9 thg 10, 2020

Món canh thụt nấm mối của người M’nông

Nhắc đến canh thụt của người M’nông, nhiều du khách mới chỉ biết tới các nguyên liệu lá bép, đọt mây, cà đắng. Tuy nhiên, người M’nông còn có nhiều nguyên liệu bản địa phối hợp với nhau để nấu món canh thụt vô cùng đặc sắc. Một trong số đó là canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê. 

Canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê là món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực người M’nông. Các nguyên liệu này cũng bắt nguồn từ tập quán tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên dùng nấu ăn trên nương rẫy của người M’nông. 

Nấm mối, cà đắng, cá trê nướng là nguyên liệu để nấu canh thụt 

Ngày xưa khi đi làm rẫy, người M’nông thường mang theo các dụng cụ bắt cá, bẫy lươn đặt dưới ao, sông, suối. Vào bữa cơm trưa, họ lấy cá, tôm tép hay lươn bắt được để nấu ăn. Nếu có cá trê hoặc lươn, người M’nông hái thêm nấm mối và cà đắng trên đồi nấu món canh thụt độc đáo. 

Hoan Châu - Tiền đồn của Đại Việt

Dưới thời Lý - Trần, Hoan Châu/Nghệ An, từ một miền biên viễn xa xôi, đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi đất nước. Giai đoạn này (khoảng 400 năm) cũng đánh dấu những phát triển hưng thịnh về kinh tế, văn hóa của Nghệ An lúc bấy giờ. 

ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI

Thời Lý (1009- 1225), Lý Thái Tổ chia nước thành 24 lộ, phủ, huyện và cuối cùng là hương, giáp. Nghệ An, Thanh Hóa gọi là Trại. Năm Canh Tuất 1010, Hoan Châu và Diễn Châu được xưng là lộ. Năm 1025, Lý Thái Tổ lập trại Đinh Phiên gồm đất từ Nam giới đến Hoành Sơn. Theo một số tư liệu, năm Canh Ngọ (1030), Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Năm Tân Tỵ (1101), Lý Nhân Tông lại nâng châu Nghệ An thành phủ Nghệ An. Lúc này Diễn Châu vẫn là một đơn vị hành chính độc lập với Nghệ An. 

Xứ Nghệ với các cuộc kháng chiến chống giặc Minh

Xứ Nghệ vinh dự đã là “kinh đô kháng chiến” của nhà Hậu Trần, là “đất đứng chân” của nghĩa quân Lam Sơn và đóng góp rất nhiều cho các cuộc kháng chiến, cho chiến thắng của dân tộc trước âm mưu xóa tên Đại Việt của giặc nhà Minh (Trung Quốc). 

Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất Vua Trần, tự xưng hoàng đế, lập ra nhà Hồ. Mặc dù có nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhưng vì huy động quá nhiều tiền của, công sức của dân chúng và ngân khố quốc gia cho việc xây dựng quân đội, thành lũy nên trăm họ oán thán, không phục, không theo. 

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397. Ảnh tư liệu 

8 thg 10, 2020

Hái trăng trên đồi cát

Những cô gái Chăm bước đi dập dìu "hái trăng" trên đồi cát Nam Cương tạo nên cảm hứng cho những bức ảnh nghệ thuật độc đáo.


Bộ ảnh “Hái trăng trên đồi cát” do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) thực hiện trong một chuyến tác nghiệp gần đây tại Ninh Thuận.

Rạng đông là thời điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồi cát với những mảng màu cam, đỏ, vàng trên bầu trời tương phản với sắc tối của các sóng cát nhấp nhô.

Vẻ đẹp độc, lạ của ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng, đền Cả ở xã Hoa Thành (Yên Thành) còn là một công trình kiến trúc cổ độc đáo trên quê lúa. 

Tương truyền, đền Cả được khởi dựng từ đời Lý, trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Đền Cả có nhiều hạng mục như tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, bái đường, thượng điện. Trong đó nghi môn là công trình độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư 

Nghệ An trong thời kỳ nhà Nguyễn

Lịch sử Nghệ An thời Nguyễn (1802 – 1945) vẫn chủ yếu là hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nhà yêu nước qua các thế hệ. Trên con đường đó, người Nghệ An đã xác quyết những giá trị mới, tính chất mới và kiến tạo được nhiều thành tựu mới để phù hợp với thời đại, với nhu cầu và khát vọng tự do, độc lập của dân tộc. 

Duyên cách và địa danh

Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh đô (TP Huế ngày nay). Lúc này, Nghệ An vẫn gọi là trấn, gồm " 9 phủ, là Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma; …" (Đại Việt địa dư toàn biên). 

Đến đời Minh Mạng, năm 1831, cả nước chia thành 30 tỉnh; tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1853, Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh (gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) làm đạo Hà Tĩnh do quản đạo đứng đầu lệ thuộc tỉnh Nghệ An. Năm 1864, Tự Đức lại cho đạo Hà Tĩnh tách dưới quyền Tổng đốc An Tĩnh. Năm 1875, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập lại tỉnh Hà Tĩnh. 

Sau khi đàn áp được khởi nghĩa Vũ Quang (1896), Nghệ An còn 5 phủ và 6 huyện. Năm 1899, người Pháp lập đại lý hành chính ở Cửa Rào, cũng năm này thành lập thị xã Vinh. Năm 1914 thành lập thị xã Bến Thủy, năm 1917 thành lập thêm thị xã Trường Thi. Năm 1927, gộp 3 thị xã thành thành phố Vinh - Bến Thủy.