16 thg 8, 2020

Thú vị với món đọt mây nướng của người M'nông

Người M’nông có nhiều món ăn gắn với đọt mây, nhưng giữ được vị nguyên thủy của nguyên liệu phải kể đến món đọt mây nướng. Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại mang hương vị độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Người M’nông lấy đọt mây bằng cách chặt lấy phần ngọn của cây mây, đoạn dài khoảng 50 cm đến 1m. Đọt mây được róc bỏ phần gai sắc nhọn bên ngoài vỏ trước khi đem nướng. Người có kinh nghiệm thường chọn những đọt mây mập mạp nhất khi nướng sẽ ngon hơn. 

Những đoạn đọt mây đã róc bỏ gai trước khi nướng 

Chiêm ngưỡng cổng Tam quan có một không hai ở Hà Tĩnh

Hoàn thành sau gần 2 năm thi công, cổng Tam quan của chùa Thanh Lương ở thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến nhiều người ấn tượng bởi kiến trúc đẹp, sự đồ sộ, bề thế.

Chùa Thanh Lương thuộc thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), là ngôi cổ tự có từ thời Lý, do Hoàng tử thứ 8 của Đức vua Lý Thái Tổ tên là Lý Nhật Quang dựng lập khi vào trấn giữ Hoan Châu. Từ năm 2012, chùa được xây dựng, trùng tu lại. Cổng Tam quan nằm trong hạng mục được xây dựng lại. Cổng được dựng vào tháng 1/2018, hoàn thành vào tháng 12/2019, có chiều dài 16m, chiều rộng 18m.

Triều Âm Tự

Triều Âm Tự (tên dân gian là chùa Trà Bông, chùa Ông Chín Hứa) là ngôi chùa theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Chùa được ông Đặng Văn Ngoạn (tục gọi ông Đạo Ngoạn) sáng lập tại thôn Nhị Mỹ, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp). Đây là một trong những nơi hiếm hoi còn lưu giữ được lọn tóc của Phật Thầy Tây An. 

Ngôi thờ Chùa Ông Chín với lối kiến trúc như một ngôi nhà cổ Nam bộ. Ảnh: THANH THUẬN 

Ngắm cầu đá cổ in bóng bàu Rằn nơi huyện lúa

Gần 80 năm đã trôi qua, cây cầu đá ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vẫn vững chãi nối đôi bờ bàu Rằn như một chứng tích đặc biệt của làng quê. 

Cầu đá Hậu Thành hay còn gọi là cầu Thượng bắc qua bàu Rằn được người dân địa phương xây dựng vào năm 1943. Theo các cụ cao tuổi trong vùng, ngày đó làm được cây cầu này là một kỳ tích, nỗ lực của làng. Ảnh: Huy Thư 

15 thg 8, 2020

Ngon ngọt với rau dớn rừng

Mùa mưa, rau dớn rất xanh non nên đồng bào các dân tộc ở Đắk Nông thường đi hái về chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với đặc điểm mọc ở vùng núi cao, dớn từ lâu đã là loại rau ưa thích của người M’nông, Mạ hay Ê đê.

Cây rau dớn có cành dài, lá nhỏ xòe rộng. Cây mọc ven khe sông, suối, xen lẫn với các loại cây cỏ khác trong rừng. Có nơi, cây mọc thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Khi đi rừng, nếu bị thương, người dân thường tìm lá rau dớn non, nhai nát đắp lên vết thương để cầm máu. Phần lá già và cành, người dân thường đem băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Rau dớn non tơ ở nửa đầu mùa mưa nên dịp tháng 7, tháng 8, người dân hay đi hái loại rau này. Để chế biến món ăn từ cây dớn, bà con chỉ ngắt lá non và đọt non, cong cong như cái vòi voi, dài hơn gang tay. Lá non và đọt dớn có vị hơi chát, nhơn nhớt nhưng nấu chín lại giòn sựt, nhai kĩ thấy bùi bùi, ngọt miệng. 

Đọt rau dớn xanh non có nhiều vào đầu mùa mưa. 

Những “báu vật” về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều

Đây là những hiện vật đặc sắc nhất nằm trong bộ sưu tập hiện vật, tài liệu quý liên quan đến cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều được Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) dày công sưu tầm trong nhiều năm qua.

Nổi bật trong bộ sưu tập được Ban quản lý (BQL) Khu di tích Nguyễn Du sưu tầm qua các thời kỳ là những hiện vật được sưu tầm vào những năm 1960. Trong ảnh (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) là: nghiên mài mực bằng gỗ, móc áo bằng gạc nai, bộ bình rượu bằng sứ là những đồ vật cụ Nguyễn Du thường dùng hằng ngày; hương án bằng gỗ khảm sứ trên bàn thờ Đại thi hào sau khi ông qua đời năm 1820.