương và du khách yêu thích.

Tọa lạc tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, chùa Nam Sơn được xây dựng năm 1962 bởi công sức của phật tử Nguyễn Văn Châu và một số phật tử địa phương. Chùa có diện tích 10.000 mét vuông, được thiết kế bởi sư Đại Đức Thích Tuệ Phong, cũng chính là trụ trì hiện tại của ngôi chùa.


Lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt hướng về Ngũ Hành Sơn, chùa Nam Sơn mang nét đẹp cổ kính, uy nghi tráng lệ.

13 thg 8, 2022

Vẻ đẹp của nhà thờ cổ kính nhất Đà Nẵng

Có niên đại gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xem là nơi sinh hoạt cổ kính nhất của người công giáo tại Đà Nẵng.

Nhà thờ Tùng Sơn được xem là nhà thờ cổ nhất còn sót lại tại Đà Nẵng.

Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.

Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.

9 thg 8, 2022

Sơn Chà, hòn đảo hoang sơ dưới chân đỉnh Hải Vân


Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Nhìn xa, hòn đảo này tựa một chiếc chảo úp ngược, do đó người dân xưa kia gọi đây là Hòn Chảo.

28 thg 7, 2022

Hồi Ký Mì Gia khơi nguồn ký ức

Sau một hồi bàn ra tán vào, nhóm bạn thời đại học chúng tôi chọn quán Hồi Ký Mì Gia (120 Quang Trung, quận Hải Châu) để tụ tập họp lớp, bởi nơi đây không chỉ đa dạng món ngon mà còn có không gian ấm cúng.

Món vịt quay Bắc Kinh thơm ngon, đậm vị. Ảnh: Đ.L

Đúng như tên Hồi Ký Mì Gia, chủ quán mong muốn mang đến thực khách sự hồi tưởng ký ức đẹp đẽ thông qua kiến trúc Trung Hoa cổ và văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hoa xưa. Sự hòa quyện độc đáo này tạo nên một nét riêng của quán, rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa và có những trải nghiệm mới mẻ hơn cùng bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần.

Vẻ đẹp huyền bí của Động Huyền Không

Tọa lạc hòn Thủy Sơn, nằm ở đỉnh cao nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn - số 81 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là động Huyền Không, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến với cội nguồn tâm linh và khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh.

Video: CHÁNH LÂM

Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.

7 thg 6, 2022

Vườn tượng APEC Đà Nẵng lọt top 7 điểm check in mới nổi ở Đông Nam Á

Công trình kiến trúc tại Đà Nẵng nằm trong 7 điểm du lịch mới mở cửa đón khách tại Đông Nam Á được tờ SCMP giới thiệu.


Sau ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã rục rịch mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế. Sau thời gian dài yên ắng, nhiều thắng cảnh mới được phát hiện, các công trình mới mọc lên trở thành điểm du lịch, check in yêu thích của khách tham quan.

Mới đây, tờ SCMP đã liệt kê 7 điểm check in mới nổi được nhiều người quan tâm, trong đó có vườn tượng APEC Đà Nẵng (Việt Nam).

30 thg 5, 2022

Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?

Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.

9 thg 4, 2022

Mũi Nghê - hồ bơi tự nhiên giữa biển

Đây là địa điểm còn hoang sơ và chưa đi vào khai thác du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của tạo hoá.

Mũi Nghê nằm ở phía đông của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Cách không xa trung tâm thành phố (khoảng 10 km) nhưng nơi đây không quá phổ biến với dân du lịch vì đường đi khá khó khăn. Một số người biết đến địa điểm này do các phượt thủ truyền tai nhau. Phần khác được dân địa phương thông thạo ngóc ngách dẫn đi khám phá.

Hình dáng vách đá giống con nghê - động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể kết hợp từ lân và chó, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền, miếu.

5 thg 4, 2022

Mặn mòi vị gỏi Phù Sa

Theo người dân vùng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), quán Phù Sa (đường Ngô Xuân Thu) nằm bên bờ sông Cu Đê là một trong số ít địa chỉ giữ được hương vị đặc trưng món gỏi cá trích. Tại đây, ngoài những cá trích thấm gia vị mặn mòi, ngọt, thơm, cay xé lưỡi, thì đĩa rau rừng ăn kèm làm món ăn thêm phần hấp dẫn.

Món gỏi cá trích tại Phù Sa được nhiều người yêu thích. Ảnh: H.L

Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng

Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.

Trong vụ cúc họa mi năm nay, Trung tâm Công nghệ sinh học trồng được 6.000 cây hoa với diện tích trồng 500 m².

16 thg 3, 2022

Thương hiệu điêu khắc Non Nước với hơn ba thế kỷ thổi hồn vào đá

Nằm ngay dưới chân thắng cảnh kỳ vĩ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nay là phường Hòa Hải đã tồn tại hơn ba trăm năm nay.

Nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo không ngừng, những người con làng Non Nước đã biến mỗi khối đá vô tri, vô giác trở thành từng tác phẩm nghệ thuật mang nặng giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống.

14 thg 2, 2022

Độc đáo nghề ăn “mứt” làng Nam Ô, Đà Nẵng

“Mứt” là một loại rong biển mà đất trời ban tặng cho người dân vùng Nam Ô. Nhờ vậy mà người Nam Ô có thêm một nghề mưu sinh mùa biển động- nghề ăn “mứt”.

Cuối mùa, bà Bùi Thị Xinh thường ăn "mứt" ở gành Nam Ô. Ảnh: Nguyễn Linh

Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.

Bà Nà - Trăng và sương

Đã từng có mặt ở Bà Nà nhiều lần, từ buổi tôi theo những người thợ sơn tràng khai hoang đi tìm dấu vết một Bà Nà xưa, cho đến bây giờ một Bà Nà hiện đại ửng đỏ khuyên son trên bản đồ du lịch Đà Nẵng. 

Kiệu quan lớn lên đỉnh Bà Nà năm 1924. Ảnh: Tư liệu

Mà muốn đến đỉnh núi ấy chỉ có một con đường cáp treo duy nhất, bạn không còn cách chọn lựa nào khác. Nhưng cho dù là lần nào chăng nữa, thì cái đêm trong căn nhà du mục trên đỉnh núi tràn ngập trăng và sương ấy, với tôi mãi mãi là niềm bí mật bởi những lối vô tận của non cao rừng thẳm không dễ có lần gặp lại.

28 thg 12, 2021

Vẻ đẹp Hòa Bắc

Ở Đà Nẵng, bên cạnh đèo Hải Vân hay bán đảo Sơn Trà, có một Hòa Bắc với những bãi cỏ, con suối hoang sơ thu hút mọi người tìm đến du ngoạn.

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang có cảnh quan đặc trưng là những ruộng, vườn nằm ven đôi bờ nơi dòng sông Cu Đê chảy qua.

19 thg 10, 2021

Nhớ thương ốc hút Đà Nẵng cay nồng dịp giao mùa

Chẳng phải quán xá rộng lớn, ốc hút Đà Nẵng chỉ thường bày bán ở các hàng quán vỉa hè nhưng vẫn lôi cuốn biết bao thực khách thập phương bởi hương vị thơm ngon rất riêng...

Ốc từ lâu đã là một nguyên liệu quá đỗi quen thuộc để tạo ra nhiều món ngon làm say đắm biết bao thế hệ người Việt. Món ốc có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những cách chế biến khác nhau giúp những món ốc mang hương vị đặc biệt và có cái hồn rất riêng.

Chỉ với những con ốc nhỏ nhắn thôi nhưng qua bàn tay chế biến của mỗi người, mỗi vùng miền khác nhau lại mang đến những món ăn vô cùng tuyệt vời. Nếu Hà Nội nổi tiếng với món "ốc luộc", Sài Gòn có món "ốc len xào dừa" trứ danh thì "ốc hút" cũng là niềm tự hào và trở thành biểu tượng ẩm thực của mảnh đất Đà thành. 

"Ốc hút" là một trong những niềm tự hào của ẩm thực Đà Nẵng (Ảnh: Hồng Phương).

19 thg 7, 2021

Cây cầu thần thoại giữa núi rừng Hải Vân

Cầu Đồn Cả - một trong những cây cầu đường sắt cao tuổi nhất ở việt Nam bỗng dưng “nổi tiếng muộn” trong cộng đồng ưa xê dịch thời gian gần đây.


Tôi qua lại đèo Hải Vân rất nhiều lần, bằng xe đò, xe du lịch, xe máy, tàu hỏa, những tưởng mình đã quen thuộc lắm con đèo này. Rồi có một ngày, tôi bất ngờ được một người bạn cùng quê Đà Nẵng giới thiệu điểm đến mới khám phá gần đây ở đèo Hải Vân - đèo nối liền con đường thiên lý giữa Đà Nẵng và Huế.

Đó là cầu Đồn Cả trên tuyến đường từ ga Hải Vân Nam (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) với ga Hải Vân Bắc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), là cây cầu quan trọng trong hành trình ngược xuôi vượt đèo Hải Vân của các chuyến tàu xuyên Việt cả trăm năm qua.

Đình Vân Dương: Nơi gắn kết văn hóa cộng đồng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) không chỉ là nơi liên lạc, hội họp của các cơ sở cách mạng, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương đến tận ngày nay. Với những giá trị đó, công trình này vừa được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là một trung tâm tín ngưỡng, bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương. Ảnh: XUÂN DŨNG