2 thg 12, 2020

Tượng gỗ Tây Nguyên

Tây Nguyên – Vùng đất giàu truyền thống văn hóa dân gian, ở đó có không gian văn hóa Cồng chiêng, có một trường ca sử thi, có hàng nghìn lễ hội hội truyền thống đặc sắc mà còn có một kho tàng tượng gỗ vẫn âm thầm hiện hữu trong đời sống đồng bào hàng nghìn đời nay. Đến Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thường tìn đến nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, vì ở đó, có cồng chiêng, có sử thi và có cả tiến trình phát triển và đời sống tâm linh đặc sắc và phong phú của nhân dân các tộc người sinh sống trên vùng đất đỏ Bazan. 
Chủ trương “Bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, du lịch” cũng được các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum triển khai đồng bộ. Tượng gỗ nhà mồ Tây Nguyên không chỉ còn nằm im lìm trong những nhà mồ linh thiêng mà đã xuất hiện tại các bảo tàng, các địa điểm công cộng, các khu du lịch cộng đồng.

Người Ba Na có câu “Tháng nghỉ làm nhà mồ”. Tháng nghỉ đó là mùa hội, mùa vui, mùa “uống tháng, ăn năm, trâu đâm, lợn mổ”. Sau 30 năm dọc ngang Tây Nguyên tôi nhận thấy rằng, không chỉ người Ba Na mà còn là người Gia Rai, Ê Đê, Cơ Tu… và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên làm tượng nhà mồ để tổ chức lể bỏ mả hay lễ bỏ ma. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà lễ bỏ mả lại là lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và mang tính cộng đồng nhất của người vùng Tây Nguyên. Chính tượng nhà mồ - những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo được ra đời vào những lễ hội thường niên này.

Mùa vàng bên dòng Quây Sơn

Dòng Quây Sơn ở huyện miền biên viễn Trùng Khánh (Cao Bằng) đẹp như một bức tranh thủy mặc vào mùa lúa chín.

Sông Quây Sơn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ những ngọn núi dọc chiều dài biên giới Việt - Trung, hợp lưu của 2 nhánh sông nhỏ từ xã Phong Nặm và xã Ngọc Côn, tạo nên dòng chính Quây Sơn kỳ vĩ tại xã Đình Phong (Trùng Khánh). Sông chảy xuôi qua xã Chí Viễn đến xóm Co Muông, xã Đàm Thủy rồi đổ dòng tạo nên ngọn thác Bản Giốc chứa đầy màu huyền thoại.

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam tại xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối từ cuối tháng 9. Mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

26 thg 11, 2020

Nhộn nhịp mùa "vàng" trên rẻo cao Tả Lèn

Trong tiết trời thu tháng 8 âm lịch, khắp các triền núi, những thửa ruộng bậc thang phủ kín sắc vàng, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch. 

Cánh đồng Tả Lèng nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 5km, có diện tích rộng hàng trăm ha và nơi đây từng là vựa cây thuốc phiện ở Tây Bắc

Những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở TP HCM

Làm phi công, du ngoạn trên sông, tour Biệt động thành hay ngắm thành phố từ Landmark 81 SkyView là những trải nghiệm khác biệt của thành phố phía Nam.

Từ tháng 11, khách du lịch khi đến TP HCM có thể trải nghiệm dịch vụ lái máy bay từ buồng lái giả định. Với mức phí khoảng 4,3 triệu đồng, khách sẽ được "điều khiển" máy bay Airbus A320 qua các địa hình trong điều kiện thời tiết khác nhau, cảm giác thật hứa hẹn đến 96%. Ảnh: Phi Nhất

25 thg 11, 2020

Rối nước 300 năm ở làng Đào Thục

Múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) có từ 300 năm nay. Ông tổ của nghề là cụ Nguyễn Đăng Vinh (tự Phúc Khiêm - Đào tướng công) đỗ tiến sĩ và làm quan Tổng nội giám. 

Nghệ nhân Ngô Minh Phong tận tâm truyền nghề cho thế hệ trẻ nhất của làng rối nước Đào Thục

Nơi du hành về Đà Lạt thời quá khứ

Bảo tàng Lâm Đồng lưu giữ trên 15.000 hiện vật, tái hiện sinh động thiên nhiên, lịch sử và con người ở thành phố ngàn hoa.

Bảo tàng Lâm Đồng tọa lạc tại khu đồi “Biệt thự mùa đông” (phường 10, TP. Đà Lạt) rộng 3ha, trong khuôn viên dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu. Nơi đây đang lưu giữ hơn 15.000 hiện vật về thiên nhiên, khảo cổ học, con người và lịch sử phát triển của địa phương.

Để hình dung về thành phố ngàn hoa hơn 100 năm trước, du khách hãy đến gian trưng bày "Đà Lạt xưa và nay". Các hình nộm mô phỏng một số hoạt động đời thường của cư dân địa phương, trong thời gian người Pháp đang quy hoạch Đà Lạt thành đô thị từ những năm 1890. Điểm nhấn khu này là cỗ xe ngựa được sưu tầm và phục dựng theo mẫu phương tiện giao thông phổ biến hồi đó.

Các hình nhân với trang phục khác nhau đại diện cho tầng lớp bình dân từ mọi miền di cư vào sinh sống ở TP. Đà Lạt vào thế kỷ trước, sống bằng nhiều nghề như bán hàng chợ, đánh xe, trồng và bán hoa màu... Phía ngoài cùng bên phải là đồng phục nữ sinh với áo len mặc ngoài bộ áo dài, đến giờ vẫn được nhiều trường học ở Đà Lạt duy trì.

Đà Lạt được biết đến là điểm nghỉ dưỡng, định cư của nhiều người Pháp và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Đa số những hiện vật trưng bày trong không gian "Đà Lạt xưa và nay" đều có xuất xứ phương Tây hoặc có thiết kế tinh xảo, chức năng hiện đại, thường được dùng trong các gia đình giàu có.

Cơi đựng trầu, kim chỉ bằng gỗ khảm trai và ống đựng vôi bằng đồng là vật dụng của tầng lớp quý tộc thời Nguyễn, được sử dụng ở Đà Lạt đến những năm 1950. Ảnh: @koganei_kr

Tủ thờ của một gia đình quý tộc người Việt tại Đà Lạt trong những năm 1930 - 1950 được bảo tàng sưu tầm, phần nào phản ánh bối cảnh sống giao thoa giữa truyền thống và hiện đại ở Đà Lạt thế kỷ trước.

Du khách Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (TP HCM) cho biết con gái chị rất thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa, và hai mẹ con đã tham quan các bảo tàng ở thành phố ngàn hoa. "Để tìm hiểu về quá khứ của Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng là nơi tái hiện rõ nét nhất", chị Ánh Nguyệt nhận xét.

Bên cạnh hiện vật, bảo tàng cũng trưng bày nhiều ảnh chụp các địa điểm xưa cũ còn tồn tại ở địa phương như quảng trường Hòa Bình, chợ Đà Lạt, ga xe lửa, đồi chè Cầu Đất hay những con đường, tư dinh rải rác trong thành phố.

Đi hết bảo tàng, du khách cũng có thể tham quan những hiện vật và hình ảnh đặc thù của Đà Lạt trong những năm kháng chiến và đổi mới, cho đến ngày nay. Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa các ngày trong tuần vào 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30. Phí tham quan 22.000 đồng/ người.

Tâm Linh