7 thg 9, 2019

"Bảo vật" văn hóa miền biển

Đi dọc các làng chài ven biển Quảng Ngãi, người ta dễ dàng tìm thấy những lăng vạn rêu phong, cổ kính luôn nghi ngút khói hương. Ở những lăng vạn đó, dân làng chài tôn sùng, thờ cúng một vị thần luôn gắn bó với nghiệp biển. Ấy là tục thờ cúng cá Ông.

Thần hộ mệnh của ngư dân 


Đều đặn mỗi năm, cư dân thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) lại hội tụ về Lăng Vạn Nước Ngọt để tổ chức lễ hội cầu ngư, cúng thần Nam Hải cầu mong mùa đánh bắt mới mưa thuận, gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Theo các bậc cao niên ở xóm Hòa Hải, thôn Thanh Thủy, cách đây hơn 200 năm, lần đầu cá Ôngi lụy bờ vào vùng đất này. Người dân thấy vậy nên đem xác cá Ông vào chôn trong vạn. Sau 3 năm, họ lấy di cốt đựng vào quách gỗ và thờ. Đến ngày nay, tại lăng vạn vẫn còn hai bộ di cốt của ông Nam Hải và bà Nam Hải. Cũng từ ấy, tục tế cá Ông ở lăng vạn Nước ngọt hình thành.

Nghi thức hát bả trạo trong lễ cúng cá Ông khắc họa đời sống văn hóa của những vạn chài hàng trăm năm trước 

Về Cao Muôn thăm ngọn nguồn cách mạng

Mùa thu, về vùng núi Cao Muôn, xã Ba Vinh (Ba Tơ) không chỉ để hiểu thêm nơi ngọn nguồn Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Quảng Ngãi mà còn là dịp để ngắm nhìn những ngôi nhà sàn xinh xinh của đồng bào Hrê bên sườn đồi, đắm mình trong dòng thác trong xanh.

Con đường về Cao Muôn bây giờ không còn khó đi nữa. Từ ngã ba xã Ba Thành xe cứ chạy một mạch qua Làng Teng, cầu sông Liêng rồi tiếp tục theo con đường bê tông mới mở đến khu vực trụ sở xã Ba Vinh. Rồi từ đây về thôn Nước Gia, băng qua những xóm nhà là đến nơi.

Núi Cao Muôn – nơi năm 1945, Đội du kích Ba Tơ chọn làm căn cứ trước khi tiến về đồng bằng. ẢNH: TL 

4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Khung cảnh tựa miền cao nguyên thơ mộng nơi bến đò Vạn Rú

Bến đò Vạn Rú (Khánh Sơn, Nam Đàn) đặc biệt ăn ảnh vào mùa hè khi những đồi cỏ, bãi ngô cháy nắng trở nên vàng ruộm nổi bật dưới những tán xà cừ, bạch đàn. 

Bến đò Vạn Rú thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, nằm bên đê tả Lam, cách cầu đường bộ Yên Xuân khoảng 6km về phía Tây. 

Đặc sắc lễ Khàu Bủa Sa của người Thái miền Tây Nghệ An

Để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, từ sau ngày 15/7 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, các gia đình người Thái ở Nghệ An sẽ tổ chức lễ cúng, gọi là Khàu Bủa Sa, tạm dịch là Tết hoa quả. 

Theo phong tục của đồng bào người Thái ở phía Tây Nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hằng năm được coi là tháng kiêng, vì đây là thời điểm ông bà tổ tiên phải lên mường trời làm việc cho “Pọ Thén”, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ giới.

Lễ vật đa dạng
Ngày xưa, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn thì linh vật cúng tổ tiên có giá trị tượng trưng, ví như con dế được tượng trưng cho con trâu trên mâm cúng. Từ xa xưa, người Thái quan niệm con dế là linh vật mang lại sung túc cho người dân. Đến nay, dế làm vật cúng vẫn còn tồn tại trong một số dòng họ người Thái ở huyện Kỳ Sơn. 

Trên mâm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh chưng và cá nướng. Ảnh: Lữ Phú 

Rộn ràng Cửa Hội vào mùa đánh bắt cá trích

Gần 5 giờ sáng, khi chân trời phía đông bắt đầu ửng hồng, những chiếc thuyền thúng gắn máy tấp nập kéo nhau về bãi Cửa Hội với đầy ắp cá trích tươi ngon sau một đêm đánh bắt. 

Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng ở Cửa Hội, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt biển, là lúc hàng chục chiếc thuyền đánh bắt cá trích lần lượt vào bờ. Ảnh: Hồ Chiến 

Nhộn nhịp mùa đánh bắt tôm tít trên biển Diễn Kim

Bà con ngư dân Diễn Châu đang bước vào mùa đánh bắt tôm tít. Mỗi buổi sáng, cả góc biến Diễn Kim trở nên rộn ràng bởi hoạt động dỡ lưỡi, phân loại, mua bán tôm tít của người dân. 

Mùa tôm tít nằm trong khoảng tháng 3 đến tháng 10 và hoạt động đánh bắt mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8. Thuyền săn tôm tít của bà con ngư dân thường ra khơi vào lúc 2 giờ sáng và trở về trong buổi sáng. Ảnh: Lê Thắng 

Di tích đền Voi ở Quỳnh Lưu

Di tích đền Voi là công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ thời nhà Lê, được bảo tồn khá nguyên gốc các hạng mục công trình cho đến ngày nay. 

Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp. 

Phà Bến Thủy - Chứng tích lịch sử bất tử


Có ai đó đã nói rằng, nếu lấy cầu Bến Thủy 1 làm tâm, vẽ một vòng tròn với chu vi tầm 4 – 5 km, có thể đếm được hàng chục đơn vị và cá nhân anh hùng trong đó. Trong quần thể dày dặn chứng tích anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ ấy, riêng trọng điểm phà Bến Thủy vinh dự 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Đất mũi Cà Mau - nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”

Cà Mau là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Một trong những thế mạnh đó là vị trí địa lý mà nổi bật nhất là Mũi Cà Mau. Đây cũng là nơi duy nhất trong đất liền mà cùng ở một địa điểm vừa có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và mặt trời lặn ở hướng Tây.
Đất mũi - Cà Mau là phần nhô ra ở biển Đông, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc xóm Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển. Từ trung tâm thành phố chạy thẳng hơn 100 cây số là đã đến Đất Mũi. Đến nơi này, người phương xa sẽ thật sự đắm mình với vùng đất còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ, lưu dấu thời khẩn hoang. 

Đường về Đất Mũi thẳng tấp, xanh ngát một màu