22 thg 2, 2021

Ngôi chùa xây trong hang đá Đồ Sơn

Chùa Hang với nhiều chứng tích liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta những năm trước Công Nguyên, thu hút khách chiêm bái đầu năm.

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

Đồng hoa cánh bướm gây 'sốt' ở Hà Tĩnh

Đồng hoa cánh bướm ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, mỗi ngày thu hút hơn 300 lượt khách đến chụp hình check-in.


Giữa tháng 2 đến nay, đồng hoa cánh bướm rộng 1 ha nằm bên tỉnh lộ 16, đoạn xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà bắt đầu nở rộ, sắc hồng pha trắng rực rỡ cả một vùng.

Đồng hoa được anh Nguyễn Văn Lý (30 tuổi, trú thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) thuê đất của người dân địa phương, sau đó cải tạo, mua giống về trồng hồi tháng 11/2020. Từ mùng 1 Tết Tân Sửu đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 lượt khách đến đồng hoa tham quan, có hôm cao điểm là 400. "Sắp tới nếu có kinh phí tôi sẽ mở rộng thêm diện tích, trồng nhiều loài hoa khác để phục vụ du khách", anh Lý nói.

21 thg 2, 2021

Phú Quốc – thành phố của những giấc mơ

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có một hòn đảo nằm ngoài khơi được nâng cấp thành đơn vị hành chính cấp thành phố với đầy đủ cơ sở pháp lí, diện mạo, tầm vóc và vị thế của nó. Việc đưa Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên của cả nước không chỉ là bước ngoặt lớn tạo tiền đề sớm đưa hòn đảo được mệnh danh là “đảo ngọc” này trở thành một trung tâm kinh tế, du lịch và dịch vụ hàng đầu khu vực và thế giới mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế biển kết hợp đảm bảo an ninh-quốc phòng ở các vùng biển đảo.

Từ thiên đường trên biển...

Từ trên máy bay, qua ô cửa nhỏ, Phú Quốc hiện ra trông như một cánh buồm xanh căng gió giữa biển khơi. Thậm chí vị khách ngồi cạnh tôi, một người đàn ông đứng tuổi có dáng vẻ từng trải còn so sánh khá thú vị rằng đảo Phú Quốc có hình dáng trông như lục địa Nam Mỹ thu nhỏ. Câu chuyện về hòn đảo ngọc từ đó trở nên rôm rả cho đến khi máy bay đáp xuống phi trường Phú Quốc, một phi trường quốc tế nhỏ xinh ngập tràn ánh nắng và lồng lộng gió đại dương.

Nộm gà tía tô - món ngon ngày Tết của người Dao Tiền

Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng; cũng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật chuẩn bị những món ăn ngon đậm đà hương vị dân tộc đón Tết cổ truyền. Một trong số đó là món nộm gà tía tô.

Theo lời các cụ ông, cụ bà, nộm gà tía tô là một trong những món ăn đặc biệt, phải có trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền. Bởi trong ngày Tết, dù đã có nhiều món ăn từ thịt, cá, món nào cũng hấp dẫn, nhưng các món này ăn nhiều lại gây ngán bởi có nhiều mỡ. Do vậy trong mâm cơm ngày Tết, chị em phụ nữ người Dao lại truyền cho nhau bí quyết chế biến món nộm gà tía tô có độ dai giòn, ngọt dịu của thịt, cùng với vị thơm thơm của lá tía tô ai cũng yêu thích.

Ông Lý Văn Chin ở bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: "Món nộm gà thì ko dùng gà già, chỉ lấy con từ 1kg trở lại thôi để làm nộm. Còn người Dao ở đâu phải có tía tô ở đó. Món ăn này khi có khách quý, anh em ruột thịt đến chơi nhà là phải có”.

Cá bỗng – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên

Cá bỗng là loại cá quý, đặc sản của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên (Yên Bái). Những món ăn từ loài cá này là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Lục Yên là mảnh đất mang nhiều màu sắc văn hóa của các dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao... Đây cũng là nơi có những dãy núi đá vôi trùng điệp, những ngọn đồi muôn hình vạn trạng và các thung lũng mênh mông, là nơi để du khách thỏa sức khám phá những nét đẹp của tạo hóa. Không chỉ vậy, Lục Yên còn đẹp bởi nét cổ kính của di tích đền Đại Cại, khu khảo cổ học Hắc Y, danh thắng động chùa Hương Thảo, động Cảm Dương… Ngoài cảnh sắc, Lục Yên còn có nét văn hóa ẩm thực độc đáo, đặc sắc của các dân tộc. Một trong số đó là nuôi và chế biến loài cá bỗng vào dịp lễ Tết của đồng bào dân tộc Tày.

Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa

Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn có một sản vật độc đáo - gà sáu cựa.

Cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km về phía đông, con đường đèo uốn lượn trong sương sẽ đưa du khách đến Mẫu Sơn, vùng đất nhiều sản vật nổi tiếng như: chè sơn tuyết, đào tiên, ếch hương, rượu men lá... và đặc biệt là gà sáu cựa - loại gà có cặp chân khá đặc biệt với 6 ngón móng vàng óng, dài và có vuốt nhọn.

Không biết giống gà này có từ bao giờ. Gà sáu cựa trưởng thành nặng từ 2-2,5 kg, thường có lông màu vàng nâu lốm đốm tương tự như giống gà ri, đẻ từ 10-15 trứng rồi ấp nở tự nhiên.

Người dân địa phương gọi là gà sáu cựa vì tính mỗi chân 6 ngón móng có màu vàng óng, dài và có vuốt nhọn trông lạ mắt.