21 thg 10, 2019

Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bạc được đính nhiều nhất trên áo phụ nữ Dao đỏ 

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí trang phục. Trong đó, phải kể đến những trang sức bạc quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Không chỉ thể hiện nếp sống sinh hoạt thường ngày, bộ trang phục truyền thống còn thể hiện đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Một bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ bao gồm: áo dài, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu, dây lưng... 

Độc đáo nghề đúc nồi ở Cải Viên

Từ nhiều năm nay, người dân xóm Tà Pjẩu, xã Cải Viên (Hà Quảng) duy trì nghề truyền thống độc đáo đó là đúc nồi nhôm thủ công. Từ đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ ở Tà Pjẩu đã tận dụng phế liệu nhôm, đúc thành những chiếc nồi với nhiều kích cỡ khác nhau làm đồ dùng phục vụ gia đình. 

Ông Doòng tạo hình cho chiếc nồi nhôm. 

Ông Lương Văn Doòng năm nay đã gần 70 tuổi, là một trong những thợ đúc nồi ở xóm Tà Pjẩu cho biết: Từ nhỏ tôi đã phụ việc cho bố làm nồi nên biết làm nghề này khá sớm. Học làm nồi không khó nhưng phải thực sự đam mê, còn nếu chỉ nhìn cho biết cách làm thì không thể làm được chiếc nồi hoàn chỉnh. Với người học nhanh thì từ 1 - 2 năm mới có thể làm được. Làm nghề này không như các nghề thủ công truyền thống khác, mọi dụng cụ làm đều thô sơ, không có khuôn mẫu sẵn mà chiếc nồi đẹp hay xấu, tròn, méo và có bền hay không đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự khéo léo của mỗi người. Do làm đẹp và dùng được lâu nên nồi do tôi làm ra đến đâu bán hết đến đó. Bây giờ, có người đặt thì tôi mới làm và chỉ làm vào mùa đông (vì mùa hè nóng), nếu ai muốn học nghề thì tôi luôn sẵn sàng giúp.

Kiến trúc nhà ở của người Mông

Với đặc điểm chủ yếu ở những nơi khó khăn, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, do đó, kiến trúc nhà ở của người dân tộc Mông cũng có những nét độc đáo riêng.

Người Mông xã Đức Xuân (Hòa An) dựng nhà ở ven chân núi có độ dốc cao. 

Người Mông ở Cao Bằng thường cư trú thành xóm, bản trong những thung lũng hoặc ven chân núi có độ dốc cao. Ông Hoàng Văn Dí, dân tộc Mông, xã Đức Xuân (Hòa An) cho biết: Người Mông thường dựng nhà vào mùa xuân. Ăn Tết Nguyên đán xong, dựng nhà để chuẩn bị một vụ mùa mới. Chọn ngày để làm nhà thường là vào ngày chẵn do quan niệm ngày chẵn là ngày đem lại may mắn. Thông thường bà con làm nhà 3 gian, 12 cột hoặc nhiều hơn do điều kiện của từng gia đình và địa thế của nơi ở đó.

Mùa lá đổ ở bàu Cá Cái

Một bức tranh đẹp như cổ tích ở bàu Cá Cái (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khi hàng triệu cây cóc trắng trở mình thay lá. Vẻ đẹp mùa thu như ở các nước ôn đới đang hiện ra tại Quảng Ngãi.

Một góc rừng bàu Cá Cái mùa thay lá với tông màu trắng pha xanh lạ lẫm - Ảnh: DUY SINH

Nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ Bùi Thanh Trung (TP Quảng Ngãi) quả quyết với chúng tôi rằng vào tiết trời thu, hiếm có nơi nào ở dải đất hình chữ S này mang vẻ đẹp mê mẩn như bàu Cá Cái.

Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm

Chào ông chủ phở Tàu Bay, cho một tô xe lửa như cũ nhé. Như cũ của vị khách là tái vè. Ông chủ tên Khang nở nụ cười, chẳng cần nói vì đã quá quen mặt và cả gu của khách.

Tô tàu thủy của phở Tàu Bay đầy bánh và thịt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tô tái vè được bưng ra. Trên bàn đã có sẵn chanh, ớt, tiêu, nước mắm cùng một dĩa rau thơm to đùng, hai chai tương, một đỏ, một đen. Không thấy bóng dáng của giá sống.

Từ bàn bên, tôi nhìn sang: Ông Khang đấy à! Một nụ cười nhoẻn lên trên khuôn mặt nhuốm màu thời gian, mái tóc bạc trắng, vui vẻ đáp lại bằng câu nửa tây nửa ta: Khang là me! Me tiếng Anh nghĩa là tôi!

19 thg 10, 2019

Đi tìm dấu tích tù trưởng Ama Thuột

Nước ta có 2 thành phố hiếm hoi mang tên người, đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng trong khi Danh nhân Văn hóa Thế giới Hồ Chí Minh đã quá rõ ràng cho việc cắt nghĩa nguồn gốc của địa danh thì với địa danh mang tên Ama Thuột, việc cắt nghĩa nguồn gốc không phải dễ dàng. 

Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Ama Thuột là một tù trưởng nổi tiếng của người Êđê xưa, còn ông là người thế nào, công trạng của ông, cũng như gia thế, dòng họ ra sao… thì không có câu trả lời nào cụ thể và chính xác. Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm - người đã có hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Tây Nguyên nói: “Tôi cho rằng Ama Thuột là có thật - một tù trưởng nói theo kiểu của người Êđê là dũng mãnh, và không chỉ dũng mãnh mà còn là người biết thương dân, biết nhìn xa trông rộng vì buôn làng vì quê hương. Một tù trưởng có ảnh hưởng trong khắp vùng.”. 


Buôn làng Êđê xưa. Ảnh tư liệu 

Nhớ hơ mon…

Là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, sử thi góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Bây giờ, tuy không còn phổ biến như cồng chiêng, xoang hay các nhạc cụ truyền thống, song sử thi (tiếng Ba Na là hơ mon) vẫn được gìn giữ, tiếp nối niềm tự hào của thế hệ đi trước. Với hơ mon, gần cả cuộc đời, già A Lưu ở làng Kon Klor (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn nhớ...

Đã lâu mới trở lại. Con đường nhỏ từ ngã ba trên trục đường chính của xã Đăk Rơ Wa rẽ vào nhà già A Lưu ngày trước lởm chởm sỏi đá, giờ đã được bê tông hóa phẳng lì. Chỉ có căn nhà nhỏ của gia đình ông ở chỗ thưa dân này thì vẫn vậy, có chăng là ngả màu cũ hơn. Vừa qua một trận ốm, già A Lưu chưa hết mệt mỏi. Mới đây, có đoàn quay phim của VTV về Kon K’tu mời già hát kể hơ mon nhưng đành phải từ chối.

Ông bảo “tiếc quá”, nhưng “lực bất tòng tâm”. Đã ngoài 80 rồi còn gì. Những cơn ho tức ngực, đau xương nhức cốt, run tay run chân… Lâu không hát kể, thấy nhớ hơ mon làm sao! Nghe hỏi về sử thi, mắt già sáng lên, cười móm mém. Bao nhiêu chất chứa trong lòng được dịp giãi bày.

Thưởng thức món thịt khô gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Người Thái, Dao, Mông, Tày,… trên địa bàn tỉnh cùng có món thịt khô gác bếp (thịt khô) rất độc đáo bắt nguồn từ xa xưa. 

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. 

Đồng bào Dao ở xã Nâm N'Đir (Krông Nô) treo từng miếng thịt lợn để hun khói 

Khi chưa có cách bảo quản thịt như ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng cách hun khói (xông khói). Các loại thịt thường dùng là thịt lợn, bò, trâu, nai… Sự khác biệt trong món thịt khô của các dân tộc thường ở công đoạn tẩm ướp.

Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén

Nằm trong hệ thống Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình) nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. 

Băng tuyết trên đỉnh Phja Oắc. 

Đi từ thành phố Cao Bằng theo quốc lộ 34 hay từ quốc lộ rẽ qua đèo Côlêa, du khách sẽ đến Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Vườn được thành lập ngày 11/1/2018 với tổng diện tích tự nhiên 10.593,3 ha, trong đó có trên 8.100 ha rừng thuộc địa bàn các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình).

Nhà sàn đá của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, những ngôi nhà sàn đá thể hiện phong tục tập quán gắn với điều kiện sống, lao động, sản xuất của người Tày.

Nhà sàn đá của người Tày ở Bản Thuộc, xã Đồng Loan (Hạ Lang). 

Người Tày sống tập trung thành từng làng, bản có từ vài hộ dân đến mấy chục hộ. Làng được dựng trên các gò đồi tương đối bằng phẳng. Nhiều điểm dân cư, nhà không xếp theo hàng lối mà dựa vào thế cao thấp khác nhau. Các nhà sàn thường được vận dụng các địa hình là bằng phẳng hoặc sườn đồi thoai thoải. Nhưng dù lựa chọn địa hình nào thì nhà luôn dựa vào đồi núi và hướng ra sông, suối... Đối với những hộ dân dựa vào sườn đồi sẽ tận dụng nửa phần nền đất làm giá đỡ khung nhà và đỡ tốn kém về kinh phí, vật liệu. Do điều kiện sống, sinh hoạt, nhiều nhà sàn tận dụng những vật liệu xung quanh để xây dựng, trong đó, vật liệu chủ yếu là đá, cát, gỗ...