13 thg 7, 2019

Lễ cúng sức khoẻ của người M’nông

Nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số M’nông sinh sống tại tỉnh Đắk Nông rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các nghi lễ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người trong cuộc sống. Lễ cúng sức khỏe là một trong những nghi lễ đặc trưng thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới. 

Nghi lễ cúng sức khỏe theo tiếng M’nông gọi là Ôp Brah Broh Srê, là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng, để cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu không bị ốm đau bệnh tật, người đang bị ốm thì nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dân làng có cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Để chuẩn bị cho lễ cúng, già làng kêu gọi con cháu thực hiện các công đoạn như khoanh vùng, dựng hàng rào, làm bàn cúng, dựng cây nêu, chuẩn bị lễ vật, giã gạo, nẩu cơm...

Bao quanh khu vực diễn ra lễ cúng là một hàng rào được làm bằng những cây có gai, cây chông. Quan niệm của người xưa cho rằng, những cây gai, cây chông này sẽ cản ruồi muỗi và những con vật gây hại đền sức khỏe con người xâm nhập vào buôn làng, để cho dân làng luôn được khỏe mạnh, bình an. Đây là một khâu chuẩn bị rất quan trọng, không thể thiếu trong lễ cúng sức khỏe.

Lễ cúng sức khỏe là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng.

Vi vu Sáo Đền

Với ý nghĩa thư khoan sức dân sau những cuộc kháng chiến, sau mỗi mùa màng cực nhọc, cuộc thi sáo diều Sáo Đền ở thôn Quý Sơn, xã Song An, huyện Vũ Thư (Thái Bình) là địa điểm hội tụ hàng nghìn diều thủ khắp mọi miền tổ quốc về thi tài.

Tục thả diều nhằm tưởng nhớ Quốc công Ðinh Lễ, vị tướng lĩnh tài ba trong khởi nghĩa Lam Sơn. Trong những năm chiến đấu, ông chỉ huy nghĩa quân đóng quân ở núi Tùng Lĩnh (Hà Tĩnh) kết hợp khai khẩn, trồng cấy ở bờ sông La Giang để tự cấp lương thực. Ðinh Lễ chỉ dẫn binh sĩ làm cánh diều cong như vành trăng khuyết, đục các bộ sáo với kích cỡ khác nhau rồi cùng binh sĩ thả diều.
Sử chép, Đền Sáo hay còn gọi là Sáo Đền thờ Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (1460 - 1496) và Tam vị quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt là người có công lớn trong việc lập nên nhà Lê. Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao là cháu ngoại Quốc công Đinh Lễ, bà là vợ vua Lê Thái Tông và là mẹ của Vua Thánh Tông, một ông vua có thể nói là anh minh sáng suốt nhất trong tất cả các vị vua của triều đại nhà Lê.

Sau khi Quốc công Đinh Lễ qua đời, con cháu ông thường cho thả sáo diều tưởng nhớ đến ngày xưa ông vẫn thường cho quân binh thả diều để quên đi mệt nhọc khi vừa đánh giặc, vừa làm ruộng. Những ngày ấy, quanh vùng, ở xa hàng chục dặm, dân vẫn trông thấy, nghe thấy hàng trăm chiếc diều sáo đại bay tít trên trời cao.

Bến sông Kon Ngo K’tu

Bến sông Kon Ngo K’tu ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chẳng biết được hình thành từ bao giờ. Theo lời kể lại của những người lớn tuổi trong làng, bến sông có từ thời rất xa xưa, từ khi làng mới bắt đầu lập lên. Điều đặc biệt là dù trải bao thăng trầm của cuộc sống và sự biến đổi của thời gian, bến sông vẫn không thay đổi gì nhiều; vẫn là nơi để đàn ông neo đậu thuyền mỗi khi đi rẫy về, là nơi sinh hoạt giặt giũ hàng ngày của chị em phụ nữ trong thôn… 

Sáng sớm tinh mơ, khi tiếng gà gáy vang lên, bà con người Ba Na ở thôn Kon Ngo K’tu lại tất bật chuẩn bị dụng cụ, thức ăn rồi cùng nhau di chuyển xuống dưới bến sông để lên thuyền vượt sông Đăk Bla chảy ngược, đến những cánh đồng mẫu lớn phía bên kia sông để canh tác, sản xuất.

Đứng trên bờ đê, già làng A Héo chỉ tay về phía xa bên kia bờ sông nói: “Cơm, áo, gạo, tiền của mỗi người dân Kon Ngo K’tu đều ở từ những cánh đồng trồng lúa, trồng bắp, trồng khoai kia. Muốn đi nhanh qua đó, chỉ có một cách là đi thuyền qua sông”.

Lao xao bãi Dừa

Đến bãi Dừa, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) không chỉ nghe những câu chuyện về dấu xưa, hồn phố cổ mà du khách còn tha hồ tận hưởng làn gió biển trong lành, thưởng thức nước dừa tươi ngọt, các món ăn hải sản hấp dẫn trong tiếng lá dừa khua lao xao chẳng khác nào bản tình ca mà tạo hóa đã ban tặng.

Từ đường Lê Trung Đình (TP.Quảng Ngãi) theo con đường trải nhựa về hướng đông chừng 9km, du khách sẽ đến bãi Dừa mát rượi. Đến đây, du khách sẽ có một cảm nhận đối lập giữa không gian thành thị và phố cổ xưa, hiểu hơn về đời sống, sinh hoạt của người dân.

Bãi Dừa nhìn từ trên cao. ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Rừng dừa nước Tịnh Khê

Sông Kinh Giang dài hơn 7km chảy qua địa phận các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), nối liền với cửa biển Cổ Lũy. Nơi đầu dòng sông Kinh thuộc xã Tịnh Khê có một rừng dừa nước được hình thành từ lâu, được người dân nơi đây ví von là "lá phổi xanh" của khu đông TP.Quảng Ngãi, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng
Mùa nắng nóng, theo con đường bờ bắc sông Trà xuôi về phía biển đến khu vực xã Tịnh Khê, không ít người sẽ choáng ngợp trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa nước. Theo những bậc cao niên, rừng dừa nước ở đây có từ xa xưa, với diện tích hàng trăm hécta. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rừng dừa nước là nơi trú ẩn của lực lượng vũ trang huyện Đông Sơn và Tỉnh đội Quảng Ngãi, chống lại những cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù vào xã Tịnh Khê và các xã lân cận.

Ở rừng dừa, có nhiều loại tôm, cá sinh sống, là điểm đến lý tưởng của nhiều người có niềm đam mê câu cá. ảnh: Đăng Sương 

Núi Giàng và miếu thờ Công thần Dương Yết

Tọa lạc gần bờ Nam sông Trà Khúc, núi Giàng và miếu thờ Công thần thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (huyện Tư Nghĩa, nay thuộc TP. Quảng Ngãi), nổi tiếng là nơi có quần thể núi đá khổng lồ. Nơi đây còn ẩn chứa nhiều nét thú vị về huyền tích một vị tướng có công khai phá vùng đất Nghĩa Hà lúc bấy giờ.
Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông nam, núi Giàng ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa (nay thuộc TP.Quảng Ngãi) nổi tiếng là thắng cảnh hùng vĩ, đầy thơ mộng.

Nhìn từ xa, núi Giàng như một chiếc nấm khổng lồ. Chiếc nấm khổng lồ ấy chính là một quần thể núi đá với các kích thước to nhỏ khác nhau. Giữa quần thể núi đá có một tảng đá khổng lồ, chiều cao chừng 30m, chiều ngang khoảng 5m, nặng hơn 250 tấn. Thế đứng của tảng đá này nằm chếch khoảng 45 độ, từ xa trông giống như con nghê đến soi mình bên dòng sông Trà.