28 thg 1, 2021

Hiện vật quý ở Bảo tàng Đồng Nai

Bảo tàng Đồng Nai hiện đang lưu giữ trên 21 ngàn hiện vật. Trong số này có những hiện vật quý có tuổi đời thuộc dạng cổ, xưa, độc bản.

Tượng tê tê (hay con gọi là con trút) bằng đồng, kích thước: cao 7,5cm, rộng 9,5cm, dài 37,3cm với trọng lượng 2,65kg đang được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. ảnh: V.Truyên

20 thg 1, 2021

Dấu chân Đội Cung trên đất Rạng - Lường

Đã 80 năm trôi qua (13/1/1941 - 13/1/2021), ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Đô Lương do Đội Cung lãnh đạo vẫn còn vẹn nguyên. Trên vùng đất Thanh Chương và Đô Lương, nhiều dấu tích xưa nơi Đội Cung từng đóng quân và tập hợp binh sỹ vẫn còn đó như gợi nhớ về một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. 

Đội Cung tên thật là Nguyễn Văn Cung. Năm 1926, ông bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1930-1931, để đàn áp cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đang lan tràn khắp nơi, đơn vị Đội Cung được điều từ Thanh Hóa về đóng ở đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn. Ảnh: Ngọc Phương 

Đội Cung - người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương

Cuộc khởi nghĩa Đô Lương diễn ra vào ngày 13/1/1941 do Đội Cung lãnh đạo cùng anh em binh lính đồn Chợ Rạng, Thanh Chương đã tiến về chiếm đồn Đô Lương, giết tên Đồn trưởng rồi cùng 25 lính tiến về trong đêm với mục đích chiếm trại Giám Vinh Thành Nghệ An sau đó phát triển ra nơi khác.

Đội Cung tên thật là Nguyễn Văn Cung. Năm 1926, Nguyễn Văn Cung bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1930-1931, để đàn áp cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đang lan tràn khắp nơi, đơn vị Nguyễn Văn Cung được điều từ Thanh Hóa về đóng ở đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn.

Sau phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Đội Cung được điều về đóng ở Vinh để bảo vệ nội thành của thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến Nam triều. Đội Cung sống cương trực, chân thành, hay bênh vực đồng đội và những người gặp khó khăn, hoạn nạn nên rất được anh em kính nể.

Làm thân phận một người lính bắt buộc, ăn cơm, mặc quần áo do thực dân Pháp cung cấp, hàng ngày phải đi đàn áp phong trào cách mạng ở các địa phương, Nguyễn Văn Cung đau lòng, phẫn uất trước cảnh những người dân bị chết vô tội chỉ vì họ đứng lên chống lại chế độ hà khắc của thực dân phong kiến, để bảo vệ quyền sống chính đáng của con người. Thế mà họ bị khép vào tội phản loạn. Chính sách "binh vận" của Đảng ta từ cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã lôi kéo binh sĩ tham gia phản chiến, bỏ trốn và cao hơn nữa là về với nhân dân, đứng vào hàng ngũ cách mạng. Ông Măng Dan, lính lê dương đã trở thành người nội ứng cho Đảng Cộng sản trong nhà tù Vinh, là một tấm gương để cho Nguyễn Văn Cung suy nghĩ.

Vãn cảnh chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP Mỹ Tho là một trong những cổ tự tiêu biểu nhất của thế kỷ XIX ở Tiền Giang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Du lịch Tiền Giang, dường như ai cũng muốn hành hương đến ngôi chùa trên 200 năm tuổi để chiêm ngưỡng kiến trúc xưa cũng như ngắm những pho tượng quý… và cầu nguyện sự yên lành, hạnh phúc cho mình cùng những người thân. Chùa nằm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho nên đường đi rất thuận tiện. Từ ngã ba Trung Lương du khách đi vào TP. Mỹ Tho đi thẳng trên đường Ấp Bắc khoảng 4km, qua cầu Nguyễn Trải 30m nhìn trái là tới.

Tương truyền, khoảng đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong số những người dân đó, có ni cô mộ đạo, có tài lương y đã đến xóm Dầu lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Phạm Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí-Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Phạm Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ước muốn bảo tồn và phát triển dòng Lâm Tế Chánh Tông. Từ năm 1803 đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính xưa.

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long – Điểm du xuân thú vị

Làng mai Phước Định được mệnh danh là “thủ phủ” của mai vàng miền Tây Nam Bộ, bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ. Nếu muốn khám phá hương sắc mùa Xuân phương nam, hẳn đây sẽ là điểm du Xuân lý tưởng. Du lịch Vĩnh Long, ghé thăm làng mai bạn sẽ được tha hồ ngắm những “kiệt tác” mai, những thế mai đẹp, lạ, những bông mai đang hé nụ, khoe sắc trong nắng xuân. 

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long 

Làng nghề mai vàng Phước Định ở ấp Phước Định 1 và Phước Định 2, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có khoảng 160 hộ dân trồng mai, với khoảng 800 gốc mai cổ thụ trên 100 tuổi, 19.200 gốc từ 50 đến 100 năm tuổi và hơn 30.000 gốc mai tiểu trên 30 năm tuổi, số mai nhỏ hơn thì nhiều vô số.

Vườn Dâu Thiên Ân – Ngã Bảy – Hậu Giang

Vườn dâu Thiên Ân tọa lạc tại phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang rộng 5 ha với hàng ngàn gốc dâu sum suê trĩu quả là điểm du lịch sinh thái thú vị được nhiều du khách tìm đến. 

Lối vào vườn mát rượi, dâu treo lủng lẳng trên đầu. 

Qua cầu Phụng Hiệp, rẽ trái khoảng 200m là đến nơi. Bước vào vườn hai bên đường là những cây dâu cao lớn rợp bóng mát, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi hàng trăm cây dâu được phủ vàng bởi những chùm quả lúc lỉu, mọc kín từ gốc lên đến ngọn. Đến mùa thu hoạch, trái dâu trĩu xuống như chạm vào người du khách.