4 thg 8, 2021

Vắng tanh như chùa Bà Đanh

 1. Hồi xưa ấy, lúc đầu tui đọc được thông tin là chùa Bà Đanh ở Hà Nội. Số 199 đường Thụy Khuê, gần Hồ Tây. Thế rồi có dịp cùng bạn bè ngồi chơi bên bờ Hồ Tây, tui tranh thủ thả bộ qua phố Thụy Khuê để coi vắng như chùa Bà Đanh là sao.

Trái với hình dung của tui, chùa Bà Đanh đâu có vắng. Nói cho chính xác là không vắng mà cũng không đông (thử nghĩ coi, ở ngay trung tâm quận Tây Hồ mà vắng gì nổi!), không có gì nổi bật và cũng hơi khó tìm vì nằm sâu trong hẻm. Tên chùa cũng không phải Bà Đanh, mà là Châu Lâm - hoặc Phúc Châu.

Lối vào chùa Châu Lâm. Ảnh: ZingNews

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông nhỏ ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”.

Đền Phù Đổng - Nơi lưu giữ những trang vàng lịch sử chói lọi của dân tộc

Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa. Đây là quê hương của người anh hùng thần thoại mà theo truyền thuyết đã đánh tan giặc Ân thời vua Hùng thứ 6. 


Đền Phù Đổng hay đền Thánh Gióng được xây dựng tại xã Phù Đổng (làng Gióng) thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 17km về hướng Đông Bắc. Năm 2013, đền Phù Đổng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Phù Đổng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nơi đây nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Có một họa sĩ đã từng làm vua

Nhiều người biết vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là vị vua chống Pháp đã bị bắt lưu đày biệt xứ tận Algerie, nhưng rất ít người biết đến họa sĩ Tử Xuân đã từng triển lãm ba lần ở Paris, Pháp. Họa sĩ Tử Xuân chính là Hàm Nghi hoàng đế.

Bức tranh sơn dầu "Không đề" của họa sĩ Tử Xuân (vua Hàm Nghi) vẽ năm 1900

Câu chuyện thú vị và cảm động về một họa sĩ Việt từng làm vua đã được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo "Hàm Nghi - vị vua lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" do Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức ngày 3-8 tại thành phố Huế, đúng 150 năm ngày sinh của nhà vua.

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

Gà nướng chấm muối cheo Quảng Bình

Da gà giòn, thơm mùi khói, đậm vị hơn khi chấm cùng đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách có thể dễ dàng bắt gặp món gà nướng trong bất kỳ nhà hàng, quán ăn nào. Không hiểu từ khi nào, gà nướng chấm với đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha trở thành món mời khách đến với xứ hang động, làm no bụng người phương xa sau những hành trình mạo hiểm.

Gà nướng được ép dẹt, không tẩm thêm gia vị, khi ăn thơm vị khói và thịt. Ảnh: Trung Nghĩa