10 thg 5, 2021

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp

9 thg 5, 2021

Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

Có gì trong món phở dê bát đá đang “gây sốt” tại TP Hà Tĩnh

Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.

Phở dê bát đá sẽ khiến bạn ngạc nhiên từ ngoại hình đến nội dung

Phở là món ngon tinh tế và đã trở thành một nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Phở được làm từ nhiều loại thịt như gà, bò… Thế nhưng sự kết hợp giữa tô phở truyền thống cùng đặc sản dê núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại giúp món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt.

Không chỉ vậy, ngoài cách ăn phở truyền thống thì cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình ăn uống, phở dê lại được sáng tạo thưởng thức theo một cách độc đáo.

Việc dùng bát đá để nhúng thịt dê tươi và sợi phở không chỉ khiến bát phở dê thơm ngon mà còn nóng hổi đến những giọt nước dùng cuối cùng.

Trải nghiệm khác biệt ở Hồng Hạ

Nhiều người thích lên A Lưới, nhưng ngại đường xa, cách trở núi đèo. Ít ai biết, có một điểm đến ở A Lưới chỉ cách trung tâm thành phố chừng một giờ đồng hồ chạy xe máy, nhưng mang lại rất nhiều trải nghiệm khác biệt.

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp níu chân du khách. Ảnh: DLAL

Cũng là du lịch gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nhưng ở xã Hồng Hạ, có thể tìm thấy những điểm khác biệt từ một huyện vùng cao được nhiều người ví như “Đà Lạt ở Cố đô”.

8 thg 5, 2021

Hương lục bình đọng mãi trong tôi!

“Đời bềnh bồng xuôi con nước nhấp nhô/ Mặc ngày tháng đẩy xô theo sóng bạc/ Bởi tên em chỉ là loài hoa dại/ Hương lục bình còn đọng mãi trong tôi”. Là loài hoa nở vào mùa hè nhưng có thể vì cái sự lênh đênh, bất định của nó mà lục bình không được người ta nhắc nhiều như những chùm phượng vĩ đỏ rực hay sắc tím mộng mơ của bằng lăng. Thế nhưng, những bông hoa lục bình không còn xa lạ với nhiều người, mỗi lần bắt gặp chúng ở đâu đó, nó lại gợi nhớ cả một miền quê trong ký ức!

Sắc tím hoa lục bình

Về đâu làng gốm Phnôm Pi trăm năm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi?

Làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, H.Tri Tôn, An Giang) là nơi duy trì nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer qua từng sản phẩm cà ràng (bếp củi), cà om (nồi)…

Bà Néang Nhây (71 tuổ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề tại làng gốm Phnôm Pi. ẢNH: DUY TÂN